Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
Nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm là những chứng bệnh mà đa số chị em khi mang thai rất dễ gặp phải. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng cũng như thai nhi nhưng những chứng bệnh trên vẫn khiến cho các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, stress, ảnh hưởng đến cuộc sống. Vì vậy, để giúp chị em trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh và vui vẻ, trong bài viết này VnAsk sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc: Khi mang bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm cần làm gì?
Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
Nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm là những biểu rất bình thường mà đa số phụ nữ khi mang thai đều có thể sẽ phải trải qua. Bên cạnh nguyên nhân đến từ việc sức đề kháng yếu đi khiến phụ nữ mang thai dễ bị cảm cúm, cảm lạnh, mẫn cảm với các dị nguyên trong không khí… thì còn một nguyên nhân khá phổ biến nữa, đó là do chứng viêm mũi thai kỳ.
Viêm mũi thai kỳ thường xuất hiện ở tháng thứ 2 và có thể trở nặng trong những tháng cuối khi mang bầu. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do lượng estrogen tăng cao trong quá trình mang thai khiến lưu lượng máu trong cơ thể cũng tăng, các mạch máu nhỏ trong khoang mũi sưng lên, cơ thể gia tăng tiết dịch nhầy tạo thành đờm gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm.
Để khắc phục tình trạng ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi khi mang thai, cách tốt nhất chính là loại bỏ dịch đờm ra khỏi cơ thể để đường thở trở nên thông thoáng. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều này.
Rửa mũi, hút dịch mũi
Dịch nhầy, đờm là những nguyên nhân chính gây ra nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sử dụng các loại bình rửa mũi, máy hút mũi chuyên dụng kết hợp với nước muối sinh lý để làm sạch mũi. Nước muối có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm được các loại máy hút dịch, bình rửa mũi bơm trực tiếp vào khoang mũi-họng sẽ làm loãng các dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài.
Khi các triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, ho có đờm đang ở tình trạng nặng, bạn có thể tiến hành rửa mũi 2 - 3 lần/ngày. Sau đó, khi các triệu chứng đã có thay đổi tích cực, bạn hãy giảm tần suất xuống còn 1 lần/ngày để tránh làm tổn thương và khô niêm mạc mũi.
>> Tìm hiểu: Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
Súc miệng bằng nước muối
Tai-mũi-họng là ba bộ phận liên thông với nhau, vì vậy, khi bạn súc miệng bằng nước muối có thể ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công khoang miệng và ngược lại. Đối với chị em phụ nữ bị nghẹt mũi khi mang thai, tốt nhất nên sử dụng nước muối ấm súc miệng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
Xông hơi mũi họng
Tuy chỉ mang tính tạm thời nhưng việc xông hơi mũi họng có thể làm giảm khá nhanh tình trạng ngạt mũi, sổ mũi, làm loãng đờm dãi trong cổ họng và còn đem đến cảm giác dễ chịu, giảm bớt căng thẳng cho người đang mang thai. Để tăng hiệu quả, các bà bầu có thể kết hợp xông bằng máy khí dung và sử dụng thêm một số loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu chanh, bưởi, tinh dầu sả, tinh dầu khuynh diệp...
>> Tham khảo:
- Báo giá máy thở khí dung cập nhật mới nhất, rẻ nhất
- Cách xông mũi tại nhà đúng cách và những lưu ý khi xông mũi họng
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng tác động rất nhiều đến sức khỏe hệ hô hấp khi mang thai. Để làm giảm nhanh các triệu chứng ho có đờm, sổ mũi, nghẹt mũi, phụ nữ khi mang thai hãy chú ý những vấn đề sau:
- Uống nhiều nước: Nước có thể giúp làm lỏng các dịch đặc ở mũi, mẹ bầu nên uống nước ấm, hoặc nước ấm pha với chanh và mật ong.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả có chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng.
- Tránh ăn cay: Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt sẽ kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn, do đó, phụ nữ mang bầu bị ngạt mũi càng nên hạn chế đồ cay nếu không muốn tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
- Kê cao gối khi nằm để dễ thở hơn khi ngủ và nghỉ ngơi.
- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm, nhất là lúc ngủ, để giảm bớt cảm giác khó chịu do tình trạng ngạt mũi, sổ mũi gây ra.
- Luyện tập thể thao, vận động nhẹ nhàng cũng giúp làm dịu cơn ngạt mũi. Tuy nhiên, mẹ nên tránh tập luyện ngoài trời bởi không khí ô nhiễm rất dễ khiến đường hô hấp bị kích ứng.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí trong nhà, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, mùi bia rượu, bụi bẩn...
Chữa nghẹt mũi khi mang thai bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh những biện pháp trị ngạt mũi cho bà bầu ở phần trên chúng tôi đã giới thiệu, bạn đọc có thể kết hợp áp dụng những mẹo dân gian dưới đây để việc chữa trị đạt hiệu quả tốt hơn. Ưu điểm của các phương pháp này là sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, có thể dễ dàng tìm mua với giá rất rẻ lại an toàn cho bà bầu.
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu bằng cây hương nhu
Ít ai biết rằng hương nhu là một trong những loại dược liệu thường mặt có trong bài thuốc điều trị cảm mạo của Đông y. Loại cây này không có độc, tính ôn, vị cay, kinh vào tạng phế, phủ vị giúp khai thông phế khí và bài trừ đàm. Người bị ngạt mũi khi mang thai có thể dùng hương nhu để điều trị hiệu quả. Khi sử dụng hương nhu, bạn phải chọn loại màu tím mới có thể dùng làm thuốc, không chọn loại hương nhu trắng bởi loại này chỉ sử dụng làm tinh dầu.
Cách dùng: Lá hương nhu sau khi phơi khô thì nghiền hoặc xay nhỏ ra. Sau đó đổ nước nóng ngâm khoảng 5 - 10 phút rồi uống. Liều dùng khoảng 8 gram/ngày.
Giảm nghẹt mũi khi mang thai bằng chanh
Sở dĩ chanh có thể chữa ngạt mũi vì trong chanh có chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể và làm giảm tiết dịch nhầy trong phế quản. Chanh pha cùng đường phèn là một trong những mẹo chữa ngạt mũi cho bà bầu cực an toàn mà dễ thực hiện.
Cách dùng: Pha 1 nửa quả chanh cùng với đường phèn và nước ấm vừa đủ, uống mỗi ngày sau khi ăn.
Bên cạnh những cách trên, vẫn còn khá nhiều mẹo dân gian khác mà bạn có thể áp dụng như: Ăn cháo hành với lá tía tô, kinh giới, chanh muối, quất mật ong, trà gừng, cháo táo đỏ bí ngô đường phèn, cháo gà…
>> Có thể bạn quan tâm: Cách ngâm chanh đào mật ong đường phèn chữa ho hiệu quả
Có nên dùng thuốc trị ngạt mũi cho bà bầu?
Khá nhiều chị em thường có thói quen tới hiệu thuốc mua thuốc uống khi gặp những vấn đề về sức khỏe như: Ho, sốt, sổ mũi, ngạt mũi… Tuy nhiên, thời gian mang thai là khi cơ thể phụ nữ gặp rất nhiều thay đổi, dùng thuốc sai cách có thể đem đến những hiểm họa khôn lường cho sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu mang thai, khi chưa nhận được chỉ định từ phía bác sĩ.
Nếu đã áp dụng những cách trên mà tình trạng ngạt mũi không đỡ hơn, bạn nên đi thăm khám để bác sĩ kê toa thuốc phù hợp và an toàn. Bên cạnh đó, còn một số lưu ý khác khi dùng thuốc bà bầu cần lưu ý:
- Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
- Thuốc dạng xịt thường chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bạn sử dụng dưới dạng uống.
Bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm thường sẽ dẫn tới nhiều bất tiện, ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tinh thần, vì vậy cần chú ý điều trị đúng cách để có thể thoải mái trong suốt thai kỳ. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc phần nào hiểu rõ vấn đề này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khách về chăm sóc sức khỏe hô hấp cho bà bầu bằng cách truy cập vào hoặc liên hệ hotline dưới đây:
>> Tham khảo thêm:
- Bà bầu khó thở khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?
- Quan hệ khi mang thai có nguy hiểm không? Cách quan hệ an toàn khi mang thai
- Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?
- 5+ máy hút mũi tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- Ho khan là gì? Ho khan là ho như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị ho khan
Xem thêm
Than hoạt tính là gì? Than hoạt tính có tác dụng gì, có độc không?
Cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô mang lại hiệu quả
Khô mũi là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để tránh khô mũi mùa đông, trời hanh?
Cách chăm sóc "cô bé" thơm tho, làm hết thâm và se khít sau sinh
Cách làm muối chườm bụng sau sinh giúp giảm mỡ an toàn, hiệu quả
Dây mini band là gì? Các bài tập với dây kháng lực mini band hiệu quả nhất
Selen là chất gì? Những tác dụng của Selen với cơ thể
Kegel là gì? Tập kegel có tác dụng gì cho nam và nữ?
Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu có nên ăn vải?