Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
Hương thảo là một loại cây thảo mộc được trồng nhiều làm cây phong thủy. Bên cạnh đó, loại cây này cũng mang đến nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống. Vậy thực chất cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này để cùng VnAsk tìm hiểu câu trả lời nhé.
- Cây hương thảo là cây gì - Cây rosemary là cây gì? Tìm hiểu về cây hương thảo
- Tác dụng của cây hương thảo, cây hương thảo có tác dụng gì?
- Ý nghĩa của cây hương thảo trong phong thủy - Cây hương thảo hợp mệnh gì?
- Cây hương thảo có dễ trồng không? Kinh nghiệm - cách trồng cây hương thảo
- Cách chăm sóc cây hương thảo
Cây hương thảo là cây gì - Cây rosemary là cây gì? Tìm hiểu về cây hương thảo
Cây hương thảo là gì?
Cây hương thảo (hay còn được gọi là cây mê điệt hương, cây tây dương chổi, rosemary...) là một loại thực vật có hoa thuộc họ nhà Hoa môi. Nó có danh pháp khoa học là Rosmarinus officimalis L. Tên gọi này được đặt theo tiếng Latin, trong đó marinus là chỉ biển, ros là sương và loại cây này còn được mệnh danh là sương của biển.
Hương thảo có nguồn gốc ở vùng Địa Trung Hải, được trồng nhiều ở Nam Âu, Tây Á và Bắc Phi. Người ta thường trồng trong những vườn khô và dọc theo bờ biển hoặc trong những chậu ở trên sân thượng...
Cây hương thảo có hoa không? Cây hương thảo có mùi gì?
Hương thảo là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 2m, phân nhánh và mọc thành bụi. Cây có khá nhiều lá, hẹp, hình dải, dai, dài khoảng 1 - 3cm có mép gập xuống, không cuống; lá màu xanh thẫm và nhẵn ở trên, phủ lông rải rác màu trắng ở dưới. Hoa của cây hương thảo xếp 2 - 10 ở các vòng lá, dài khoảng 1cm, màu xanh dương hoặc lam nhạt, hơi có màu tím hoa cà, với những chấm tím ở phía trong các thùy. Quả gồm 4 quả khô hợp lại, màu nâu. Toàn cây có mùi rất thơm, dễ chịu nên được nhiều người trồng và trang trí trong nhà.
Người ta trồng hương thảo bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành vào mùa xuân bởi loại cây này thích hợp với khí hậu khô vừa phải và ấm áp.
Tác dụng của cây hương thảo, cây hương thảo có tác dụng gì?
Tác dụng của cây hương thảo trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại, tinh dầu chiết xuất từ cây hương thảo mang đến những tác dụng như:
- Chống co thắt
- Làm ra mồ hôi, hạ nhiệt
- Giảm đau đầu
- Giúp làm hưng phấn thần kinh
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa
- Lợi tiểu
- Giải độc
- Chống viêm
- Gia tăng sự bài tiết mật
Bên cạnh đó, qua một vài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, người ta còn ghi nhận rằng cây hương thảo có khả năng ức chế độ tố aflatoxxine - một chất có thể gây ung thư được tìm thấy trong nhiều sản phẩm, thực phẩm bị lên mốc.
Công dụng của cây hương thảo trong Đông y
Theo Đông y, hương thảo có vị chát, hương thơm nồng, có tính ấm nóng và có tác dụng:
- Lợi mật lợi tiểu
- Chống sưng viêm
- Chống oxy hóa
- Kích thích tuần hoàn máu não
- Hỗ trợ tăng cường trí nhớ
- Bổ dưỡng, tăng cường sinh lực
- Có tác dụng tẩy uế
- Giúp chống rụng tóc, kích thích tóc mọc nhanh
- Làm sạch hệ hô hấp, giúp làm loãng đờm...
Cây hương thảo có tác dụng gì trong đời sống?
Hương thơm của cây hương thảo rất dễ chịu, nó có thể khuếch tán trong phòng rộng 15m2 mà vẫn cảm nhận được. Mùi hương này thích hợp với nhân viên văn phòng, các bà mẹ sau sinh và cả trẻ em. Bên cạnh đó, hương thảo còn có tác dụng đuổi muỗi rất tốt, giúp không gian sống thêm trong sạch hơn.
Trong việc nấu nướng, cây hương thảo lại là loại cây gia vị cực kỳ hữu dụng. Mùi thơm đặc trưng của cây hương thảo có thể át đi mùi tanh của thịt cá, tạo hương vị vô cùng đặc biệt cho các món pizza, gà hay tôm nướng...
(Nguồn tham khảo: suckhoedoisong)
Tác hại của cây hương thảo
Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hương thảo hoặc sử dụng với hàm lượng quá lớn thì loại cây này cũng sẽ mang tới một số tác hại nguy hiểm cho sức khỏe, vi dụ như:
- Nếu sử dụng lượng lớn cây hương thảo có thể gây nên kích ứng dạ dày, làm tổn thương ruột, thận.
- Một vài tác dụng phụ của cây hương thảo khi dùng sai cách bao gồm: Co giật, hôn mê, nôn mửa... có thể gây phù phổi, kích thích chảy máu kinh nguyệt...
- Nguy hiểm hơn nếu sử dụng sai cách loại cây này còn có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai.
Bên cạnh đó, cây hương thảo cũng còn phản ứng với một số loại thuốc như:
- Thuốc chống đông máu: Chúng bao gồm Warfarin, Aspirin và Clopidogrel.
- Thuốc ức chế men chuyển: Được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Chúng bao gồm lisinopril (Zestril), fosinopril (Monopril), captopril (Capoten) và enalapril (Vasotec).
- Thuốc lợi tiểu: Những thuốc này làm tăng lượng nước tiểu đi qua và bao gồm hydrochlorothiazide và furosemide (Lasix).
- Lithi: Được sử dụng để điều trị các giai đoạn của chứng trầm cảm . Hương thảo có thể hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và khiến lithium đạt đến mức độc hại trong cơ thể.
Trong trường hợp bạn đang phải sử dụng các loại thuốc này thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bạn nhé.
Ý nghĩa của cây hương thảo trong phong thủy - Cây hương thảo hợp mệnh gì?
Ý nghĩa của cây hương thảo trong phong thủy
Trong phong thủy, cây hương thảo được xem là loại cây có khả năng kết nối 2 thế giới âm, dương. Một số tài liệu cũng cho rằng loại cây này mang ý nghĩa tri ân những người đã khuất. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng xua đuổi tà ma, giúp mang lại sự may mắn, tốt lành cho gia chủ.
Cây hương thảo hợp mệnh gì?
Loại cây này mang tới sự may mắn, bình an cho gia chủ, chính vì thế, người mệnh nào cũng có thể trồng và sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần biết cách bài trí sao cho phù hợp với phong thủy để tăng thêm vượng khí. Những người mệnh Hỏa nên đặt cây hương thảo theo hướng Nam hoặc Tây Nam, còn người mệnh Mộc thì nên đặt cây hương thảo theo hướng Đông Nam - Đông. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đặt cây hương thảo ở gần vị trí có ánh sáng để giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Cây hương thảo có dễ trồng không? Kinh nghiệm - cách trồng cây hương thảo
Có thể nói, cây hương thảo dễ trồng nhưng để chăm sóc được loại cây này sinh trưởng, phát triển tốt thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm được một số kinh nghiệm trồng loại cây này.
Cách trồng cây hương thảo bằng hạt
Bước 1: Ủ hạt
Trước tiên, bạn cần lựa chọn được hạt giống hương thảo chất lượng, có tỉ lệ nảy mầm cao. Sau khi mua về, bạn tiến hành ngâm trong nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 5 tiếng đồng hồ. Sau thời gian này, bạn quan sát nếu thấy hạt mọng nước, mép hạt hơi sưng thì vớt hạt ra rồi xả lại bằng nước sạch cho hết chất nhờn bám xung quanh.
Tiếp đến, bạn đem hạt đi ủ. Bạn trải hạt vào khăn giấy rồi tưới nước cho ướt khă và gấp lại để vào 1 cái đĩa. Sau đó, bạn dùng túi nilon bọc kín đĩa lại rồi để nó vào chỗ tối, thoáng mát. Sau 30 tiếng, bạn mở ra kiểm tra, nếu thấy hạt nhú mầm trắng thì đem đi gieo.
Bước 2: Gieo hạt
Bạn chuẩn bị 1 hộp nhựa có nắp đậy. Đồng thời chuẩn bị đất trồng và xơ dừa theo tỉ lệ 5:5.
Bạn cho đất vào 2/3 họp rồi vùi hạt đã nảy mầm xuống đất ở độ sâu khoảng 6 - 10mm, các hạt cần cách nhau 2cm để sau này tách cây con dễ dàng nhất.
Sau đó, bạn dùng bình xịt phun sương để tưới nước cho đất rồi để chúng vào chỗ râm mát. Cứ 2 ngày, bạn đem ra tưới nước 1 lần. Khi thấy cây nhú khỏi mặt đất thì bạn mang cây ra chỗ có ánh nắng. Đến khi cây cao khoảng 4cm thì bạn có thể tách ra trồng ở chậu hoặc trồng trong vườn nhà...
Lưu ý:
- Nếu bạn dùng viên nén ươm hạt thì không cần chuẩn bị đất mà chỉ cần ngâm viên nét vào nước khoảng 5 phút cho viên nén nở ra và tra hạt sau khi ủ vào.
- Trong quá trình gieo, ủ hạt, bạn cần theo dõi độ ẩm thường xuyên, tránh để đất quá ẩm ướt hoặc quá khô, đồng thời không tưới vào buổi tối bởi cây dễ sinh nấm.
Cách trồng cây hương thảo bằng cành
Chọn cây giống
Bạn cần cắt cành ở những cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không có sâu bệnh. Cành cần cắt có chiều dài khoảng 5 đến 10cm để tỉ lệ sống đạt được từ 70 đến 90%.
Hiện nay có khá nhiều giống cây hương thảo, có loại ra hoa tím nhưng cũng có loại ra hoa xanh hoặc trắng. Loại ra hoa tím vẫn được ưa chuộng hơn cả nên bạn cần lưu ý khi chọn cây giống nhé.
Chọn đất trồng
Rễ của cây hương thảo khá nhạy cảm, cần thoát nước tốt nên bạn cũng cần thận trọng khi lựa chọn đất. Đất để trồng cây hương thảo cần có độ tơi xốp, đủ ẩm, giàu dưỡng chất. Bạn nên chọn loại đất mùn hữu cơ bởi nó giàu dinh dưỡng và có thể giúp cây phát triển thuận tiện nhất.
Kỹ thuật trồng
- Khi chọn được cành hương thảo khỏe mạnh, bạn dùng dao cắt 1 đoạn khoảng 10cm rồi tuốt sạch 3 - 4cm ở đoạn vừa cắt.
- Tiếp đến, bạn cho cành này vào ly nước lạnh (nước không ngập đến lá để tránh úng).
- Sau đó, bạn đặt ly nước vào nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh sáng nhẹ.
- Sau 3 tuần, bạn kiểm tra thấy cây mọc rễ thì cho ra chậu trồng. Cây hương thảo rất thích nơi có khí hậu mát mẻ nên để cho hiệu quả cao nhất thì bạn nên trồng vào đầu thu hoặc cuối xuân.
Cách chăm sóc cây hương thảo
Ánh sáng
Hương thảo ưa khí hậu mát mẻ nên bạn cần chọn nơi râm mát, có độ ẩm thích hợp. Không nên trồng hoặc đặt chậu cây ở chỗ có ánh nắng gắt, nắng nhiều bởi cây sẽ bị cháy, khô tinh dầu và chậm phát triển.
Phân bón
Cây hương thảo cao từ 35 - 50cm sẽ cần 100 - 200ml/gốc mỗi tuần. Bạn có thể ngâm 1 muỗng nhỏ phân NPK tím trong 1 lít nước khoảng 12 tiếng để phân tan hết rồi tưới vào gốc cây vào buổi chiều mát. Thỉnh thoảng bạn cũng có thể thay bằng phân Super Lân, phân hạt Dynamic Lifter với hàm lượng tương tự. Ngoài ra, bạn cũng cần dùng phân bón lá như NPK, B1 để bón cho cây.
Nước tưới
Bạn chỉ cần tưới nước vào buổi sáng. Nếu thời tiết hanh khô thì có thể tưới thêm nước vào buổi chiều. Tuy nhiên không nên tưới quá nhiều bởi có thể làm cây bị úng nhé.
Sâu bệnh
Nếu thấy hương thảo bị sâu ăn lá hoặc lá đổi thành màu trắng, có đốm, bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật Sec Saigon. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cắt tỉa lá để loại bỏ những cành lá khô héo nhé.
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cây hương thảo rosemary là cây gì, cây hưởng thảo có tác dụng gì và cách trồng cây hương thảo tại nhà như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- Hạt dổi có tác dụng gì, giá bao nhiêu? Cách chế biến hạt dổi
- Cây đinh hương có tác dụng gì? Hình ảnh và cách sử dụng đinh hương
- Cây rau mương có tác dụng gì? Hình ảnh cây rau mương
- Cây kế sữa là gì? Cây kế sữa có tác dụng gì?
- Cây chó đẻ có tác dụng gì? Có nên uống cây chó đẻ thường xuyên không?
- Xuyên tâm liên là cây gì? Cây xuyên tâm liên có tác dụng gì?
- Cây nha đam có tác dụng gì? 15 công dụng của cây nha đam với sức khỏe và làm đẹp
- Hoa hồi có tác dụng gì? Cách sử dụng hoa hồi trong nấu ăn
Xem thêm
Hoa sấu có màu gì? Cây sấu ra hoa tháng mấy?
Ý nghĩa hoa tường vi là gì? Hoa tường vi ra hoa tháng mấy?
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất
Hoa thạch thảo có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa thạch thảo đẹp, tươi lâu
Tên và ý nghĩa của các loại hoa lan đẹp, được ưa thích hiện nay
Cây tầm gửi có tác dụng gì? Hình ảnh và các loại tầm gửi
Hoa tuyết mai có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa tuyết mai đẹp chơi Tết
Có nên trồng cây tường vi trước nhà? Cách trồng hoa tường vi ra hoa đẹp
Hoa hướng dương nở vào mùa nào? Cách tạo dáng, chụp ảnh với hoa hướng dương đẹp