Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà cho người mới bắt đầu tập

Cập nhật: 28/03/2024

Thiền mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chúng ta và thiền ngày càng được nhiều người yêu thích luyện tập. Nếu bạn mới bắt đầu học thiền thì hãy tham khảo ngay cách ngồi thiền đúng cách tại nhà cho người mới bắt đầu tập sau đây của nhé!

Những điều cần chuẩn bị khi ngồi thiền đúng cách tại nhà

1.

Những điều cần chuẩn bị khi ngồi thiền đúng cách tại nhà

Để học thiền định tại nhà đúng cách thì các bạn sẽ cần chuẩn bị thật kỹ trong từng quá trình học thiền. Trước khi bước vào học thiền, các bạn cần chuẩn bị không gian để thiền, mặc trang phục sao cho thoải mái phù hợp và lựa thời điểm để học thiền tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý những điều các bạn cần chuẩn bị khi mới tự học thiền tại nhà nhé.

Lựa chọn không gian thiền tại nhà

Không gian thiền là một yếu tố cực kỳ quan trong, khi bạn không có bất kỳ một sự quấy rầy nào từ bên ngoài thì bạn mới có thể tập trung vào thiền định được. Do vậy, các bạn hãy lựa chọn không gian thoáng mát, sạch sẽ, không quá sáng cũng không quá tối và yên tĩnh mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Ngoài ra, các bạn cũng có thể chuẩn bị nên thơm hay đốt hương trầm, sử dụng máy xông tinh dầu để giúp không khí thư giãn hơn. Hoặc các bạn có thể bật nhạc thiền nhẹ nhàng giúp để tăng khả tập trung cho tâm trí dễ dàng hơn (tùy người). Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tắt hết tivi, điện thoại và các đồ dùng điện tử có phát ra tiếng động và đóng bớt cửa để tránh tiếng ồn từ xung quanh nhé.

Mặc trang phục phù hợp và thoải mái

Khi tập thiền, các bạn nên mặc trang phục thể thao rộng rãi và thoải mái, tránh những loại trang phục bó sát gây khó chịu cho cơ thể. Tập thiền tại nhà rất quan trọng việc hít thở nên bạn hãy chọn trang phục thoáng mát thể cơ thể có thể thả lỏng và tập trung vào việc thiền định.

Chọn thời gian thích hợp để ngồi thiền

Với những người mới bắt đầu tập thiền, các bạn sẽ cảm gặp khó khăn trong việc học tập trung cả cơ thể và tinh thần. Chính vì vậy, các cần xác định khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thoải mái nhất để có thể tập thiền. Thời điểm gợi ý tốt nhất bạn là nên tập vào buổi sáng sớm hoặc sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên ăn nhẹ và đi vệ sinh trước để đảm bảo quá trình thiền không bị ảnh hưởng và gián đoạn.

Sử dụng đồng hồ bấm giờ

Để không bị phân tâm kiểm tra trong thời gian thiền, các bạn có thể bấm giờ đồng hồ để canh thời gian thiền. Các bạn có thể sử dụng điện thoại để bấm giờ hẹn hoặc một đồng hồ bấm giờ hẹn riêng biệt nhé.

Đầu óc cần thoải mái và thư giãn

Khi tập thiền, các bạn hãy cố gắng thư giãn cơ thể và đầu óc để hoàn thiện khả năng tập trung. Bởi vì, ý nghĩa của việc thiền định là thư giãn và loại bỏ những lo lắng ra khỏi tâm trí của bạn, từ đó giúp bạn loại bỏ stress và những căng thẳng trong cuộc sống.

Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà cho người mới bắt đầu tập

2.

Cách ngồi thiền đúng cách tại nhà cho người mới bắt đầu tập

Khi tập thiền tại nhà, các bạn có thể tham khảo một số cách ngồi thiền đúng kỹ thuật theo hướng dẫn dưới đây nhé.

Tư thế ngồi khi thiền

Khi ngồi thiền, các bạn nên ngồi với tư thế cột sống thẳng tự nhiên, tư thế này sẽ giúp bạn tập trung hơn vào nhịp thở của mình. Nếu bạn ngồi trên ghế hay sofa, trên giường thì cũng hãy cố gắng ngồi thẳng lưng, không khom người hay dựa vào ghế nhé, hãy ngồi thẳng hết mức có thể. Đôi mắt của bạn nên nhìn xuống sàn nhà, cách vị trí ngồi khoảng 3 đến 4 bước chân.  Bạn hãy thả lỏng cổ và vai, rũ bỏ đi những căng thẳng và tạp niệm ra khỏi đầu.

Ngồi thiền thường có 3 cách ngồi cơ bản là:

  • Tư thế ngồi xếp bằng: Tư thế này bạn chỉ cần xếp chân thông thường nên rất phù hợp với những bạn mới học thiền.
  • Tư thế bán già: Tư thế này đòi hỏi người học thiền phải ngồi gác 2 chân lên nhau. Trong đó, bàn chân trái của bạn sẽ gác lên chân phải hoặc ngược lại.
  • Tư thế kiết già: Tư thế này còn được gọi là tư thế hoa sen. Để thực hiện tư thế hoa sen, các bạn hãy ngồi thẳng trên đệm, sau đó kéo bàn chân phải từ từ đặt lên đùi trái. Phần bàn chân của bạn đặt càng sát hông chân đối diện thì càng tốt, hoặc các bạn thực hiện ngược lại.

Tuy nhiên, hai tư thế ngồi bán già và tư thế kiết già là các tư thế nâng cao, đòi hỏi người thiền đã có kinh nghiệm và trình độ cao nên với người mới học thì hãy sử dụng tư thế ngồi xếp bằng nhé.

Tư thế của bàn tay khi ngồi thiền

Hiện nay, có nhiều người nói rằng khi ngồi thiền thì sẽ đặt 2 bàn tay nắm hờ trên gối. Tuy nhiên, tư thế của tay không cần phải quá theo khuôn khổ, bạn chỉ cần để tay theo tư thế mà mình thấy thoải mái nhất là được nhé.

Các bạn có thể tham khảo ngồi ở tư thế nắm tay và để trong lòng tạo thành hình chữ C. Vai của bạn thả lỏng ra và cạnh bàn tay ở giữa thân người, lòng bàn tay để ngửa, một bàn tay để trên và một bàn tay để dưới. Hai bàn tay của bạn để thoải mái ở vị trí dưới rốn một khoảng để bạn có thể cảm thấy hơi thở vào và ra. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo tư thế thả lỏng tay 2 bên hông hoặc ở bất cứ tư thế nào bản thân cảm thấy thoải mái là được.

Tư thế của đầu khi ngồi thiền

Bạn hãy giữ cho cằm của mình hơi nghiêng như thể đang nhìn xuống dưới. Nếu mở mắt khi thiền không thoải mái thì bạn có thể nhắm mắt lại, nghiêng đầu nhẹ, nhìn xuống để quan sát được lồng ngực mình khi hít thở.

Cách thở khi thiền tại nhà

Cách hít thở là chính là điều quan trọng nhất của việc học thiền, do vậy các bạn hãy tập trung vào hơi thở của mình. Khi tập thiền, các bạn không nhất thiết phải theo dõi từng bước thở của mình, chỉ cần chú ý nhịp thở mà cơ thể mình cảm thấy thoải mái nhất là được. Các bạn hãy cứ cảm nhận và tận hưởng từng hơi thở của mình trong mỗi khoảnh khắc và bằng tất cả các giác quan. Các bạn nhớ cũng đừng quên để ý đến âm thanh của hơi thở. Nếu các bạn gặp khó khăn trong việc tập trung thì có thể đếm nhịp thở của mình nhé.

Hẹn giờ khi thiền

Sau khi đã nắm rõ được tư thế thiền thoải mái nhất và biết cách hít thở thì các bạn hãy cài đặt thời gian học thiền thích hợp cho mình. Trong tuần đầu tiên học cách thiền tại nhà, các bạn có thể bắt đầu với khoảng thời gian ngắn khoảng từ 3 đến 5 phút. Sau đó, các bạn có thể tăng thời gian học thiền lên 30 phút hoặc nhiều hơn nếu bạn có nhiều thời gian.

Quá trình xả thiền sau khi thiền

Quá trình xả thiền sau khi ngồi thiền xong cũng rất quan trọng, do vậy, các bạn cần biết cách xả thiền đúng cách để tránh các tác động không mong muốn. Sau khi thiền xong, các bạn không nên ngay lập tức đứng lên. Thay vào đó, bạn hãy thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng cho cơ thể trước khi đứng lên. Ví dụ: Bạn có thể cọ xát hai bàn tay vào nhau cho tay ấm lên rồi dùng tay xoa nhẹ lên vùng mặt, vuốt nhẹ dọc theo sống mũi rồi đến cằm và 2 bên vành tai. Sau đó, các bạn có thể bóp chân và xoay cổ, lưng và cạnh hông của mình để giãn cơ và giúp lưu thông khí huyết.

Trên đây là cách ngồi thiền đúng cách tại nhà cho người mới bắt đầu tập. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm: