Khô mũi là biểu hiện của bệnh gì? Làm thế nào để tránh khô mũi mùa đông, trời hanh?
Khô mũi có phải là một bệnh không? Hay đó là biểu hiện của một bệnh lý nào khác? Làm thế nào để tránh được khô mũi khi thời tiết đang dần chuyển lạnh? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Khô mũi là biểu hiện của bệnh gì?
Khô mũi không phải là một bệnh mà nó là biểu hiện của một số bệnh đường hô hấp. Mặc dù nó không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, mức độ làm việc, sự tập trung của người bị chứng khô mũi.
Khi bị bệnh, người bệnh sẽ có biểu hiện mũi bị khô, ngạt mũi, rát mũi, thậm chí nhiều trường hợp còn bị chảy nước mũi. Các hiện tượng này xảy ra là do lớp niêm mạc mũi mỏng, rất dễ tổn thương. Vào mùa khô lạnh, độ ẩm trong không khí giảm, mũi chịu ảnh hưởng trực tiếp, làm lớp mao mạch bên trong niêm mạc bị khô và đau, niêm mạc mũi bị kích ứng lâu ngày sẽ làm teo các tuyến tiết dịch nhầy ở niêm mạc, làm hạn chế tiết dịch mũi và gây khô rát mũi.
Ngoài ra, chứng khô mũi cũng là di chứng của các chấn thương mạnh hoặc biểu hiện của nhiều loại bệnh về hô hấp khác như: Viêm mũi cấp, viêm mũi vận mạch, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, lệch vách ngăn, khối u trong mũi, viêm xoang mũi, xuất huyết mũi...
>> Tham khảo thêm: Nước mũi từ đâu ra? Màu nước mũi cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mũi bị khô rát, trong đó, đa số là do ảnh hưởng của các căn bệnh hô hấp. Ngoài ra còn các nguyên nhân như:
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thời tiết trở lạnh, hanh khô là thủ phạm chính khiến người bệnh bị khô mũi vào mùa đông.
- Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài.
- Có rất nhiều công việc dễ khiến bạn dễ bị khô mũi hơn, ví dụ như: Các công việc văn phòng, tài xế lái xe làm việc trong môi trường điều hòa, không khí khô làm ảnh hưởng đến tình trạng khô mũi. Ngoài ra, những môi trường có chứa hóa chất độc hại, rác thải hay khói bụi công nghiệp cũng là tác nhân khiến tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thường xuyên ở trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài có thể khiến cho hormone trong cơ thể bạn thay đổi, dẫn đến tình trạng khô mũi khó thở.
- Tiếp xúc trực tiếp với một số loại chất kích thích như khói thuốc lá, khí thải cũng khiến cho mũi bạn trở nên khô rát hơn.
Mũi bị khô có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt như thế nào?
Khô mũi là biểu hiện của một số bệnh hô hấp, không phải là bệnh quá nghiêm trọng, không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bất kỳ biểu hiện bất thường nào cũng có thể kéo theo một số ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của bạn như: Stress, mất ngủ, chảy máu mũi, cơ thể mệt mỏi, mất tập trung khi học tập và làm việc…
Bên cạnh đó, nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị, một số bệnh hô hấp có thể biến chứng nặng hơn thành mãn tính hoặc các bệnh nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa… khiến cho tình trạng khô mũi trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu mũi thường xuyên gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong.
Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng mũi bị khô rát, bạn nên đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị khô mũi mà chúng tôi gợi ý dưới đây để cải thiện tình trạng này.
Cách điều trị khi bị khô mũi
Sử dụng dầu dừa
Trong dầu dừa có rất nhiều các loại tinh chất giúp khử trùng, diệt vi khuẩn cũng như cung cấp một lượng ẩm dồi dào, vì vậy nó có thể sử dụng như một loại “dưỡng ẩm” cho mũi. Chỉ cần nhỏ 1 - 2 giọt dầu dừa vào mỗi bên mũi mỗi ngày một lần, các tinh chất trong dầu dừa sẽ cung cấp độ ẩm giúp niêm mạc mũi mềm hơn, lấp đầy khoảng trống giữa các tế bào khô, giúp giảm bớt tình trạng khô rát mũi.
Ngoài dầu dừa bạn có thể sử dụng các loại dầu khác như dầu olive, dầu mè, vitamin E...
Xịt rửa, hút mũi
Xịt rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là một phương pháp thường được sử dụng khi bị khô mũi do các bệnh hô hấp. Bằng cách này, cách bụi bẩn, tế bào chết trong khoang mũi sẽ được đẩy ra ngoài, kèm theo đó, nước muối sẽ góp phần diệt khuẩn và tạo ra một lớp màng ẩm giúp niêm mạc mũi trở nên mềm hơn.
Bạn nên sử dụng các loại bình rửa mũi chuyên dụng để thực hiện phương pháp này nhằm đạt được kết quả tốt nhất cũng như không làm tổn thương niêm mạc mũi. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các loại nước xịt mũi chuyên dụng được bán tại các nhà thuốc trong ngày nhằm duy trì độ ẩm cho mũi.
>> Xem chi tiết: Hướng dẫn sử dụng bình rửa mũi đơn giản, đúng cách và đảm bảo an toàn
Xông hơi
Đây là một trong số những cách đơn giản nhất để chữa khô mũi, đặc biệt là khi bị khô mũi vào mùa đông. Phương pháp này giúp cung cấp một lượng ẩm lớn cho mũi, làm dịu phần dịch nhầy bị khô trong khoang mũi, giúp niêm mạc mũi mềm mại hơn, giảm bớt cảm giác đau rát.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước nóng lớn, trùm khăn kín đầu và hít hơi nước từ bát trong 10 phút. Bạn có thể kết hợp sử dụng một số loại tinh dầu như tinh dầu khuynh diệp, hoa hồng… để tăng thêm tác dụng. Bên cạnh cách xông mũi truyền thống, bạn có thể sử dụng máy xông mặt loại có bầu xông mũi để tăng cường khả năng khuếch tán hơi, tinh dầu tốt hơn.
Sử dụng máy khí dung
Tương tự với phương pháp rửa mũi, trong trường hợp người bệnh bị khô mũi do tác động của các loại bệnh hô hấp thì sử dụng máy khí dung là một biện pháp khắc phục nhanh vấn đề này.
Máy khí dung giúp đưa thuốc vào cơ thể theo dạng hơi sương làm cho thuốc thẩm thấu nhanh hơn, tác dụng sâu hơn. Bên cạnh đó, các tinh thể nước khi đi qua khoang mũi sẽ giúp làm sạch cách bụi bẩn, lấp đầy các khe hở giữa các tế bào niêm mạc bị khô, tạo độ ẩm và làm mềm các mô niêm mạc giúp giảm tình trạng khô rát mũi.
>> Tìm hiểu: Nên mua máy xông hút mũi 2 trong 1 loại nào tốt nhất?
Phòng tránh bệnh khô mũi
Để phòng tránh tình trạng khô mũi, đặc biệt là khi thời tiết vào đông hay khi bạn phải làm việc thường xuyên trong phòng điều hòa, hãy áp dụng các phương pháp sau:
- Rửa mũi hàng ngày bằng bình rửa mũi chuyên dụng, kết hợp dùng xịt mũi bằng dung dịch muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mũi chuyên dụng có bán tại các hiệu thuốc.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun hơi nước trong phòng.
- Sử dụng một số loại dầu để bôi mũi như: Dầu dừa, dầu olive, dầu mè, vitamin E…
- Bổ sung rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C.
- Uống đủ nước hàng ngày.
- Xông hơi, tắm hơi.
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, hy vọng rằng bạn đọc sẽ luôn có một sức khỏe tốt và không bị chứng khô mũi làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày nữa. Để biết thêm thông tin về các loại bệnh hô hấp, cách phòng chống cũng như tìm mua các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh hô hấp, truy cập ngay hoặc liên hệ hotline dưới đây:
>> Tham khảo thêm:
- Bệnh viêm mũi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng tránh hiệu quả
- Ho có đờm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị và phòng tránh
- Chia sẻ 7 mẹo dân gian trị nghẹt mũi nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
- Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?
- Ai dễ bị viêm xoang? Bà bầu, trẻ em có bị viêm xoang không?
Xem thêm
Cách nấu nước xông hơi chanh sả gừng giải cảm
Vinyasa yoga là gì? Có đặc điểm và lợi ích gì? Các động tác vinyasa yoga phổ biến
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần dựa trên tiêu chuẩn quốc tế 2022
Đau bụng kinh có nên uống thuốc giảm đau không?
Có bầu tập yoga được không? Bài tập yoga cho bà bầu, cho mẹ và bé luôn khỏe
Cách bế trẻ sơ sinh đúng cách, không khóc theo từng tháng
5+ tác dụng của Omega 3 với làn da phụ nữ
4 Bài tập thể dục nhịp điệu tại nhà đơn giản, dễ tập, hiệu quả nhất
Uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? Cách ngâm rượu đinh lăng cả củ