Ăn thanh long có tốt không? Ăn thanh long có tác dụng gì?
Ăn thanh long có tốt không? Tác dụng của thanh long là gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về quả thanh long và tác dụng của thanh long với sức khỏe con người các bạn nhé!
Tìm hiểu về thanh long
Thanh long là loại thực vật thuộc họ cây xương rồng (cactus) và có nguồn gốc đến từ vùng phía Nam Mexico và vùng Trung Mỹ. Trong tiếng Anh, thanh long thường được gọi là dragon fruit hoặc pitaya, pitahaya. Thanh long là loại quả được trồng rộng rãi tại khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, quả thanh long được xem là đặc sản nổi tiếng của vùng Ninh Thuận - nơi có khí hậu khô hạn rất phù hợp cho loại cây này.
Quả thanh long thường có 2 loại chính và được phân biệt bởi màu sắc ruột là thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ. Hai giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ đều có lớp vỏ ngoài màu đỏ tươi và các vảy hơi xanh ở phần đầu. Bên cạnh đó, thanh long còn có một giống thanh long ít phổ biến hơn là thanh long vỏ vàng với phần ruột trắng.
Thanh long là loại quả có vị ngọt thanh mát với hương thơm dịu nhẹ. Thậm chí, trái thanh long thường được người ta miêu tả là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị của trái kiwi và trái lê. Quả thanh long có thể được dùng để chế biến thành nhiều thức uống và món ăn ngon thơm ngon, bổ dưỡng như sinh tố thanh long, bánh mì thanh long, nước ép thanh long, trà thanh long, bánh ngọt từ thanh long...
Thành phần dinh dưỡng của thanh long
Trong quả thanh long có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người. Cụ thể, theo các nghiên cứu thì trong khoảng 170g có chứa các giá trị dinh dưỡng sau:
- Calo: 102.
- Protein: 2g.
- Carbohydrate: 22g.
- Chất xơ: 5g.
- Chất béo: 0g.
- Đường: 13g.
Bên cạnh đó, thanh long còn chứa các loại vitamin và khoáng chất khác như:
- Vitamin A: 100 đơn vị quốc tế (IU).
- Vitamin C: 4mg.
- Magie : 68mg.
- Sắt: 1g.
- Canxi: 31mg.
- Vitamin E, đồng vi lượng...
Tác dụng của thanh long
- Cung cấp chất xơ cho cơ thể: Thanh long là loại trái cây có chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp chống lại các bệnh về tim mạch và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong quả trong thanh long khá cao, ăn thanh long với lượng vừa đủ sẽ giúp hỗ trợ rất tốt cho những người có bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, ăn thanh long hợp lý sẽ giúp làm giảm các triệu chứng như kích thích đường ruột và táo bón. Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, ăn thanh long còn giúp kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó giúp việc hấp thụ các chất dinh dưỡng được hiệu quả hơn.
- Giúp chống lại các bệnh mãn tính: Thanh long có chứa nhiều chất chống oxy hóa, những chất chống oxy hóa này có tác dụng ngăn ngừa tổn thương các tế bào và viêm nhiễm từ các bệnh mãn tính. Cụ thể, trong ruột thanh long có 3 nhóm chất chống oxy hóa chính là vitamin C, betalain và carotenoid. Trong đó, vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, betalain có tác dụng giúp làm giảm lượng cholesterol và ngăn chặn tế bào ung thư, carotenoid giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và ung thư.
- Cung cấp magie cho cơ thể: Magie và canxi là những nhân tố chính trong quá trình kích thích sự phát triển của xương, giúp cơ thể chúng ta cao lớn và xương được chắc khỏe. Bên cạnh đó, magie còn tham gia vào rất nhiều các hoạt động quan trọng khác của cơ thể như hỗ trợ các hoạt động của thận và hỗ trợ hệ tim mạch lưu thông máu. Quả thanh long có chứa một lượng magie cần thiết, do vậy, thanh long là nguồn cung cấp dồi dào lượng magie thiết yếu cho cơ thể.
- Hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả: Sắt là một trong những khoáng chất cần thiết cho quá trình tái tạo máu, giữ cho các hoạt động lưu thông của máu và hệ thống mạch được diễn ra trơn tru. Thanh long có chứa nhiều sắt nên việc dùng nhiều thanh long hợp lý sẽ giúp cơ trở nên khỏe mạnh hơn và lượng máu cũng dồi dào hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Thanh long rất giàu các loại vitamin C và các khoáng chất cần thiết cho sự tuần hoàn của cơ thể và giúp hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thanh long cũng có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các tác nhân gây ung thư, ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Những đối tượng không nên ăn thanh long
Quả thanh long có chứa rất nhiều dinh dưỡng và các loại vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thanh long cũng có thể gây dị ứng và gây ra một số phản ứng phụ không mong muốn. Do vậy, các đối tượng sau đây nên hạn chế hoặc không nên sử dụng quả thanh long:
- Quả thanh long có tính lạnh, do vậy, những người đang bị tiêu chảy không nên ăn nhiều thanh long hoặc không ăn để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Nữ giới đang trong những ngày kinh nguyệt nên hạn chế ăn thanh long để tránh gặp phải tình trạng máu không lưu thông hiệu quả.
- Những người bị ứ máu hoặc dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Những người bị bệnh tiểu đường cũng nên hạn chế ăn thanh long. Quả thanh long có chứa một lượng đường glucose nhất định, vì vậy, khi người bị tiểu đường ăn nhiều thanh long sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng theo.
Bà bầu có ăn thanh long được không?
Bà bầu có ăn thanh long được không? Câu trả lời là bà bầu nên hạn chế hoặc không nên ăn thanh long. Trong quả thanh long có chứa nhiều protein thực vật có thể gây dị ứng cho các mẹ bầu. Do vậy, nếu muốn ăn thanh long thì các bà bầu cần phải cẩn trọng sử dụng với lượng vừa đủ và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhé.
Một số lưu ý khi ăn thanh long
Sử dụng quá nhiều quả thanh long cũng có thể gây phản tác dụng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy, khi sử dụng thanh long, các bạn nên điều chỉnh khẩu phần ăn sao cho cân đối và nên kết hợp với các loại trái cây khác. Theo các chuyên khoa dinh dưỡng khuyến cáo, một người bình thường khỏe mạnh thì chỉ nên ăn từ 200g đến 300g thanh long và nên ăn trước bữa ăn khoảng 1 tiếng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, thanh long cũng có thể gây dị ứng đối với một số người mặc dù rất hiếm gặp. Do vậy, nếu gặp những triệu chứng dị ứng như nổi ban, ngứa ngáy, khó thở… sau khi ăn thanh long thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và chữa trị kịp thời nhé.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của quả thanh long mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
Xem thêm
Vỏ bưởi có tác dụng gì? Công dụng và cách chế biến vỏ bưởi
Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
Cà na là quả gì? Trái cà na có tác dụng gì?
Cách bảo quản vải thiều tươi lâu để bán, để ăn
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?
Rau chùm ngây có tác dụng gì? Tác dụng của rau chùm ngây
Quả trám đen có tác dụng gì? Giá quả trám đen 2024
Ăn đu đủ chín có tác dụng gì? Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh