Ngày đèn đỏ là gì? Đến ngày đèn đỏ có những dấu hiệu gì?
Ngày đèn đỏ là gì? Đến ngày đèn đỏ có những dấu hiệu gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều chị em đặt ra, đặc biệt là những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì. Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!
>>> Xem thêm: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là chuẩn? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt cực đơn giản
Ngày đèn đỏ là gì?
Ngày đèn đỏ là chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, hay thường được các chị em gọi là ngày “rụng dâu”. Chu kỳ kinh nguyệt (menstrual cycle) là những thay đổi sinh lý được lặp đi lặp lại trong cơ thể của người phụ nữ dưới sự điều khiển của hệ hormone sinh dục và chu kỳ kinh nguyệt xảy ra là hiện tượng sinh lý cần thiết cho sự sinh sản.
Trong ngày đèn đỏ, cơ thể của người phụ nữ trưởng thành sẽ phóng thích một trứng hoặc đôi khi là hai trứng, tùy theo thể trạng từng người. Trước khi buồng trứng phóng noãn, nội mạc tử cung sẽ bao phủ bề mặt tử cung và được xây dựng theo kiểu đồng bộ hóa. Sau khi đã phóng noãn, nội mạc tử cung của chị em sẽ thay đổi để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm ổ và hình thành thai kỳ.
Chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì cho đến khi bước vào thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ trưởng thành. Ngày đèn đỏ là một hiện tượng hết sức bình thường của tiến trình tự nhiên xảy ra theo chu kỳ ở những phụ nữ khỏe mạnh.
>> Xem thêm: Tới tháng là gì? Dấu hiệu con gái tới tháng như thế nào?
Đến ngày đèn đỏ có những dấu hiệu gì?
Vào ngày đèn đỏ, mỗi chị em thường có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào sinh lý và thể trạng cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, các chị em có thể tự nhận biết những dấu hiệu của ngày đèn đỏ dựa vào một số biểu hiện phổ biến như:
- Ra nhiều dịch tiết âm đạo (khí hư).
- Da mặt bị nhờn và nổi nhiều mụn.
- Căng tức ngực, kích thước vòng một lớn hơn ngày thường.
- Bị đau râm ran vùng bụng dưới.
- Đau mỏi thắt lưng hoặc đau mỏi cả cơ thể.
- Các dấu hiệu liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn…
- Tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là ăn vặt.
- Tâm trạng không được tốt, có thể hay bị cáu gắt và bực bội.
- Nhạy cảm hơn ngày thường, dễ khóc.
- Mất ngủ, cảm thấy bị mệt mỏi và bị đau đầu nhẹ.
- Ham muốn tình dục tăng cao trước khi có kinh nguyệt và giảm dần vào cuối chu kỳ kinh nguyệt.
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn khi tới ngày đèn đỏ, một số chị em có thể sẽ cảm thấy hơi sốt khi có kinh nguyệt.
Khi có những dấu hiệu của ngày đèn đỏ, chị em nhớ để sẵn trong túi xách của mình những vật dụng cần thiết như băng vệ sinh, cốc nguyệt san, khăn giấy… nhé.
Để hạn chế những ảnh hưởng của ngày “rụng dâu” đến cơ thể thì chị em nên tạo cho mình một chế độ ăn uống, tập luyện thể thao và nghỉ ngơi một cách khoa học. Một chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý không những giúp cho sức khỏe của chị em được ổn định hơn mà còn hạn chế được những cơn đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt nữa đó.
Trong trường hợp chu kỳ kinh nguyệt của chị em không đều và kèm theo một số triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội, chóng mặt, nôn mửa liên tục... thì hãy đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời nhé!
Trên đây là những thông tin về vấn đề ngày đèn đỏ của chị em phụ nữ mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé. VnAsk chúc các bạn có một ngày vui vẻ và tràn đầy năng lượng! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Cốc nguyệt san là gì? Có nên dùng cốc nguyệt san không?
- Nên chọn cốc nguyệt san hay băng vệ sinh vào ngày đèn đỏ?
- Cách tính chu kỳ kinh nguyệt 30 ngày đơn giản cho chị em
- Cách tính ngày rụng trứng cho người kinh nguyệt không đều
- PMS là gì? Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS kéo dài bao lâu, có nguy hiểm không?
Nếu có nhu cầu mua cốc nguyệt san, dung dịch vệ sinh phụ nữ... và các sản phẩm y tế & sức khỏe khác thì bạn hãy truy cập ngay website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ trực tiếp đặt mua các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Tuyệt chiêu cho nàng bị “đèn đỏ” ngày đi biển
Nước ép bưởi có tác dụng gì? Uống nước bưởi nhiều có tốt không?
Dầu gấc có tác dụng gì? Cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản tại nhà
Than hoạt tính là gì? Than hoạt tính có tác dụng gì, có độc không?
Vì sao bạn gái nên thường xuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ?
Cách ăn trái cây cho người bệnh tiểu đường
Cát lợn là gì? Trư sa cát lợn có tác dụng gì với sức khỏe không?
Nên uống nhụy hoa nghệ tây vào lúc nào tốt nhất?
4 Bài tập thể dục nhịp điệu tại nhà đơn giản, dễ tập, hiệu quả nhất