Củ dền có tác dụng gì? Ăn củ dền có tốt không, có bổ máu không?
Củ dền có tác dụng gì? Ăn củ dền có tốt không, có bổ máu không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về tác dụng của củ dền và một số lưu ý khi sử dụng củ dền các bạn nhé!
Củ dền là gì?
Củ dền hay còn được gọi là củ dền đỏ, trong tiếng Anh, củ dền thường được gọi là beetroot hoặc red beet. Củ dền đỏ thuộc loại củ cải ngọt và thường được trồng nhiều nhất ở Canada, các khu vực tại Anh Quốc, Trung Mỹ và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, củ dền đỏ khác với củ cải đường (sugar beet). Củ cải đường thường có kích thước củ to hơn, thường có màu trắng và thường được sử dụng để chiết xuất lấy nước cốt làm đường.
Củ dền thường có 2 màu là củ dền đỏ thẫm và củ dền tím than cùng với lớp vỏ bên ngoài khá xù xì. Khi bạn cắt ngang củ dền, bạn sẽ thấy có nhiều khoanh vòng hình tròn đồng tâm với màu đậm hoặc nhạt khác nhau.
Màu đỏ bên trong củ dền là do hợp chất tự nhiên được tạo ra từ hóa tính thực vật có tên betaxanthins - bao gồm các sắc tố có màu vàng đến da cam và betacyanins (betalains) - bao gồm các sắc tố từ đỏ đến tím.
Thành phần dinh dưỡng của củ dền
Củ dền đỏ và lá của củ dền có chứa rất nhiều vitamin như vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6 và vitamin C. Đặc biệt, lá và thân của cây dền đỏ có chứa nhiều chất sắt hơn cả rau bina - rau chân vịt (spinach). Ngoài ra, củ dền đỏ cũng chứa rất nhiều khoáng chất như canxi, magie, phốt pho, đồng, natri và sắt.
Bên cạnh đó, củ dền đỏ cũng cung cấp chất choline có lợi cho sức khỏe. Choline là một loại chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B, acid folic, kali, iốt, mangan, natri hữu cơ, chất xơ và carbohydrate ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.
Nhìn chung, củ dền đỏ được xem là loại củ chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng có tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người cũng như giúp hỗ trợ cải thiện một số tình trạng bệnh tật khác.
Củ dền có tác dụng gì?
Củ dền là loại rau củ có chứa đa dạng các loại vitamin, khoáng chất và acid folic. Củ dền đỏ được coi là một trong các loại thực phẩm tuyệt vời đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể của con người như giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm sự mệt mỏi. Bên cạnh đó, củ dền đỏ còn có nhiều tác dụng khác như:
Bổ máu
Củ dền đỏ chứa hàm lượng chất sắt cao có tác dụng giúp tái tạo và tái kích thích các tế bào máu và cung cấp oxy cho cơ thể. Bên cạnh đó, hàm lượng chất đồng trong củ dền đỏ cũng giúp tạo ra thêm chất sắt cho cơ thể. Chính vì vậy mà củ dền thường được chọn là một trong những loại thực phẩm có tác dụng trong phòng và điều trị bệnh thiếu máu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, thành phần các loại vitamin và chất dinh dưỡng trong củ dền đỏ có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm trùng. Các chất dinh dưỡng có trong củ dền giúp hỗ trợ kích thích sự oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào máu mới.
Bên cạnh đó, hợp chất betaine có trong củ dền đỏ giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự sản sinh ra chất serotonin (chất tạo hưng phấn) tự nhiên cho cơ thể của chúng ta. Hiểu theo một cách đơn giản thì khi bạn ăn củ dền đỏ tươi sống sẽ khiến tâm trạng bạn trở nên sảng khoái và vui vẻ hơn.
Duy trì chức năng thải độc của gan
Như đã nói ở trên, trong củ dền đỏ có chứa sắc tố màu betacyanins (betalains). Đây là những hoạt chất có tác dụng giúp gan giải độc hiệu quả thông qua việc tạo hiệu ứng dây chuyền đến mạch máu giúp loại bỏ các độc tố trong gan. Hiệu ứng này rất hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa lành độc tính của gan hoặc các bệnh gan mật như bệnh vàng da, ngộ độc thực phẩm, viêm gan, tiêu chảy hoặc bị nôn mửa.
Ngoài ra, củ dền còn có khả năng chống lại sự hình thành các lớp mỡ trong cơ thể. Khi bạn sử dụng củ dền đỏ làm nước ép hoặc bổ sung dền đỏ vào thực đơn hàng ngày một cách hợp lý sẽ giúp hạn chế tình trạng tích tụ mỡ dư thừa và giúp giảm cân hiệu quả.
Hạn chế chứng táo bón
Trong thành phần của củ dền có hàm lượng chất xơ nhất định, do vậy, sử dụng củ dền thường xuyên một cách hợp lý sẽ giúp chúng ta hạn chế được chứng táo bón và giúp bài tiết chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Điều hoà huyết áp
Theo các nghiên cứu gần đây, uống khoảng 500ml nước ép củ dền đỏ mỗi ngày thì sau khoảng 24 giờ sẽ có tác dụng giúp điều hòa huyết áp rất tốt. Các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, hàm lượng nitrat cao trong củ dền đỏ chính là nhân tố góp phần giúp ổn định huyết áp.
Chống đột quỵ và ngăn ngừa các vấn đề tim mạch
Như đã đề cập ở trên, tác dụng điều hòa huyết áp của củ dền đỏ đã được nhiều nghiên cứu chứng minh. Đây chính là một nhân tố vô cùng quan trọng trong việc dự phòng bệnh tim mạch vành và bệnh đột quỵ. Củ dền đỏ có tác dụng hỗ trợ làm giảm nồng độ cholesterol trong máu và chống oxy hóa. Do vậy, củ dền đỏ được cho là một trợ thủ đắc lực trong việc giúp đảm bảo khỏe mạnh cho hệ tim mạch của chúng ta.
Ngăn ngừa các bệnh ung thư
Theo các nghiên cứu khoa học, nước ép củ dền đỏ có vai trò hỗ trợ chống sự tích tụ của những hợp chất nitrosamines trong cơ thể, đây vốn được cho là thủ phạm gây ra ung thư.
Một số lưu ý khi sử dụng củ dền
Củ dền đỏ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao có tác dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, củ dền vẫn tồn tại một số tác dụng phụ mà người dùng không hề mong muốn nếu ăn quá nhiều và không hợp lý. Do vậy, khi sử dụng củ dền, các bạn cần chú ý đến một số điều sau đây nhé:
- Các bạn cần hạn chế ăn củ dền hoặc uống nước ép củ dền quá nhiều, đặc biệt là đối với những người có tiền sử mắc bệnh sỏi thận.
- Nước ép củ dền đỏ khi pha với sữa có thể gây hại và gây ngộ độc natri, do vậy, các bạn không được dùng nước củ dền đỏ để pha sữa nhé.
Bên cạnh đó, các bạn không nên sử dụng nước ép củ dền đỏ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với những trẻ dưới 4,5 tháng tuổi. Nhiều người cho rằng nước ép củ dền đỏ giúp bổ cho máu nên pha chung với sữa cho trẻ uống, điều này khá sai lầm. Nguyên nhân là do hàm lượng chất nitrat trong củ dền đỏ khá cao, do vậy khi pha chung nước ép củ dền với sữa có thể gây ngộ độc. Các bạn cũng cần lưu ý dấu hiệu ngộ độc nitrat ở trẻ em như biểu hiện da xanh tím để có thể cấp cứu kịp thời.
Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh ngộ độc cho trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần lưu ý là tuyệt đối không nấu hay pha nước ép củ dền đỏ cho trẻ nhỏ nhé.
Trên đây là những thông tin về tác dụng của củ dền và một số lưu ý khi sử dụng củ dền mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Cách làm tiết canh củ dền bằng bột rau câu vừa ngon vừa mát
- Ăn dưa lưới có tác dụng gì? Bà bầu ăn dưa lưới được không?
- Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu có nên ăn vải?
- Dâu tằm có tác dụng gì? Tác dụng của quả dâu tằm, lá dâu tằm
- Ăn đu đủ chín có tác dụng gì? Bà bầu ăn đu đủ chín được không?
- Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?
- Ăn ớt chuông có tác dụng gì? Ớt chuông màu nào tốt nhất?
Xem thêm
Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương
2 Cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản
Mận Hà Nội có tác dụng gì? Giá mận Hà Nội bao nhiêu?
Nước ép cần tây có tác dụng gì? Uống nước ép cần tây đúng cách thế nào?
5 cách làm giá đỗ ngon tại nhà
Rau tần ô (rau cải cúc): Tác dụng, cách nhặt, cách nấu canh
Ăn rau ngót có tác dụng gì? Bà bầu ăn rau ngót được không?
Rau bó xôi là rau gì? 11 tác dụng tuyệt vời của cải bó xôi
Ăn chôm chôm có tác dụng gì? Ăn chôm chôm có nóng không?