Bà bầu khó thở khi mang thai có phải hiện tượng bất thường?
Mang thai là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui chuẩn bị chào đón một thành viên mới, chị em phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó có tình trạng khó thở. Vậy bà bầu khó thở khi mang thai do đâu? Có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục như thế nào? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp qua những chia sẻ dưới đây.
Xem thêm: Sau khi quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất 1, 2 tuần đầu
Bà bầu bị khó thở có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?
Giải pháp cho bà bầu khó thở khi mang thai
Nguyên nhân bà bầu khó thở khi mang thai
Khó thở khi mang bầu không phải tình trạng hiếm gặp. Chị em có thể bị khó thở bất kỳ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt là về đêm hoặc khi nằm. Vậy có những nguyên nhân nào khiến bà bầu khó thở?
Nguyên nhân mẹ bầu khó thở tháng đầu
Khi bắt đầu mang thai, cơ hoành (dải mô cơ ngăn cách giữa tim, phổi với bụng) tăng lên, làm thay đổi quá trình hít thở của mẹ bầu, dẫn đến tình trạng khó thở. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ hormone progesterone trong cơ thể khi mang bầu khiến chị em phải thở nhanh hơn, nhiều hơn để lấy đủ dưỡng khí cho thai nhi.
Nguyên nhân bà bầu khó thở 3 tháng cuối
Kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi và tử cung phát triển mạnh, gây áp lực lên cơ hoành, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn, đặc biệt là 3 tháng cuối. Không những vậy, ở giai đoạn này, lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên, tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển máu trong cơ thể đến thai nhi, khiến mẹ cảm thấy mệt và gặp khó khăn khi hít thở.
Sự phát triển của thai nhi và tử cung khiến mẹ bầu khó thở
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân liên quan đến cơ hoành, tử cung, thai nhi, hormone, lượng máu, bà bầu khó thở khi mang thai còn có thể do:
- Bệnh hen suyễn: Tình trạng khó thở sẽ nghiêm trọng hơn khi mẹ bầu bị hen suyễn trong quá trình mang thai.
- Bệnh cơ tim chu sản: Cơ tim chu sản là một dạng của bệnh suy tim, có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh. Khi mắc bệnh này, bà bầu có thể gặp các triệu chứng như sưng mắt cá chân, hạ huyết áp, tim đập nhanh, mệt mỏi, khó thở… Nhiều chị em lầm tưởng những triệu chứng này là dấu hiệu của việc mang thai nên không điều trị kịp thời, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Bệnh thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi xảy ra khi huyết khối bị kẹt trong động mạch phổi, làm ảnh hưởng đến quá trình hít thở. Nếu không được khắc phục kịp thời, bà bầu sẽ cảm thấy khó thở, ho, đau ngực…
- Tăng tích nước trong cơ thể: Tăng tích nước trong cơ thể khiến nhiều chị em bị phù nề khi mang thai. Nếu tình trạng này xảy ra, chị em có thể bị xoang mũi, khó thở…
- Thiếu máu: Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ cần nhiều sắt hơn bình thường để có thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu mang oxy đi nuôi dưỡng thai nhi và các cơ quan khác trong cơ thể. Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, cơ thể bà bầu sẽ phải làm việc nhiều hơn mức bình thường để lấy đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng khó thở.
Thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây ra tình trạng khó thở khi mang thai
Bà bầu bị khó thở có ảnh hưởng gì không? Có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, nhìn chung, tình trạng khó thở, thở nhanh khi mang thai thường không gây hại đến mẹ và thai nhi. Bà bầu chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống khoa học, đi lại nhẹ nhàng, hạn chế làm việc nặng, quá sức là có thể cải thiện tình hình. Tuy nhiên, chị em cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu bị khó thở kèm theo các triệu chứng sau đây:
- Bị hen suyễn nặng.
- Thở gấp, tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao kéo dài.
- Đau tức ngực hoặc đau khi thở.
- Ho liên tục, kéo dài kèm theo sốt, ớn lạnh, thở khò khè.
- Các ngón chân, tay, môi chuyển sang màu xanh, tím tái.
- Bị mắc các bệnh mãn tính khác.
Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ nếu bị khó thở kèm theo triệu chứng tim đập nhanh, nhịp tim tăng cao kéo dài
Giải pháp cho bà bầu khó thở khi mang thai
Để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai, chị em có thể áp dụng những phương pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng: Khi mang bầu, chị em nên hạn chế làm việc nặng và nghỉ ngơi thường xuyên hơn, nhất là khi có biểu hiện khó thở.
- Thay đổi tư thế: Việc thay đổi tư thế phù hợp sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn. Ví dụ, chị em nên giữ thẳng lưng khi ngồi hoặc đứng để phổi có khoảng không, từ đó tiếp nhận oxy dễ dàng hơn. Trong trường hợp bà bầu bị khó thở khi nằm về đêm thì có thể chèn gối vào lưng và phần thân trên, tránh để thai nhi gây áp lực lên phổi. Ngoài ra, việc chọn tư thế nằm nghiêng sang trái để tử cung không đè lên động mạch cũng là cách giúp bà bầu cải thiện tình trạng khó thở. Xem thêm: Tư thế ngủ cho bà bầu tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Vận động nhẹ nhàng: Nếu thường xuyên bị khó thở khi mang bầu, chị em nên thực hiện các bài tập thở hoặc vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp điều hòa nhịp tim, cải thiện nhịp thở.
- Sử dụng máy tạo oxy: Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế… có thể giúp bà bầu dễ thở hơn, nhưng chỉ thực sự hiệu quả khi tình trạng khó thở ở mức độ nhẹ. Nếu mẹ bầu bị khó thở nặng kèm theo những biểu hiện như tim đập nhanh, không đều; hồi hộp không rõ nguyên nhân; đánh trống ngực, đau tức ngực; tím tái; cảm thấy yếu dần khi tim đập nhanh; khó thở cả khi nghỉ ngơi, khi nằm, khó thở vào ban đêm… thì bên cạnh việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, chị em nên trang bị cho mình 1 chiếc máy tạo oxy. Máy tạo oxy là một thiết bị y tế, có khả năng mang đến nguồn oxy tinh khiết với nồng độ 90% trở lên. Có sự hỗ trợ của thiết bị này, mẹ bầu sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó thở.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Thiếu oxy trong máu có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị?
- Oxy y tế là gì? Khi nào cần sử dụng oxy y tế?
- Máy tạo oxy loại nào tốt: Yuwell, Philips hay iMedicare?
- Khi nào nên uống sữa bầu? Uống sữa bầu vào tháng thứ mấy?
- 3 Cách chưng yến cho bà bầu giúp bổ máu, đẹp da, ngủ ngon giấc
- Top thực phẩm giàu canxi cho bà bầu, giúp bé luôn khỏe mạnh
- Bà bầu uống omega 3 được không? Omega 3 nào tốt cho bà bầu?
- Thai giáo là gì? Những điều mẹ bầu cần biết về thai giáo giúp con thông minh
- Cách làm rượu gừng nghệ hạ thổ cho bà đẻ chăm sóc da sau sinh
- Bqđ là gì? Cắt bqđ là gì? Tại sao phải cắt bqd?
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách khắc phục tình trạng bà bầu khó thở khi mang thai. Nếu có nhu cầu mua máy tạo oxy, Quý khách vui lòng truy cập vào website hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ và hotline dưới đây:
Xem thêm
Giờ làm việc của VNVC và địa chỉ chi nhánh VNVC gần nhất
Melanin là gì? Melanin có phải là yếu tố gây nám da không?
Cách tẩy nốt ruồi tại nhà nhanh, đơn giản, không để lại sẹo
Uống nước dừa có tác dụng gì? Uống nước dừa nhiều có tốt không?
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Uống bột sắn dây có tốt không? 7 tác dụng của bột sắn dây với sức khỏe
Cách dùng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ răng, nướu
Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Các bài tập Kegel nam đúng cách cải thiện chứng yếu sinh lý hiệu quả