Uống kẽm có thật sự trị được mụn? Nên dùng thế nào?
Kẽm có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe mọi người. Không chỉ tốt cho đàn ông, trẻ nhỏ mà đối với phụ nữ còn có tác dụng chống lão hóa. Gần đây các chị em nói với nhau uống kẽm có thể trị mụn và làm cho da mặt đẹp hơn. Hãy tìm hiểu điều này ngay dưới bài viết dưới đây.
Kẽm (Zinc) là gì? Có vai trò gì với cơ thể
Zinc hay kẽm được coi là khoáng chất thiết yếu mà cơ thể không tự nhiên sản xuất hoặc lưu trữ. Vì lý do này, bạn phải cung cấp kẽm cho cơ thể thông qua nhiều hình thức. Mặc dù hầu hết mọi người nhận được lượng kẽm cần thiết thông qua chế độ ăn uống, số khác lại nhận thấy uống thực phẩm bổ sung tạm thời sẽ tiện lợi hơn.
Kẽm là thành phần cần thiết cho nhiều hoạt động của cơ thể, bao gồm: Biểu thức gen, phản ứng enzim, chức năng miễn dịch, tổng hợp protein, tổng hợp DNA, làm lành vết thương, tăng trưởng và phát triển. Kẽm cũng có đặc tính kháng viêm. Điều này có thể giúp làm giảm một số mẩn đỏ và kích ứng liên quan đến mụn trứng cá vừa đến nặng. Nó thậm chí có thể giúp điều trị các vết sẹo mụn. Kẽm cũng được sử dụng cho các tình trạng viêm da khác, bao gồm: nám, bệnh rosacea, viêm da tiết bã, eczema.
Vai trò của kẽm với cơ thể
- Kẽm có mối quan hệ mật thiết với tuyến tiền liệt, hàm lượng kẽm giảm khi mắc các bệnh lý tại tuyến tiền liệt.
- Kẽm đóng vai trò là nguyên tố cơ bản tạo nên hoocmon sing dục nam: Testosterone.
- Có một thông tin khá thú vị là: Mỗi lần phóng tinh người đàn ông mất đi khoảng 300 – 900 mcg kẽm.
- Duy trì tổng hợp protein.
- Giúp tế bào phân chia, sinh trưởng và tái sinh một cách bình thường.
- Giúp các vết thương trên cơ thể liền nhanh.
- Tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
- Và dĩ nhiên hỗ trợ điều trị mụn.
- Đặc biệt với phụ nữ đang nuôi con bú cần bổ sung đủ kẽm vì nếu không sẽ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.
- Thiếu kẽm làm tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông là nguyên nhân chính gây ra mụn.
Uống viên kẽm có thực sự giúp điều trị mụn?
Không hẳn là uống kẽm sẽ có thể hết mụn ngay, đặc biệt với những người có tiền sử hay bệnh viêm da.
Nhưng hầu hết các trường hợp bị mụn đều có tình trạng thiếu hụt kẽm và khi được bổ sung một cách thích hợp sẽ giúp mụn giảm.
Vì sao uống kẽm có thể trị mụn
- Làm suy giảm khả năng miễn dịch, dẫn đến da dễ bị các vi khuẩn tấn công, dễ bị viêm nhiễm. Nếu bị viêm nhiễm rồi thì lâu khỏi
- Làm tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông đây là nguyên nhân chính gây ra mụn.
- Làm chậm quá trình tái tạo tế bào, liền da.
- Làm quá trình tự hủy của tế bào chậm lại, nếu quá trình này bị chậm thì sẽ khiến cho các tế bào khít vào nhau dẫn đến lỗ chân lông bị bít tắc, gây mụn.
- Làm tăng hoạt tính của keratinocyte. Keratinocytes là những tế bào sản xuất keratin - loại protein giúp liên kết các tế bào da với nhau, khiến lỗ chân lông bị bít tắc.
Các triệu chứng khi cơ thể thiếu kẽm
Để nhận biết xem bạn có thiếu kẽm hay không hãy dựa vào một số điều sau:
Xem xét lại chế độ ăn: Nếu bạn đang ăn chay, ăn ít thịt, ăn chủ yếu ngũ cốc, hạt, đậu trong hầu hết các bữa ăn thì nguy cơ rất cao bạn đang bị thiếu kẽm
Các triệu chứng khi bị thiếu kẽm:
- Mụn nhiều, dùng nhiều phương pháp trị mụn mà chưa hiệu quả.
- Rụng tóc.
- Tiêu chảy.
- Yếu sinh lý.
- Ăn mất ngon.
- Các vết thương chậm lành.
- Đốm trắng trên ngón tay.
Bổ sung kẽm bằng cách nào?
Bổ sung bằng chế độ ăn uống
Một số thực phẩm giàu kẽm:
- Hải sản: Con hàu, tôm hùm, cua.
- Thịt: Lợn, bò, gà.
- Gạo còn cám (gạo lứt, gạo lật).
- Socola đen.
- Các loại hạt như: Bí, điều, đậu phộng, Chia.
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm chức năng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, thực phẩm tốt cho sức khỏe nhằm hỗ trợ cho sức khỏe của bạn. Vì thế ngoài chế độ ăn uống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm này, rất hiệu quả mà cách dùng lại đơn giản.
Hi vọng với bài viết trên đây các bạn có thể chọn được cho mình viên uống hay những sản phẩm kẽm ưng ý để trị mụn cho mình và người thân.
Xem thêm
Bạn có biết: Vitamin C có trong thực phẩm nào nhiều nhất?
Mách bạn uống Kẽm đúng cách cho cơ thể thêm khỏe mạnh
5+ tác dụng của Omega 3 với làn da phụ nữ
Có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng khôn có nguy hiểm gì không?
Nam giới uống sữa đậu nành có tốt không? Sự thật là gì?
Cách uống vitamin E và C kết hợp cùng lúc để đạt hiệu quả
Các loại thực phẩm tăng nội tiết tố nữ dễ ăn, dễ mua
Thiền Vipassana là gì? Thiền Vipassana có tác dụng gì cho sức khỏe?
10 Tác dụng của tinh bột nghệ với sức khỏe và làm đẹp