Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay bị sổ mũi? Xử lý và phòng tránh thế nào?

Cập nhật: 28/03/2024

Khi thời tiết trở lạnh, thay đổi đột ngột dễ khiến trẻ bị mắc các bệnh hô hấp, trong đó có sổ mũi. Tại sao trẻ sơ sinh lại dễ bị sổ mũi như vậy? Nên làm thế nào để xử lý và phòng tránh loại bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

>>> Bài viết liên quan: Nguyên nhân và cách phòng bệnh dứt điểm khi trẻ bị ngạt mũi

Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị sổ mũi?

1.

Không khí sau khi vào mũi sẽ được làm ấm, làm ẩm và làm sạch nhờ vào hệ thống niêm mạc mũi. Hệ thống này thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố lạ như khí bụi, vi khuẩn, nấm mốc… Các yếu tố này được giữ lại bởi lớp nhầy trong mũi, đồng thời chất nhầy này cũng hòa tan các chất kích thích để các tế bào lông đưa xuống họng và được loại bỏ. Hệ thống lông và nhầy này hoạt động rất tinh tế nhưng lại dễ bị gián đoạn do bị nhiễm khuẩn, làm cho tuyến tiết chế tiết nhiều dịch hơn bình thường gây nên hiện tượng sổ mũi.

Thông thường, trong giai đoạn sơ sinh (từ 0 đến 6 tháng tuổi) đang bú mẹ hoàn toàn, trẻ đặc biệt khỏe mạnh và ít ốm nhất do nhận được một lượng lớn kháng thể miễn dịch từ mẹ thông qua sữa. Thế nhưng, vẫn có không ít trường hợp trẻ sơ sinh giai đoạn này đã phải đối mặt với ốm, ho, sổ mũi

Tại sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị sổ mũi?

Nguyên nhân gây ra tình trạng này ở trẻ nhỏ thường là do cảm lạnh, cảm cúm. Đặc biệt, trong thời tiết giao mùa, nhiệt độ không ổn định kèm theo các loại vi khuẩn nấm mốc trong không khí sinh sôi mạnh tấn công vào hệ thống hô hấp chưa hoàn chỉnh càng khiến trẻ dễ bị các bệnh như sổ mũi, nghẹt mũi hơn.

Theo đó, nếu bé sơ sinh bị sổ mũi do cảm lạnh thì triệu chứng thường diễn tiến như sau: Trẻ thường bị ngạt mũi, khó ngủ, ngủ trằn trọc, bú kém rồi chảy nước mũi ngoài triệu chứng điển hình như chảy nước mũi kèm hắt hơi, chảy nước mắt, trẻ quấy khóc (do đau họng, khó chịu), có thể có thêm hiện tượng sốt nhẹ.

Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi do cảm cúm (Cảm cúm thường xảy ra từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm), mẹ sẽ thấy trẻ chảy nước mũi, kèm ho, sốt cao (có khi trên 39oC); bị tiêu chảy, nôn trớ, không chịu bú ti.

Bên cạnh nguyên nhân do cảm lạnh, cảm cúm; trẻ sơ sinh cũng có thể bị sổ mũi vì những nguyên nhân như:

  • Dị ứng: Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ… cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Dị ứng thường đi kèm với phát ban, hắt hơi, mẩn ngứa…
  • Do dị vật trong mũi: Trẻ mới sinh ra thường sẽ có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ.
  • Do không khí khô: Thời triết mùa đông khô hanh dễ làm niêm mạc mũi vốn yếu ớt và nhạy cảm của bé trở nên khô hơn, dịch tiết ít hơn. Nếu trẻ bị sổ mũi do không khí khô thì thường vẫn khỏe mạnh, không có biểu hiện mệt mỏi như khi bị cảm cúm, cảm lạnh nhưng trẻ thường xuyên khịt mũi mà không chảy nước mũi. 

Cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh

2.

Thực tế, việc sổ mũi chính là cách để chất nhầy và nước mũi rửa sạch virus cảm, sốt ra khỏi xoang và mũi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, triệu chứng này kéo dài sẽ gây ra nhiều khó chịu, mệt mỏi khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Do đó, để rút ngắn khoảng thời gian, ngay khi trẻ có dấu hiệu hắt hơi, chảy nước mũi trong, dạng lỏng… cha mẹ có thể áp dụng ngay những biện pháp hữu hiệu sau đây.

Vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý

Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý vệ sinh mũi, họng cho bé

Với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên hút, rửa mũi cho con 2 - 4 lần/ngày bằng dung dịch Natri Clorid 0,9% và bình rửa mũi hoặc máy hút mũi chuyên biệt. Bạn nên mua sẵn dung dịch nước muối từ các hiệu thuốc thay vì tự pha chế để đảm bảo về tỷ lệ cũng như độ tinh khiết, vô khuẩn. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng có thể kết hợp dùng máy điều trị viêm mũi dị ứng để làm sạch vi khuẩn trong khoang mũi cho con.

Một số phụ huynh thường truyền miệng cách thêm nước ép tỏi để tăng cường khả năng đề kháng cho trẻ nhưng theo các bác sĩ đây là việc không nên, dễ làm trẻ bị bỏng niêm mạc mũi.

Sử dụng siro thảo dược chuyên biệt khi trẻ sơ sinh sổ mũi

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi nên cho uống siro thảo dược

Khi trẻ sơ sinh sổ mũi thì việc chữa trị sẽ không dễ dàng như với người lớn hay trẻ đã được vài tuổi. Mẹ có thể sử dụng siro dạng lỏng với nguồn gốc thảo dược cho bé sơ sinh khi bị sổ mũi để đảm bảo an toàn.

Bạn nên lựa chọn những sản phẩm có chứa các thành phần có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp gồm: Quất - mật ong - húng chanh - cát cánh. Siro lỏng có chứa các thành phần nguyên liệu trên có thể giúp giải cảm, giảm ho, trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu khuynh diệp

Trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu khuynh diệp

Tinh dầu khuynh diệp từ lâu đã được biết đến với tác dụng giữ ấm, giải cảm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi. Mẹ có thể dùng dầu khuynh diệp bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực… để giữ ấm, giảm sổ mũi, nghẹt mũi cho con. Mẹ nên kết hợp với xoa, day huyệt Dũng Tuyền ở gan bàn chân (Điểm lõm nhất ở gan bàn chân trẻ khi trẻ khép ngón chân), giúp trẻ dễ thở và dễ chịu hơn.

Trong trường hợp trẻ phải tắm (khi đang bị sổ mũi) mẹ chỉ cần nhỏ 5 – 7 giọt dầu vào chậu nước tắm là có thể yên tâm tắm cho bé mà không lo làm tình trạng sổ mũi của con nặng hơn. Tuy nhiên, nên tránh để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với da của trẻ.

Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Kê cao đầu cho bé khi ngủ là giải pháp hay giúp nước mũi không chảy ngược vào trong gây ho hay nghẹt mũi. Cách này giúp trẻ dễ thở, ngủ sâu giấc và không quấy khóc ban đêm.

Nếu trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày, kèm theo lạnh run, nôn ói, tiêu chảy liên tục…mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bác sĩ để có cách điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cho trẻ sử dụng máy khí dung

Cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi dùng máy khí dung để thuốc có tác dụng nhanh hơn

Trẻ sơ sinh thường rất khó cho uống thuốc hay tiêm, vì vậy, bố mẹ có thể sử dụng máy khí dung thay cho những phương pháp này để giúp bé uống thuốc dễ dàng hơn. Nguyên lý hoạt động của máy khí dung là đưa thuốc vào cơ thể dưới dạng tinh thể sương mù thông qua đường hô hấp. Bằng cách này, các chất trong thuốc sẽ ngấm vào cơ thể nhanh hơn giúp đẩy nhanh tác dụng điều trị mà không gây khó chịu cho người bệnh.

Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ

3.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, chảy nước mũi thường là biểu hiện của các bệnh cảm cúm, cảm lạnh… Vì vậy, cách tốt nhất để phòng tránh trẻ sơ sinh bị sổ mũi là chủ động phòng cảm cúm, cảm lạnh cho trẻ bằng những biện pháp sau.

Cách phòng tránh sổ mũi cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý

Trường hợp trẻ trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn uống đủ 4 nhóm chất, uống bổ sung nước cam để hỗ trợ tăng sức đề kháng cho trẻ. Cho bé bú nhiều lần trong ngày, không nên cho trẻ bú quá no dẫn đến nôn trớ. Sau khi bú, nên bế trẻ khoảng 15 - 20 phút để tránh trẻ trớ.

Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ

Phòng ngủ của trẻ sơ sinh không để gió lùa nhưng không để kín, bí dẫn đến không khí trong phòng không lưu thông, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển gây bệnh ở trẻ. Bạn có thể lắp đặt máy lọc không khí trong phòng để lọc bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc… cũng như duy trì độ ẩm không khí luôn ở mức có lợi cho trẻ.

Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh sổ mũi, bạn nên xịt rửa mũi, họng cho trẻ khoảng 3 - 4 lần/ ngày. Tuy nhiên, sau khi trẻ hết bệnh bạn vẫn nên duy trì việc này hàng ngày nhưng với tần suất giảm xuống 1 lần/ngày. Xịt rửa mũi thường xuyên sẽ giúp làm sạch các bụi bẩn, vi khuẩn đang trú ngụ trong khoang mũi của trẻ, giúp ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh sinh sôi.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên độc hại

Khi trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nên tránh để trẻ phải tiếp xúc với những loại khói bụi độc hại như khói thuốc lá, khói bếp, khói than… Bạn cũng nên hạn chế cho trẻ ngửi các mùi dễ kích ứng như nước hoa, phấn hoa… Ngoài ra bạn cũng nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé thường xuyên.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ tại sao trẻ sơ sinh thường hay bị sổ mũi hơn người lớn, cũng như cách phòng và điều trị bệnh như thế nào. Trẻ nhỏ là những đối tượng rất dễ mắc bệnh vì vậy luôn cần sự chăm sóc và quan tâm thường xuyên của bố mẹ. Hy vọng rằng đây sẽ là những kiến thức hữu ích cho bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng “thiên thần nhỏ” của mình.

Để tìm hiểu thêm những thông tin, sản phẩm hữu ích chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, truy cập ngay hoặc liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Tham khảo thêm: