Selen là chất gì? Những tác dụng của Selen với cơ thể

Selen là chất gì? Những tác dụng của Selen với cơ thể

Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu có thể ngăn chặn những rối loạn chuyển hoá, góp phần xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. So với các chất khoáng khác, Selen còn có thể làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống một số bệnh mãn tính.

1. Tác dụng tuyệt vời của Selen

1.

Chống lão hóa

Các hoạt động sống hàng ngày như: Ăn uống, hút thuốc, stress, môi trường ô nhiễm… làm sản sinh và tích lũy các gốc tự do trong cơ thể. Nó gây tổn thương màng tế bào, DNA, và là nguyên nhân chính của quá trình lão hóa và sự phát triển của bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim…

Selen sẽ hoạt động như một chất chống oxy hóa, vô hiệu quá các gốc tự do thông qua việc nhường điện tử để vô hiệu hóa chúng.

Khử độc

Selen có khả năng liên kết với các kim loại nặng (thủy ngân, chì, Asen, Cadimi…) cùng với một loại protein đặc biệt làm mất tác dụng của các kim loại này và tăng cường đào thải chúng theo đường nước tiểu.

Ngoài ra, Selen còn đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch. Việc thiếu Selen trong chế độ ăn lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ suy giảm miễn dịch, viêm khớp, hen suyễn, đục thủy tinh thể…

Selen có tác dụng gì?

Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn

Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 0,05 – 0,10mg selen. Đối với những người khỏe mạnh và có một chế độ ăn uống cân bằng sẽ nhận được đầy đủ Selen cho cơ thể. Nhưng ở những người hút thuốc lá, uống rượu, dùng thuốc ngừa thai… thì lượng selen trong cơ thể có thể bị hạ thấp. Một số bệnh cũng có thể gây cản trở sự hấp thu Selen như: bệnh Crohn, bệnh viêm loét đại tràng, người mới phẫu thuật…

Selen giúp hoạt hóa hormon tuyến giáp

Selen có trong thành phần của iodothyronin deiodinaSelen có liên quan đến tổng hợp hormon triiodothyronin (T3) từ thyroxin (T4). Cộng đồng dân cư sống trong những vùng thường xuyên thiếu Selen thì có thể thiếu cả iốt, do đó Selen cần phải được cung cấp đầy đủ để phòng bệnh tuyến giáp, đặc biệt là cung cấp đầy đủ cho trẻ em.

Giúp giảm triệu chứng hen suyễn

Các nghiên cứu quan sát đã chứng minh rằng bệnh nhân bị hen mạn tính có thể có nồng độ Selen trong máu thấp hơn. Theo các nghiên cứu, khi những người bị hen suyễn uống bổ sung Selen, họ gặp ít triệu chứng liên quan đến hen hơn so với những người dùng giả dược.

Có thể giúp tăng khả năng sinh sản

Selenium là cần thiết cho sự di chuyển của tinh trùng và cũng làm tăng lưu lượng máu, hai thành phần chính liên quan đến thụ thai và đánh bại vô sinh. Selen được kết hợp trong màng ty thể của tinh trùng và có thể ảnh hưởng đến hành vi và chức năng của tinh trùng khi chúng di chuyển qua âm đạo.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng Selen có thể làm giảm nguy cơ sẩy thai, nhưng vào thời điểm này, nhiều nghiên cứu về bổ sung Selen đã được dành riêng cho vô sinh ở nam giới hơn là ở phụ nữ

2. Liều lượng tiêu thụ Selen an toàn mỗi ngày

2.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA, liều lượng tiêu thụ Selen an toàn mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi của bạn, việc bổ sung đúng liều lượng là cần thiết, vì thừa Selen cũng dần đến các tác hại cho cơ thể:

  • Trẻ em từ 1 - 3 tuổi: 20mcg/ngày
  • Trẻ em từ 4 - 8 tuổi: 30mcg/ngày
  • Trẻ em từ 9 - 13 tuổi: 40mcg/ngày
  • Từ 14 tuổi trở lên: 55mcg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 60mcg ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 70mcg/ngày

3. Nguồn thực phẩm chứa Selen

3.

Selen có mặt trong các loại cá (cá thu, cá ngừ, cá cơm, cá trích, cá chỉ vàng, cá hồi, cá mòi) trong đó cá biển có nhiều Selen hơn cả. Selen cũng có ở động vật có vỏ (hàu, sò điệp, tôm hùm), trong nấm, lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt hướng dương, quả hạch, men bia, mầm lúa….

Selen là chất gì? Những tác dụng của Selen với cơ thể