Cách trồng mồng tơi bằng cành (thân, gốc) đơn giản tại nhà
Cách trồng mồng tơi bằng cành như thế nào? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Cách trồng mồng tơi bằng cành
1.
Vật liệu cần chuẩn bị
- Đất trồng (cát + phân ủ từ lá cây + phân bò)
- Chậu hoặc thùng xốp có lỗ thoát nước
- Cành/hom mồng tơi
- Bay, cào làm đất
Cách trồng rau mồng tơi bằng cành đơn giản
- Bước 1: Trộn 1 phần cát + 1 phần phân ủ từ lá cây + 1 phần phân bò với nhau để làm đất trồng. Sau khi trộn đất trồng xong, bạn đổ vào chậu/thùng xốp.
- Bước 2: Chọn cành mồng tơi khỏe mạnh, thân già, có lá non hoặc mầm càng tốt, cắt đoạn cành khoảng 15cm gồm 4 - 5 mắt rồi cắt ngay dưới một nút lá 1 góc 45o. Lưu ý: Bạn loại bỏ hết toàn bộ lá, chỉ để lại thân cành trơ trụi.
- Bước 3: Dùng tay tạo hố ở đất trồng rồi giâm cành trong chậu đất để cây ra rễ. Ngoài ra, bạn có thể trồng trực tiếp ra vườn (nếu muốn). Khoảng cách giâm mỗi cành cách nhau khoảng 10cm. Mẹo cho mồng tơi ra rễ nhanh: Bạn hãy giâm cành trong nước trước để chúng ra rễ rồi mới đem trồng vào chậu hoặc ra vườn.
- Bước 4: Trong thời gian đầu giâm cành, bạn cần tưới nước đầy đủ và giữ chậu ươm trong bóng mát, chờ đến khi chúng xuất hiện rễ và lá mới thì mới đưa ra ngoài ươm.
- Bước 5: Tạo giàn leo cho chúng để cây có nơi bám cũng như phát triển tốt nhất, đồng thời giúp không gian trồng được gọn gàng và gia tăng năng suất.
Cách chăm sóc cây mồng tơi
2.
- Tưới nước: Bạn không nên tưới cây quá ẩm bởi nó sẽ khiến cây dễ bị nấm bệnh. Vào mùa nắng, bạn nên tưới nước cho cây đủ 2 lần/ngày để duy trì độ ẩm cho đất. Còn mùa mưa thì bạn không nên tưới quá nhiều nước, tránh làm cây bị ngập úng.
- Phân bón: Phân hữu cơ bạn nên trộn với phân lân bón lót. Khi bón, bạn hãy cày đất hoặc bón theo luống. Trước lúc thu hoạch rau khoảng 7 - 10 ngày, bạn nên ngưng tưới phân đạm để lượng nitrat trong rau không quá cao. Tùy vào từng loại đất, giống cây hay giai đoạn sinh trưởng của cây mà bạn tính toán lượng phân bón hằng năm cho cây phù hợp.
- Sâu bệnh: Một số loại sâu gây hại cho cây rau mồng tơi có thể kể đến như sâu xanh, bọ nhảy, sâu tơ… Bởi trồng rau tại nhà không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên người trồng cần phải kiểm tra cây thường xuyên để bắt sâu cũng như ngắt bỏ lá vàng, lá bệnh.
- Cách thu hoạch mồng tơi: Chỉ sau một tháng trồng rau mồng tơi là bạn đã có thể thu hoạch rau mồng tơi dù cho có trồng theo cách nào. Khi thu hoạch rau mồng tơi, bạn nên dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất khoảng 5 - 10cm. Sau khi hái rau lần 1 thì 12 - 15 ngày sau sẽ có thể thu hoạch được một lứa tiếp theo. Lưu ý: Bạn nên hái rau mồng tơi vào buổi sáng sớm, nếu thu hoạch rau mồng tơi khi trời nắng nóng sẽ có thể làm rau dễ bị héo, ôi…
>> Tham khảo thêm:
- Cách làm rau mồng tơi xào tỏi ngon giòn, có màu xanh đẹp mắt
- Cây lan ý hợp mệnh gì, có độc không? Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý
- Cây vạn niên thanh có độc không, hợp mệnh gì? Cách trồng cây vạn niên thanh
- 10 Cây trồng ban công chịu nắng tốt, cây leo ban công đẹp dễ chăm
- Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
- Cây trầu bà: Tác dụng, ý nghĩa phong thủy, cách trồng và cách chăm sóc
Trên đây là cách trồng mồng tơi bằng cành mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
Cải kale là cải gì? 16 Tác dụng của cải xoăn kale với sức khỏe và sắc đẹp
Ăn quả bơ có tác dụng gì? Ăn bơ nhiều có tốt không?
2 Cách làm vải sấy khô tại nhà thơm ngon, đơn giản
Ăn dứa (thơm) có tác dụng gì cho phụ nữ, con gái?
Cách trồng mồng tơi bằng cành (thân, gốc) đơn giản tại nhà
Quả chay là quả gì? Quả chay ăn như thế nào?
Hàm lượng vitamin C trong chanh, cam, ổi và các loại trái cây thông dụng
Tên và hình ảnh tất cả các loại rau cải
Rau đay là rau gì? Tác dụng, hình ảnh và các loại rau đay