Cây thốt nốt là gì? Hình ảnh, tác dụng và cách ăn trái thốt nốt
Hiện nay có rất nhiều món ăn sử dụng thốt nốt trong quá trình chế biến. Thế nhưng đâu phải ai cũng biết được thốt nốt là gì, cây thốt nốt là gì. Trong bài viết này, hãy cùng VnAsk tìm hiểu kỹ hơn về cây thốt nốt cũng như tác dụng của thốt nốt với sức khỏe bạn nhé.
Hạt đác có phải là hạt thốt nốt không?
Thốt nốt có tác dụng gì?
- Thành phần dinh dưỡng của trái thốt nốt
- Tác dụng của thốt nốt theo y học cổ truyền
- Tác dụng của thốt nốt theo y học hiện đại
Trái thốt nốt làm gì ăn ngon?
Cây thốt nốt là gì?
Cây thốt nốt là cây gì? Đây là loại cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và Nam Á. Nó là loại cây thân thẳng, có thể cao đến 30m và có một vòm lá vươn rộng khoảng 3 mét theo chiều ngang. Thân cây thốt nốt trông khá giống với cây dừa. Mỗi cây thốt nốt thường có tuổi thọ lên đến cả 100 năm. Cây thốt nốt đực sẽ không có quả, còn thốt nốt cái thì thường cho từ 50 - 60 quả mỗi cây.
Hình ảnh cây thốt nốt
Quả thốt nốt có dạng hình tròn, vỏ bên ngoài có màu đen và cứng. Trong mỗi quả thốt nốt thường được chia thành 3 múi. Thịt thốt nốt có màu trắng trong, khi còn non sẽ mềm ngọt, còn khi già thì phần thịt này cứng hơn. Người ta thường dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá để làm món giải nhiệt cho mùa hè.
Thốt nốt có đặc tính là có khả năng chịu khô hạn rất tốt, ưa nắng, không chịu rét. Ban đầu cây sinh trưởng khá chậm nhưng càng về sau nó lại càng sinh trưởng nhanh. Bạn có thể dễ dàng gặp cây thốt nốt ở các nước như Lào, Indonesia, Campuchia... Còn tại Việt Nam, cây thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, điển hình là ở Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp...
Hình ảnh cây thốt nốt
Hạt đác có phải là hạt thốt nốt không?
Hạt đác là hạt được lấy từ cây đác - một loại cây sống chủ yếu tại những vùng Nam Trung Bộ. Quả đác nhìn rất giống quả dừa nhưng bé hơn và chúng thường kết thành từng buồng lớn, mỗi quả có 3-4 hạt. Không ít người thường nhầm lẫn giữa hạt đã và hạt thốt nốt, tuy nhiên 2 loại hạt này hoàn toàn khác nhau bạn nhé.
Sau đây là cách để bạn phân biệt giữa hạt đác và hạt thốt nốt:
- Phân biệt qua hình dáng: Hạt thốt nốt có kích thước lớn hơn hạt đác. Trong khi hạt thốt nốt có màu trắng trong thì hạt đác lại có màu trắng đục.
- Phân biệt qua mùi: Đây có lẽ là cách phân biệt đơn giản và nhanh chóng nhất. Trong khi hạt đác không có mùi thì hạt thốt nốt lại có mùi thơm rất đặc trưng.
- Phân biệt bằng hương vị: Thốt nốt gần giống với dừa nước, khi ăn cũng khá mềm (nếu còn non), ở giữa hơi rỗng ruột và còn có nước. Còn hạt đác có phần cùi thịt khá dày, cứng, đặc ruột và có hình bầu dục. Khi ăn người ta thường rim với đường để tăng hương vị.
Thốt nốt có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu công dụng của thốt nốt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về thành phần của nó bạn nhé.
Thành phần dinh dưỡng của trái thốt nốt
Thành phần dưỡng chất của trái thốt nốt khá phong phú. Nó có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như như vitamin C, B1, B2, B3, sắt, phốt pho, canxi và potassium.
Tác dụng của thốt nốt theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, thốt nốt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, kiện tỳ. Hầu hết mọi bộ phận của cây thốt nốt đều có thể dùng để làm thuốc, ví dụ cuống và cụm hoa có thể dùng để chữa sốt, lợi tiểu; nước từ cụm hoa có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón; rễ cây có tác dụng thông lợi tiểu tiện; thậm chí dịch nhựa của cây thốt nốt cũng có thể dùng để lên men và mang lại tác dụng rất bổ dưỡng.
Tác dụng của thốt nốt theo y học hiện đại
Không chỉ có tác dụng trong y học cổ truyền mà theo y học hiện đại, thốt nốt cũng có rất nhiều tác dụng tuyệt vời. Một số tác dụng mà thốt nốt mang lại phải kể đến như:
- Chống oxy hóa, bồi bổ cơ thể: Nhờ chứa đa dạng các khoáng chất (gấp nhiều lần so với đường cát trắng), giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc: Sử dụng thốt nốt có thể làm tăng cường quá trình bài tiết chất độc ra ngoài cơ thể.
- Tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ: Thốt nốt là thực phẩm giàu sắt, thế nên nó rất thích hợp sử dụng cho phụ nữ mang thai, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cho thai phụ. Ngoài ra nếu sử dụng thốt nốt với liều lượng thích hợp thì nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ, giúp xương của bé chắc khỏe hơn.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Thành phần chất xơ trong thốt nốt cũng rất dồi dào, từ đó có thể kích thích enzyme tiêu hóa, giúp nhuận tràng, giảm chứng đầy bụng, khó tiêu…
- Làm đẹp cho làn da: Sử dụng thốt nốt thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện tình trạng mụn, giúp da sáng khỏe hơn.
Cách ăn quả thốt nốt
Cách ăn quả thốt nốt như thế nào? Có lẽ khá nhiều người chưa biết sử dụng trái thốt nốt sao cho đúng. Thực tế thì cách ăn trái thốt nốt cũng khá đơn giản. Bạn có thể gọt sạch lớp vỏ đen bên ngoài, tách bỏ phần vỏ cứng và vỏ lụa bên trong, sau đó tách các múi thốt nốt ra, cắt thành các miếng vừa ăn. Bạn cho thêm nước thốt nốt vào, cho thêm đá, trộn đều lên là có thể thưởng thức được rồi.
Nếu không mua được nước thốt nốt thì bạn cho thêm chút đường hoặc sữa theo sở thích, thêm đá bào và trộn lên là có thể ăn.
>> Xem thêm: Nước thốt nốt lấy từ đâu? Tác dụng và cách làm nước uống thốt nốt
Trái thốt nốt làm gì ăn ngon?
Trái thốt nốt không chỉ được dùng làm đường thốt nốt hay ngâm rượu mà còn được chế biến thành mứt, chè hoặc rim đường. Sau đây là cách thực hiện 3 món ăn này, bạn có thể tham khảo để làm và chiêu đãi người thân trong gia đình nhé.
Cách làm thốt nốt rim đường
Chuẩn bị:
- 1kg cùi thốt nốt
- 300g đường thốt nốt chảy
Cách làm:
Cắt cùi thốt nốt thành các lát mỏng vừa ăn. Tiếp đến, bạn cho cùi thốt nốt và đường thốt nốt vào chảo, bật lửa nhỏ để rim. Khi đường thốt nốt tan chảy hết thì bạn cho thêm chút muối trắng vào, tiếp tục rim đến khi nước đường keo lại, cùi thốt nốt chuyển sang nâu trong thì tắt bếp. Thường quá trình này sẽ thực hiện trong khoảng 1 tiếng.
Cách làm mứt thốt nốt
Bạn thái thốt nốt thành các lát mỏng vừa ăn. Sau đó đem thốt nốt trộn với đường theo tỉ lệ cứ 1kg thịt thốt nốt thì cho 500g đường. Bạn cho hỗn hợp đường và thịt thốt nốt lên chảo rồi sên đều. Khi thấy hỗn hợp sôi thì vặn lửa thật nhỏ và tiếp tục đảo đều. Thường thì mỗi mẻ mứt thốt nốt sẽ cần được sên trong 2 - 3 tiếng.
Lưu ý: Bạn nên chọn những trái thốt nốt không già nhưng cũng không non quá nhé. Chọn quả già hoặc quả quá non sẽ đều khiến cho mứt thành phẩm không đạt chất lượng.
Cách làm chè thốt nốt
Chuẩn bị:
- 500g cùi thốt nốt
- 200g đậu xanh không vỏ
- 50g bột khoai
- 50g bột báng
- 0,5 lít nước cốt dừa
- 0,5 lít nước dừa
- 1 thìa nước bột năng (pha bột năng và nước tỷ lệ 2:1)
- 200g đường thốt nốt
- Đường cát, muối…
Cách làm:
- Thái nhỏ thốt nốt thành các lát vừa ăn.
- Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 3 tiếng.
- Ngâm bột khoai và bột báng trong nước khoảng 2 tiếng cho mềm. Sau đó cho bột khoai vào nồi nước nấu sôi rồi thả tiếp bột báng vào, tiếp tục đun khoảng 5 phút nữa, sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho đậu xanh vào nồi cùng với 1 lít nước lọc và 0,5 lít nước dừa. Khi hỗn hợp sôi lên thì bạn vớt bỏ bọt, tiếp tục nấu thêm 10 phút cho đậu xanh chín mềm.
- Cho 0,5 lít nước cốt dừa, đường cát, chút muối hạt vào nồi và khuấy đều lên.
- Tiếp đến bạn cho bột năng đã pha vào nồi, khuấy đều khoảng 2 - 3 phút, nêm nếm lại cho vừa.
- Tiếp đến, bạn cho bột khoai, bột báng, thốt nốt vào nồi, khuấy đều và nấu khoảng 10 phút nữa. Cuối cùng cho đường thốt nốt đã thái nhỏ vào trộn đều và tắt bếp.
- Chờ cho chè nguội, bạn múc chè ra bát, thêm đá bào là có thể thường thức được rồi đấy.
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã biết cây thốt nốt là gì, cũng như tác dụng và cách ăn trái thốt nốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- 2 Cách làm thốt nốt rim ngon đơn giản tại nhà
- 5 Cách chế biến hạt đác cực ngon từ hạt đác tươi ăn là mê
- Cách nấu chè hạt đác ngon, đơn giản thanh mát cho ngày hè
- Đường thốt nốt là gì? Đường thốt nốt có tác dụng gì?
- Cách nấu chè thốt nốt thanh mát đơn giản tại nhà
- 3 Cách làm chè khoai dẻo thơm ngon, dễ nấu tại nhà
Xem thêm
Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
Mận Hà Nội có tác dụng gì? Giá mận Hà Nội bao nhiêu?
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Ăn na có tác dụng gì? Tác dụng của quả na
Ăn vải thiều có béo không? Ăn vải tăng cân hay giảm cân?
Nước ép cần tây có tác dụng gì? Uống nước ép cần tây đúng cách thế nào?
Quả chay là quả gì? Quả chay ăn như thế nào?
Ăn dưa lưới có tác dụng gì? Bà bầu ăn dưa lưới được không?
6 Cách bổ dưa hấu đẹp, nhanh và thông minh nhất