Ho có đờm: Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị và phòng tránh
Ho là một dạng bệnh phổ biến nhiều người hay mắc phải, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Tuy nhiên, khi bị ho có đờm tức là bệnh đã có tính chất nguy hiểm, người bệnh phải cực kỳ lưu ý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng và điều trị ho có đờm trong bài viết này.
Ho có đờm là gì?
Đờm là chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất này được tiết ra từ khí phế quản, phế nang, họng, các xoang trán, hốc mũi… Khác với ho khan, ho có đờm là hiện tượng ho kèm theo tống xuất các dịch tiết này đi ra ngoài theo đường miệng, mũi.
Ho có đờm là tình trạng thường gặp ở người lớn và trẻ nhỏ. Tùy vào tình trạng mà được đánh giá là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Khi triệu chứng ho có đờm kéo dài lâu ngày trên 3 tuần không khỏi thì được coi là bệnh mãn tính. Vậy nguyên nhân gây ra chứng ho đờm này là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, thông thường là do người bệnh mắc các loại bệnh cảm cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ho do đờm có thể là triệu chứng của một số bệnh lý như:
- Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Thường gặp ở người hay hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường độc hại. Bệnh không chỉ gây ho ra đờm mà còn kèm theo triệu chứng khó thở do chất nhầy tiết xuất nhiều. Nếu không được chữa trị có thể làm tắc nghẽn đường thở và tăng nguy cơ tử vong.
- Giãn phế quản: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ho có đờm và ho ra máu. Giãn phế quản thường được chia thành 2 loại là giãn phế quản ướt và khô. Trong đó, giãn phế quản ướt thường gây sản sinh đờm dẫn đến tình trạng vướng víu, khó chịu ở vòm họng.
- Bệnh lao phổi: Đây là một trong những bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. Ngoài triệu chứng ho đờm kéo dài lâu ngày, lao phổi còn xuất hiện với biểu hiện đau tức ngực, khó thở hoặc ho ra máu. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển nặng có thể gây áp xe phổi dẫn đến hiện tượng xuất hiện bọc mủ.
- Ung thư phổi: Theo một số nghiên cứu, ung thư phổi là một trong những bệnh lý gây ho có đờm. Bên cạnh đó, bệnh còn gây đau tức ngực và khàn tiếng.
- Do các bệnh cấp tính gây nên như: Viêm thanh quản, viêm xoang cấp và viêm mũi họng…
Nhận biết bệnh khi bị ho có đờm
- Màu xanh lá hoặc vàng: Khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn, hệ miễn dịch sẽ phát hiện và sản sinh ra các bạch cầu. Những tế bào này có chứa protein có sắc tố đặc trưng khiến khi ho có đờm xanh. Cảm cúm, viêm phế quản và viêm phổi lâu ngày là những nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng ho có đờm màu xanh hoặc vàng.
- Màu đỏ hoặc nâu: Nếu đờm có màu đỏ hoặc nâu chứng tỏ cổ họng đang xảy ra tình trạng nhiễm trùng và xuất huyết. Khi thấy hiện tượng ho có đờm màu đỏ người bệnh tốt nhất nên đi khám trong 24 giờ. Một số bệnh khác có thể khiến xuất hiện đờm đỏ hoặc nâu tuy khá ít gặp là lao và ung thư phổi.
- Màu trong: Đó có thể coi là tin tốt bởi đây là tình trạng ho có đờm hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tình trạng ho có đờm lâu ngày người bệnh cần phải cảnh giác và đi khám ngay.
Phòng và điều trị ho ra đờm
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị tình trạng ho đờm. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số phương pháp dưới đây.
Điều trị ho ra đờm bằng thuốc Tây và các loại máy hỗ trợ
Thông thường, khi điều trị ho long đờm, các bác sĩ thường sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần sau:
- Terpin hydrat: Có tác dụng hydrat hóa dịch nhầy phế quản, long đờm. Chỉ nên dùng thuốc từ 3 đến 5 ngày trị ho có đờm để tránh tác dụng phụ.
- Acetylcystein: Giúp chữa ho có đờm bằng cách làm giảm độ quánh của đờm, thuận lợi tống đờm ra ngoài bằng phản ứng ho.
- Bromhexin hydroclorid: Công dụng giúp tiêu đờm, điều hòa đường hô hấp. Thời gian dùng thuốc điều trị ho có đờm không được kéo dài quá 8 - 10 ngày.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chứa những thành phần trên, để hỗ trợ cho việc điều trị nhanh chóng và triệt để tình trạng bị ho có đờm, đôi khi bạn có thể được khuyên dùng các loại máy như máy hút đờm, máy khí dung.
Máy hút đờm sẽ giúp hút sạch các dịch nhầy, đờm dãi trong cổ họng cũng như xoang mũi, giúp làm sạch và thông thoáng đường thở, loại bỏ các loại vi rút, vi khuẩn có hại, các tế bào chết sinh ra dịch tiết.
Còn máy khí dung được sử dụng để đưa thuốc vào cơ thể ở dạng sương mù, giúp các thành phần của thuốc thấm sâu vào bên trong, cơ thể hấp thụ tốt hơn khiến đẩy nhanh hiệu quả của thuốc, làm các triệu chứng ho đờm giảm nhanh hơn so với việc uống thuốc bình thường.
Điều trị ho long đờm bằng bài thuốc dân gian
Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc giúp cải thiện tình trạng ho ra đờm, dưới đây là một số cách được nhiều người sử dụng
- Ăn củ cải trắng sống: Cách trị ho có đờm lâu ngày không khỏi bằng củ cải trắng rất hiệu quả bởi củ cải dùng ăn sống sẽ giúp mát họng, tiêu đờm.
- Chuối và đường phèn: Chuối bóc vỏ đem hầm cùng đường phèn. Mỗi ngày ăn một lần giúp điều trị ho có đờm ở dạng nhẹ.
- Gừng tươi: Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng chữa ho có đờm. Dùng khoảng hai đến ba ngày sẽ thấy tình trạng ho thuyên giảm nhiều.
>> Tham khảo: 7 cách tiêu đờm hiệu quả dễ thực hiện tại nhà
Phòng ngừa ho ra đờm như thế nào?
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, môi trường sống ô nhiễm là cách điều trị ho có đờm hiệu quả. Bạn có thể dùng máy lọc không khí để hạn chế bụi bẩn, các loại vi khuẩn nấm mốc ảnh hưởng đến mũi tồn tại trong môi trường sống, làm việc.
- Ra ngoài đường hãy đeo khẩu trang đầy đủ chống bụi xâm nhập vào mũi.
- Không sử dụng các chất kích thích như: Thuốc lá, rượu bia…
- Ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua rau xanh, hoa quả... hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung để tăng sức đề kháng cũng là cách chữa ho có đờm tránh tái phát nên áp dụng.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
>> Xem thêm: 10 cách trị ho tại nhà đơn giản, hiệu quả "thần kỳ"
Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu thêm về chứng bệnh ho có đờm và cách xử lý loại bệnh này. Nếu bạn cần tham khảo thêm thông tin về bệnh hoặc các sản phẩm điều trị, hãy truy cập ngay hoặc liên hệ hotline:
>> Tham khảo thêm:
- Bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
- Những điều cha mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị ho có đờm
- Làm gì khi bà bầu bị nghẹt mũi, sổ mũi, ho có đờm?
- Khi nào cần hút mũi, hút đờm? Lưu ý để làm sạch mũi, đờm hiệu quả, an toàn
- Bệnh viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa và phòng tránh
Xem thêm
Các bài tập thể dục giúp đôi mắt luôn sáng khỏe
Rượu tỏi có tác dụng gì? Uống rượu tỏi đúng cách như thế nào?
Bí quyết tăng chiều cao sau 18 tuổi
Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu? Tia UV có tác dụng hay tác hại gì?
Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Ngâm chân bằng lá lốt có tác dụng gì? Cách ngâm chân lá lốt hiệu quả tại nhà
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Cách pha nước muối sinh lý súc miệng theo tỷ lệ chuẩn tại nhà
Tỏi mọc mầm có ăn được không?