Uống nấm linh chi có tác dụng gì? Uống nấm linh chi nhiều có tốt không?
Nấm linh chi là gì?
Nấm linh chi (có tên khoa học là Ganoderma lucidum) là loại nấm lỗ thuộc chi Ganoderma, họ Nấm lim, thường mọc ở gốc và thân của những cây lim đã chết. Nấm linh chi còn có tên gọi khác là tiên thảo, trường thọ hay vạn niên nhung, tốt cho sức khỏe, thường được sử dụng để tăng cường năng lượng, kích thích hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.
Tác dụng của nấm linh chi
Nấm linh chi được xếp vào loại thượng phẩm, có vai trò giống như một vị thuốc quý nên nó đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng giúp hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Công dụng của nấm linh chi bao gồm:
- Phòng chống ung thư hiệu quả: Chất germanium trong nấm có tác dụng giúp hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và có thể làm sản sinh các loại vitamin, khoáng chất, đạm cần thiết cho cơ thể.
- Tốt cho hệ bài tiết: Nhóm steroid có trong nấm linh chi giúp giải độc gan và hỗ trợ loại bỏ các vi khuẩn gây hại.
- Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường: Chất polysaccharide hỗ trợ làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và làm thúc đẩy quá trình tiết insulin, làm giảm đường huyết trong máu của người mắc bệnh tiểu đường.
- Tốt cho da: Nấm linh chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố, loại bỏ các sắc tố lạ trên da, làm đẹp da, hồng hào và có thể chống được các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá...
- Tốt cho hệ thần kinh: Các thành phần có trong nấm linh chi giúp làm giảm mệt mỏi, trấn tĩnh và thư giãn hệ thần kinh... Đã có nhiều người dùng nấm linh chi để điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược, stress cho hiệu quả tốt.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Dùng nấm linh chi giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch và kháng siêu vi. Trong điều trị viêm gan siêu vi thì nấm linh chi có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và lympho bào nhờ tăng chức năng sản xuất interferon trong cơ thể.
- Đối với hệ tuần hoàn: Nấm có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ cũng như làm giảm cholesterol trong máu và các thành mạch, giúp trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch...
>>> Tham khảo: Tác dụng của nấm linh chi và táo đỏ là gì? Cách tự nấu trà linh chi táo đỏ
Những người không nên dùng nấm linh chi
Việc nấm linh chi rất tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, nấm linh chi tốt với sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là với các đối tượng sau:
Người bị huyết áp thấp
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, công dụng của nấm linh chi là rất tốt, nhưng nó lại không hề tốt cho những người bị huyết áp thấp bởi các thành phần dinh dưỡng trong linh chi có thể làm giảm huyết áp, khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.
Ngoài ra, chúng còn làm hạn chế sự hình thành các màng máu, khiến máu chảy không ngừng và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân phẫu thuật
Với những bệnh nhân đang chờ phẫu thuật hoặc vừa phẫu thuật xong thì không nên sử dụng nấm linh chi bởi nó có thể sẽ làm rối loạn đông máu, gây ra loãng máu. Không chỉ vậy, nó còn khiến vết thương lâu lành và khó cầm máu hơn bình thường.
Người bị dị ứng với các thành phần trong nấm linh chi
Dị ứng là một trong những vấn đề mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Do vậy, trước khi sử dụng nấm linh chi, bạn nên đọc kỹ thành phần của sản phẩm để tránh trường hợp dị ứng.
Nam giới không nên lạm dụng nấm linh chi
Thành phần của nấm linh chi có thể làm tăng lượng testosterone của nam, tăng ham muốn tình dục, rất tốt với những người bị yếu sinh lý. Tuy nhiên, với những người đàn ông bình thường thì không nên lạm dụng nấm linh chi quá nhiều bởi nó có thể gây rụng tóc, hói đầu và mọc nhiều mụn trứng cá.
Cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Nấm linh chi có rất nhiều cách sử dụng để bồi bổ, hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp da, cụ thể như sau:
Cách 1: Dùng nước của nấm linh chi uống thay nước lọc
- Bước 1: Cho 50g linh chi cùng 1 lít nước vào ấm, đun sôi trong khoảng 35 - 40 phút (nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0,8 lít là được).
- Bước 2: Đổ hỗn hợp nấm linh chi vào bình và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, dùng để uống thay nước. Phần bã của nấm linh chi bạn vớt ra, phơi khô và nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc.
>>> Tìm hiểu thêm: Nước linh chi táo đỏ Hàn Quốc có tốt không? Có nên dùng không?
Cách 2: Uống dạng trà
- Bước 1: Nghiền nấm linh chi thành bột.
- Bước 2: Cho bột nấm linh chi vào ấm hoặc tách, hãm bằng nước sôi, ngâm khoảng 5 phút rồi uống (có thể uống cả bã).
>> Tham khảo thêm sản phẩm:
- [$SP:72954] - Giá bán: [$GIA:72954] đồng
- [$SP:72951] - Giá bán: [$GIA:72951] đồng
Cách 3: Ngâm rượu
- Cho 200g nấm linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ). Ngâm khoảng 30 ngày là có thể dùng được.
- Bạn nên uống rượu linh chi vào sau bữa ăn tối, mỗi lần khoảng 1 - 2 ly nhỏ.
Cách 4: Dùng nấm linh chi để dưỡng da
Nấm linh chi đem nghiền nhỏ, trộn với mật ong để làm mặt nạ dưỡng da.
Cách 5: Dùng nấm linh chi để nấu canh hoặc nấu súp
- Nấu linh chi để lấy nước như cách 1, sau đó lấy nước đó đem nấu canh hoặc nấu súp để ăn.
- Cách làm này sẽ giúp bạn nấu được những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi người, nhất là người mới ốm dậy hoặc người già.
Lưu ý khi sử dụng nước nấm linh chi
- Khi sử dụng nấm linh chi một thời gian dài, bạn cần cân nhắc kỹ về liều lượng để giúp chăm sóc sức khỏe được hiệu quả mà lại không gây lãng phí. Trong thời gian đầu sử dụng (khoảng 3 ngày đầu), bạn cần uống theo hướng thăm dò phản ứng của cơ thể, nên áp dụng từng liều lượng khác nhau để giúp cơ thể kịp thích nghi và đáp ứng được liều lượng thích hợp.
- Với những người bị huyết áp cao, cách tốt nhất là nên sử dụng sau ăn, dùng dạng cao nấm hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Sử dụng nấm linh chi hằng ngày có tốt không thì còn phải phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của loại nấm bạn mua. Bạn nên mua nấm ở những nơi uy tín, có nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng và nhiều năm kinh nghiệm trong nghề.
Trên đây là một số thông tin về việc uống nấm linh chi có tác dụng gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ để sử dụng sao cho phù hợp với cơ thể. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Ba kích là gì? Ba kích có tác dụng gì với phái mạnh?
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Cloramin B là gì (Chloramine B là gì)? Hóa chất Cloramin B có độc không?
Độ tuổi nào nên bổ sung nội tiết tố nữ?
Bỏ túi mẹo chăm sóc da và tóc cực đơn giản, tiết kiệm với cà phê
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe