Ăn trứng gà nhiều có tốt không? Mỗi ngày nên ăn mấy quả trứng gà?
Trứng gà là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết được hết tác dụng của trứng gà. Hơn nữa, có nhiều người rất thắc mắc liệu ăn trứng gà nhiều có tốt không? Để lý giải cho tất cả những băn khoăn trên, hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé!
Trứng gà là món ăn quen thuộc trong thực đơn của mọi gia đình, nhưng không chỉ vậy, nó còn được các chuyên gia dinh dưỡng xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” bởi có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt cao.
Hàm lượng dinh dưỡng của trứng gà
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100gr trứng gà:
- 155 calo.
- Lipid: 11gr.
- Chất béo bão hoà: 3,3gr.
- Chất béo không bão hòa đa: 1,4gr.
- Chất béo không bão hòa đơn: 4,1gr.
- Cholesterol: 373mg.
- Natri: 124mg.
- Kali: 126mg.
- Carbohydrate: 1,1gr.
- Đường thực phẩm: 1,1gr.
- Protein: 13gr.
- Canxi: 50mg.
Ngoài ra trong trứng gà chứa vitamin A, D, E, B6, omega-3... thành phần dinh dưỡng trong trứng tập trung nhiều nhất ở lòng trắng trứng. Nhờ thành phần dinh dưỡng đa dạng và hàm lượng cao như thế, chỉ với một vài quả trứng gà xuất hiện trong thực đơn hằng tuần của bạn có thể đem lại rất nhiều ích lợi cho sức khỏe.
>> Xem chi tiết: 1 quả trứng gà bao nhiêu calo?
Tác dụng của trứng gà với sức khỏe
Cung cấp dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể
Trứng gà có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biệt, nó còn là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và chứa nhiều axit amin thiết yếu mà con người cần. Chính vì vậy, nó có tác dụng đặc biệt trong việc bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, người bị suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn…
>> Tìm hiểu: Ăn uống trứng gà sống có tác dụng gì, có tốt không?
Gia tăng lượng cholesterol có lợi
Trong một quả trứng gà có tới hơn 200mg cholesterol, đây là một con số khá lớn khi hàm lượng cholesterol được khuyến cáo trong một ngày chỉ ở mức hơn 300mg. Vậy tại sao trứng gà vẫn được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên?
Lý do bởi vì không phải cholesterol nào trong thực phẩm cũng giống nhau, và không phải cholesterol nào cũng gây hại cho cơ thể. Vẫn luôn có những loại cholesterol tốt (hay còn gọi là HDL) có lợi cho cơ thể, và thật tuyệt vời là cholesterol trong trứng gà chủ yếu là những loại HDL có lợi cho việc duy trì năng lượng cho cơ thể, giúp bạn no lâu hơn cũng như có nhiều tác dụng tích cực đến hoạt động của tim mạch và các tế bào.
Giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy những ai ăn trứng gà mỗi ngày có thể giảm tới 26% nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết. Ngoài ra, những người ăn trứng gà còn giảm được 28% nguy cơ tử vong vì loại đột quỵ này cũng như giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tác dụng của trứng gà với tim mạch vốn dĩ là do hàm lượng HDL cao giúp làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, nhờ vậy, các nguy cơ về tắc mạch máu, tai biến, đột quỵ cũng được giảm thiểu không hề ít.
Ngoài ra, với trứng của con gà được nuôi trên đồng cỏ hoặc cho ăn nhiều thức ăn chứa omega-3 thì trong trứng sẽ chứa nhiều axit béo omega-3. Đây là chất giúp giảm triglyceride máu, tác nhân gây các bệnh tim mạch.
>>> Xem thêm: Trứng bắc thảo là gì? Dùng có tốt cho sức khỏe không?
Tốt cho mắt
Thị lực có xu hướng yếu dần đi trong giai đoạn lão hóa của mỗi người cũng như do tác động của các loại thiết bị kỹ thuật số như máy tính, điện thoại… Một số dưỡng chất trong thực phẩm có thể chống lại quá trình thoái hóa thị lực do lão hóa, trong số đó, nổi bật nhất là lutein và zeaxanthin. Đây cũng là hai chất có nhiều trong trứng gà.
Lutein và zeaxanthin là những chất chống oxy hóa mạnh mẽ tích tụ trong võng mạc của mắt. Các nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ đủ lượng lutein và zeaxanthin có thể giảm đáng kể nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Đây là hai vấn đề thị lực phổ biến khi một người bước vào độ tuổi lão hóa.
Lòng đỏ trứng gà chứa một lượng lớn lutein và zeaxanthin. Theo nghiên cứu, nếu bạn ăn 1/3 lòng đỏ trứng gà luộc mỗi ngày trong 4 - 5 tuần, nồng độ lutein sẽ tăng 28%, đồng thời, nồng độ zeaxanthin cũng tăng đến 114%. Ngoài ra, trứng gà cũng chứa nhiều vitamin A, đây cũng là dưỡng chất rất có lợi cho việc duy trì thị lực.
Tăng cường choline cho cơ thể
Choline là một chất dinh dưỡng mà hầu hết chúng ta thậm chí không biết nó tồn tại, tuy nhiên nó là một chất vô cùng quan trọng và thường được nhóm lại với các vitamin B. Choline được sử dụng để xây dựng màng tế bào và có vai trò tạo ra các phân tử tín hiệu trong não, cùng với các chức năng khác như chuyển hóa cholesterol trong gan, tổng hợp DNA, tạo ra acetylcholine…
Dù rất hiếm gặp nhưng tình trạng thiếu choline thường gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như gan nhiễm mỡ, tổn thương cơ. Bà bầu thiếu choline có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Trong khi đó, trứng gà là nguồn choline tuyệt vời, mỗi quả trứng chứa hơn 100mg dưỡng chất này nên việc ăn trứng gà điều độ giúp cơ thể bạn tránh khỏi nhiều nguy cơ bệnh tật do thiếu choline.
Tăng sức đề kháng
Trứng gà không chỉ bổ sung hàm lượng lớn protein, lipid lành mạnh mà còn chứa nhiều loại vitamin có lợi, vì vậy, nó là một nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phục hồi sức khỏe đặc biệt là với những người đang ốm, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể.
>>> Xem thêm:
- Học người Đài Loan cách làm trứng ngâm xì dầu
- Học Quỳnh Trần JP cách làm trứng ngâm xì dầu (nước tương) siêu ngon
Hỗ trợ giảm cân
Trứng chứa nhiều calo và protein, lipid giúp bạn nhanh no hơn, từ đó, bạn có xu hướng giảm ăn các loại thực phẩm khác. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol tốt trong trứng gà chiếm tỷ lệ cao nên ít gây tích mỡ hơn so với các loại cholesterol xấu.
Trứng gà là nguồn cung cấp protein chất lượng cao cùng với các axit amin thiết yếu. Protein là dưỡng chất tạo ra tất cả các loại mô và phân tử phục vụ cả mục đích cấu trúc và chức năng. Trứng cũng chứa tất cả các axit amin thiết yếu theo tỷ lệ phù hợp, vì vậy cơ thể bạn được trang bị tốt để sử dụng đầy đủ protein trong chúng. Cung cấp đầy đủ chất đạm cho cơ thể sẽ giúp giảm cân, tăng khối lượng cơ bắp, hạ huyết áp và tối ưu hóa sức khỏe cho xương.
Một nghiên cứu tiến hành trên 30 phụ nữ thừa cân cho biết, khi ăn trứng thay vì bánh mì vào bữa sáng, họ nhanh cảm thấy no hơn. Những phụ nữ này cũng có xu hướng ăn ít calo hơn trong 36 giờ tiếp theo. Kết quả của một nghiên cứu khác cũng khẳng định khi ăn sáng với trứng gà trong tám tuần liên tục sẽ giúp bạn giảm cân đáng kể.
>> Xem thêm: Ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì, có béo không?
Làm đẹp
Bên cạnh những tác dụng về sức khỏe bên trong, trứng gà còn là một nguyên liệu giúp chị em phụ nữ ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, trị mụn… Trong trứng gà rất giàu vitamin E, vi chất này giúp chống oxy hóa cực mạnh, ngăn ngừa các gốc tự do, các bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Hàm lượng các chất dinh dưỡng chứa trong lòng đỏ trứng như chất béo lành mạnh, chất sắt, canxi cũng như collagen có tác dụng chống da chảy xệ, xóa mờ nếp nhăn rất công hiệu.
Lòng trắng trứng gà giúp điều trị mụn hiệu quả khá tốt nhờ vào enzyme Lysozyme, enzyme này giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm sạch bã nhờn. Vitamin B2 và B3 kèm trong trứng gà giúp da mặt được kháng khuẩn và ngăn chặn quá trình hình thành mụn cám, mụn bọc trên da. Ngoài ra, lòng trắng trứng gà rất giàu albumin, là một thành phần dưỡng chất giúp làm căng da, sáng da, se khít lỗ chân lông và cung cấp độ ẩm làm cho da mềm mại, mịn màng.
>> Xem thêm: Loại bỏ mụn đầu đen vùng mũi bằng trứng gà chanh cực kì hiệu nghiệm
Ăn trứng gà nhiều có tốt không?
Có thể thấy, tác dụng của trứng gà với cơ thể là rất tốt và đa dạng. Tuy nhiên, liệu ăn trứng gà nhiều có tốt không thì chúng ta cũng cần phải xem xét thêm các yếu tố khác.
Theo như các khuyến cáo trên có thể thấy, lượng cholesterol có trong trứng gà là 470mg khi được đưa vào cơ thể có sự chênh lệch lớn so với nhu cầu hàng ngày (300mg/ngày ở người trưởng thành). Vì vậy, tốt nhất bạn không nên ăn quá 2 lòng đỏ trong 1 ngày, không ăn quá 3 lòng đỏ trong 1 tuần.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên hạn chế lòng đỏ, tăng lòng trắng trứng sẽ tốt hơn cho cơ thể. Bạn có thể sử dụng lòng trắng thoải mái vì không chứa cholesterol và cần thiết cho sự phát triển cũng như hoạt động của cơ bắp.
Nói chung, thay vì hỏi ăn trứng gà nhiều có tốt không thì bạn nên tìm hiểu ăn trứng như thế nào là vừa đủ cho từng đối tượng, điều này sẽ giúp bạn có chế độ ăn hợp lý hơn. Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà lượng trứng đưa vào cơ thể cũng khác nhau.
- Người trưởng thành nên ăn 3 - 4 quả/1 tuần.
- Trẻ em 6 - 7 tháng tuổi chỉ nên ăn 0,5 quả/1 bữa, 2 - 3 quả/ 1 tuần.
- Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi nên ăn 1 quả/1 bữa, 1 tuần tối đa 3 quả.
- Trẻ 1 - 2 tuổi nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng tối đa 4 quả/1 tuần.
- Trẻ trên 2 tuổi có thể ăn tối đa 6 trứng/1 tuần, tuy nhiên chỉ nên cho bé ăn dưới 5 quả sẽ tốt hơn.
- Người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1 - 2 lần trong một tuần
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Những thực phẩm kỵ nhau tuyệt đối không nên kết hợp
- Cách làm chả trứng hấp, chả trứng nướng ngon như quán cơm tấm
Trứng là loại thực phẩm cần thiết trong bữa ăn để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể, tuy nhiên, ăn trứng gà nhiều có tốt không còn phụ thuộc vào thể trạng và mục đích của từng người. Hy vọng rằng qua bài viết trên, không chỉ giúp bạn trả lời câu hỏi ăn trứng nhiều có tốt không mà còn mang đến cho bạn nhiều thông tin cần thiết giúp bạn có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
>>> Tham khảo thêm:
- Luộc trứng mấy phút? Cách canh thời gian luộc trứng theo từng khẩu vị
- Cách làm trứng rán bọt biển (Souffle Omelette) mềm mịn kiểu Hàn Quốc cực hot
- Trứng sống có luộc được trong lò vi sóng không?
- Trứng gà ung có ăn được không? Cách nhận biết trứng ấp dở đơn giản
- Trứng gà ngâm mật ong có tác dụng gì? Cách ngâm trứng gà mật ong
- Trứng ngỗng có tác dụng gì? Bà bầu ăn trứng ngỗng khi nào, cần lưu ý gì?
Xem thêm
Ba kích là gì? Ba kích có tác dụng gì với phái mạnh?
Chỉ số SpO2 bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là thấp cần thở máy?
Cloramin B là gì (Chloramine B là gì)? Hóa chất Cloramin B có độc không?
Độ tuổi nào nên bổ sung nội tiết tố nữ?
Bỏ túi mẹo chăm sóc da và tóc cực đơn giản, tiết kiệm với cà phê
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Uống mật ong với nước ấm vào buổi sáng có tác dụng gì? Uống hàng ngày có tốt không?
Nhóm máu A là nhóm máu gì? Đặc điểm và cách nhận biết nhóm máu A
Ăn bí đỏ có tốt không? Khám phá tác dụng của bí đỏ đối với sức khỏe