Hoa trà my (hoa trà) có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây hoa trà my

Cập nhật: 28/03/2024

Hoa trà my (hoa trà) có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây hoa trà my như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về hoa trà my trong bài viết hôm nay các bạn nhé!

Tìm hiểu về hoa trà my

1.

Tìm hiểu về hoa trà my

Hoa trà my hay hoa trà là loài hoa thuộc chi trà (chè) và có tên khoa học là Camellia Japonica. Hoa trà my có nguồn gốc đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hiện nay, cây trà my đã được trồng nhiều ở Việt Nam, từ Bắc tới Nam, loài cây này phù hợp với đa số các loại đất và khí hậu.

Cây hoa trà my là cây bụi, chiều cao có thể đạt từ từ 30cm đến 1,2m. Thân cây trà my có nhiều cành, lá nhỏ mọc dày, mép lá có răng cưa nhỏ, mặt trên lá hơi bóng và thường có màu xanh lục.

Hoa trà my thường nở vào mùa xuân, khoảng từ tháng tháng 12 đến tháng 4. Bông hoa trà my khi nở khá to, hoa gồm nhiều cánh xếp lớp uốn cong rất đẹp mắt. Hoa trà my thường có 3 sắc màu chính gồm là hoa trà my hồng, hoa trà my đỏ và hoa trà my trắng, trong đó phổ biến nhất là hoa trà my màu đỏ.

Ý nghĩa hoa trà my

2.

Hoa trà my sở hữu màu sắc tươi thắm và vẻ đẹp kiêu sa ngọc ngà, do vậy, trong phong thủy, người ta thường ví hoa trà my là loài hoa tượng trưng cho sự phú quý, tài lộc và sự trường thọ. Mỗi màu hoa trà my lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Hoa trà my trắng

Hoa trà my trắng

Màu trắng của hoa trà my là biểu tượng của sự trong sáng thuần khiết, sự thanh cao, sự trong sạch không vấy bẩn của những người quân tử, hay nó còn là biểu tượng của sự thủy chung son sắc một lòng của người phụ nữ.

Trong phong thủy, hoa trà my trắng tượng trưng cho người mệnh Kim. Những người mệnh Kim khi trồng hoa trà my trắng sẽ gặp nhiều thuận lợi trong con đường công danh và sự nghiệp. Bên cạnh đó, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Kim sinh Thủy nên người mệnh Thủy cũng rất hợp với loài cây này.

Hoa trà my đỏ

Hoa trà my đỏ

Hoa trà my đỏ được coi là tượng trưng cho tình yêu nồng thắm của lứa đôi. Màu hoa này còn có ý nghĩa tiếp thêm năng lượng và động lực cho chủ nhân của nó.

Trong phong thủy, hoa trà my đỏ có ý nghĩa biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Mệnh Hỏa có màu bản mệnh là màu đỏ nên cực kỳ phù hợp với hoa trà my đỏ, khi trồng loài cây này sẽ đem lại vượng khí rất tốt cho gia chủ. Người mệnh Thổ cũng có thể trồng hoa trà my đỏ để mang tới tiền tài, sức khỏe và điều may mắn.

Hoa trà my hồng

Hoa trà my hồng

Hoa trà my hồng thường được coi là biểu tượng của tuổi trẻ, của tuổi thanh xuân. Bên cạnh đó, trong phong thủy, cây hoa trà my màu hồng cũng hợp với người thuộc mệnh Hỏa, trồng cây này sẽ mang lại may mắn và phú quý cả năm cho gia chủ mệnh Hỏa.

Cây trà my có tác dụng gì?

3.

Cây trà my có tác dụng gì?

Cây hoa trà my thường được trồng làm cảnh để trang trí sân vườn, cảnh quan ngoại thất cho ngôi nhà và môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, cây trà my là loài cây có vị ngọt đắng, tính mát nên được áp dụng nhiều trong y học cổ truyền và da liễu.

Cách chăm sóc cây hoa trà my

4.

Cách chăm sóc cây hoa trà my

Đất trồng

Đất trồng tốt nhất cho cây trà my là bạn nên sử dụng đất mùn tơi xốp. Nếu bạn trồng hoa trà trong chậu thì nên chọn loại đất mùn ẩm, giàu chất dinh dưỡng và có độ thoáng khí, thoát nước tốt.  Độ chua pH của đất thích hợp nhất để trồng cây trà my là khoảng 5,5. Thời điểm thích hợp để trồng cây my là khoảng từ tháng 4 đến tháng 7.

Nhiệt độ

Bạn nên trồng hoặc đặt cây hoa trà my tại ở nơi rộng rãi, thoáng gió, có ánh nắng hướng Đông và tốt nhất là bạn trồng cây trà dưới mái lưới đen che nắng hoặc bóng mát. Cây trà my có khả năng chịu nắng nóng kém, do vậy, nhiệt độ thích hợp để cây hoa trà my phát triển là từ 15 độ C đến 24 độ C.

Nước tưới

Cây hoa trà my rất ưa ẩm, do đó, các bạn nên tưới cây khoảng 2 đến 3 ngày một lần, tưới ẩm đất và phun sương cho ướt lá. Trong thời gian hoa trà my nở, khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, trong khoảng thời gian này bạn nên hạn chế, không cần tưới nước nhiều cho cây.

Bón phân

Cây trà my không cần bón phân nhiều, bạn chỉ cần bón ở giai đoạn khi cây còn non và lúc mới trồng để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Giai đoạn cây trưởng thành, các bạn cần giảm bớt phân bón cho cây.

Phòng sâu bệnh

Các bạn thường xuyên quan sát lá cây trà my, nếu thấy dính bẩn hoặc có đốm đen thì cần cắt tỉa và dùng vòi nước dạng phun sương để rửa sạch mặt trên, mặt dưới của lá.

Thường xuyên cắt tỉa cành, lá và quan sát xem phần gốc cây trà có bị nhiễm nấm bệnh hay không. Nếu cây bị nhiễm bệnh, các bạn nên phun thuốc trừ sâu dạng bơm loãng hàng tháng, hoặc có thể sử dụng dung dịch ngâm rượu tỏi và ớt gừng để trừ sâu cho lá.

Trên đây là những thông tin về hoa trà my, ý nghĩa hoa trà my, công dụng của hoa trà my và cách chăm sóc cây hoa trà my. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về hoa trà my rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm dụng cụ làm vườn để hỗ trợ trồng và chăm sóc cây hoa trà my thì bạn hãy truy cập website  để đặt hàng online, hoặc bạn có thể đặt mua trực tiếp tại: