Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Lâu nay chúng ta thường nghe đến những sản phẩm có tác dụng chống tia UV hoặc ứng dụng công nghệ UV để khử trùng... Vậy rốt cuộc tia UV là gì? Có lợi hay có hại? Nếu bạn đang có chung băn khoăn này thì hãy cùng VnAsk tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>> Bạn có biết: Chỉ số BMI là gì? Công thức tính chỉ số cân nặng chiều cao chuẩn cho nam và nữ
Tia UV là gì?
Tia UV (tên tiếng Anh: Ultra Violet) hay còn có những tên gọi khác như tia tử ngoại hay tia cực tím, thực chất là sóng điện từ có sẵn trong ánh sáng mặt trời, bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng lại dài hơn bước sóng của tia X. Cụm từ "tia cực tím" là bên trên của màu tím, sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường con người có thể nhìn thấy. Bởi vì bước sóng của tia UV vượt ngoài bước sóng của màu tím nên các tia UV là loại tia vô hình với mắt người. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia gồm:
- Vùng tử ngoại gần là vùng có bước sóng từ 380 - 200nm.
- Vùng tử ngoại xạ (hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không) là vùng có bước sóng từ 200 - 10nm.
Dựa vào bước sóng mà người ta thường phân loại tia UV thành 3 loại đó là:
- Tia UVA có bước sóng từ 400 - 320nm, còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen. Tia UVA chiếm khoảng 95% tia cực tím chiếu xuống mặt đất. Tia UVA không bị lớp ozon hấp thụ nên có mặt bất cứ lúc nào ánh sáng ban ngày xuất hiện, bất kể khi trời mây hay trời nắng.
- Tia UVB có bước sóng 320 - 290nm, còn được gọi là sóng trung. Tia UVB cũng xuất hiện quanh năm nhưng bị lớp ozon hấp thụ phần lớn. Bên cạnh đó, cường độ của tia UVB sẽ thay đổi tùy theo vị trí địa lý, mùa trong năm và thời gian trong ngày. Tia UVB hoạt động mạnh mẽ hơn ở những nơi có khí hậu nắng nhiều như các vùng nhiệt đới, cận xích đạo.
- Tia UVC có bước sóng ngắn hơn 290nm, còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng. UVC thường không xuất hiện bởi đã bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Tính chất tia tử ngoại là một loại sóng điện từ vừa có lợi lại cũng vừa có nhiều tác hại đến sức khỏe con người. Ở lượng vừa phải, tia UV có thể kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D tốt hơn hoặc được sử dụng trong việc tiệt trùng, diệt khuẩn... Nhưng mặt khác, thời điểm cường độ tia UV quá cao có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến cơ thể.
Tác dụng của tia UV
Như trên đã nói, với cường độ vừa phải, tia UV đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể và được ứng dụng vào nhiều sản phẩm gia dụng, chăm sóc sức khỏe.
- Tổng hợp vitamin D cho cơ thể: Tác dụng lớn nhất mà tia UV đem lại cho cơ thể đó là thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Vitamin D là một loại vitamin quan trọng hỗ trợ cơ thể trong quá trình hấp thu canxi giúp xương và răng chắc khỏe hơn. Vitamin D có 2 dạng là vitamin D2 và vitamin D3. D2 có trong thực vật và D3 được tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV). Các chuyên gia dinh dưỡng và da liễu cho rằng việc tổng hợp vitamin D qua tiếp xúc với ánh nắng mới là cách tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng không phải ánh sáng mặt trời lúc nào cũng có thể giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chỉ ánh sáng mặt trời cường độ thấp vào buổi sáng sớm (từ 5 - 7 giờ sáng) mới đủ an toàn để da có thể hấp thụ.
- Làm chậm sự phát triển của các tế bào da: Tia UV thường được ứng dụng vào điều trị bệnh vảy nến (bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa và xuất hiện vảy) bởi nó có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào da.
- Khử trùng, tiệt trùng: Tia UV bước sóng ngắn có khả năng tiêu diệt các vi sinh vật như vi khuẩn, virus theo cơ chế xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, làm phá hủy DNA, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng. Chính vì vậy nên hiện nay, việc sử dụng tia UV diệt khuẩn đang được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm gia dụng hằng ngày như đèn UV, máy lọc nước, máy sấy - khử trùng bát đĩa, máy tiệt trùng bình sữa...
>>> Xem thêm: Máy sấy bát đĩa loại nào tốt nên mua nhất?
Tác hại của tia UV
Mặc dù có nhiều tác dụng tích cực khi ứng dụng tia tử ngoại một cách hợp lý, tuy nhiên, về cơ bản, tia UV mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày thường mang đến những tác hại không nhỏ cho cơ thể, đặc biệt là cho da và mắt.
- Gây đen da, cháy nắng: Các bức xạ tử ngoại UVB có thể đi xuyên qua tầng ozon (mặc dù cũng đã được lọc bớt một phần), hiện nay UVB chiếm khoảng 3% trong số các tia UV do mặt trời tỏa ra và đi xuống đến bề mặt Trái Đất. Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa melanin - sắc tố da làm cho da trở nên đen sạm, rám nắng.
- Gây lão hóa da, hình thành vết nhăn và thâm nám trên da: Tia UV gây đứt gãy liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, làm chậm quá trình tái tạo tế bào da khiến da bị lão hóa nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài mà thiếu đi sự bảo vệ sẽ khiến cho da dần bị bào mòn, các tế bào melanin tăng sinh quá mức làm hình thành các vết thâm nám trên da gây mất thẩm mỹ, thiếu tự tin trong giao tiếp.
- Tăng nguy cơ ung thư da: Tia UV có khả năng phá hủy liên kết giữa các tế bào da, gây ra các dạng đột biến. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã... Tuyến giáp và tuyến vú cũng chịu tác động nhiều của tia UV, tuy nhiên, mức độ nhiễm tia UV của các tuyến này hiện vẫn đang được nghiên cứu.
- Làm tổn thương mắt, gây ra nhiều bệnh về mắt: Giác mạc của chúng ta sẽ phải hấp thu hầu hết các bức xạ UV khi chúng ta tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ đó gây nên các hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng, viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng thịt (một mô thịt phát triển hình tam giác hoặc hình cánh trên giác mạc, thường xuất hiện ở góc trong hoặc góc bên ngoài của mắt)…
- Ức chế hệ miễn dịch: Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, việc cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu kéo dài đến 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng. Nếu tình trạng này lặp đi lặp lại lâu dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch, khiến khả năng miễn dịch của con người trở nên yếu đi.
Có thể thấy rằng, tia UV hay tia tử ngoại, tia cực tím... gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như ngoại hình của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể ngăn ngừa những tác hại của tia UV đối với da và mắt bằng các biện pháp như:
- Bôi kem chống nắng hoặc sử dụng viên uống chống nắng trước khi ra ngoài trời.
- Mặc áo, găng tay chống nắng, đeo khẩu trang, sử dụng ô chống UV và mắt kính chống tia UV khi đi ngoài trời nắng.
- Không ở ngoài nắng quá lâu, đặc biệt là các khung giờ mà tia tử ngoại đang ở mức cực đại (từ 9h - 15h hằng ngày).
>>> Xem thêm: Cách đối phó với tia cực tím những ngày nắng nóng
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được về tia UV cũng như lợi ích và tác hại của nó rồi phải không? Hy vọng rằng, với việc hiểu đầy đủ và chính xác về loại tia này, bạn sẽ có những biện pháp chủ động và hiệu quả hơn để giảm thiểu tác động của nó đối với cơ thể. Ngoài ra, để tìm mua những sản phẩm có tác dụng chống tia UV hay các loại máy gia dụng ứng dụng công nghệ UV tại , hãy liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Top 6 găng tay chống nắng nam nữ giá rẻ ngăn tia UV cực tốt
- Đánh giá máy bắt muỗi và diệt côn trùng UV Mosclean Violeds
- Mùa đông có cần bôi kem chống nắng không?
- Review máy khử khuẩn bỏ túi HoMedics SAN-PH100
- Tìm hiểu cơ chế hoạt động của bình điện phân phun sương diệt khuẩn Ultty SKJ-CRS01
- Đánh giá máy khử khuẩn bằng tia UV HoMedics SAN-B100
- Bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có phải do vi khuẩn Whitmore gây ra?
Xem thêm
Ác mộng là gì? Ngủ hay nằm mơ thấy ác mộng là bị làm sao, bệnh gì?
Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh gì? Hình ảnh, các loại, cách nhận biết
Nên uống Vitamin tổng hợp vào lúc nào tốt nhất trong ngày
Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Xuyên tâm liên là cây gì? Cây xuyên tâm liên có tác dụng gì?
Rong nho là gì? Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe như thế nào?
Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
Cách làm siro húng chanh trị ho tiêu đờm cho bé