Hình ảnh và công dụng của cây bạch đàn
Cây bạch đàn là một trong những loài cây thú vị và có nhiều công ứng trong đời sống. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tham khảo tìm hiểu những hình ảnh và công dụng của cây bạch đàn các bạn nhé!
Tìm hiểu về cây bạch đàn
Cây bạch đàn là loài cây thuộc chi thực vật có hoa Eucalyptus trong họ Đào kim nương (Myrtaceae). Cây bạch đàn còn có tên gọi khác là cây khuynh diệp. Các thành viên của chi Eucalyptus này có xuất xứ từ Australia (Úc). Bạch đàn có hơn 700 loài khác nhau và hầu hết có bản địa tại Australia và một số nhỏ được tìm thấy ở New Guinea, Indonesia và một ở vùng viễn Bắc Philippines và Đài Loan. Các loài cây bạch đàn thường được trồng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới gồm Trung Đông, Trung Quốc, bán đảo Ấn Độ, Việt Nam châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, vùng Địa Trung Hải... Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chỉ có khoảng 10 loài bạch đàn được trồng và ứng dụng phổ biến trong đời sống là bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn lá bầu, bạch đàn chanh, bạch đàn lá liễu, bạch đàn Mai đen (Eu. Maidenii), bạch đàn hương...
Cây bạch đàn là loại cây gỗ to và có chiều cao trung bình từ 5m đến 30m, có cây lên đến 60m. Bạch đàn có vỏ cây mềm và lớp vỏ có thể bong thành các mảng lớn lộ vỏ trắng sáng bên trong lớp vỏ sần sùi. Thân cây bạch đàn thường thẳng tắp, tán lá thưa thớt và mọc chủ yếu ở phần ngọn đỉnh của cây. Các cành non bạch đàn thường có 4 cạnh và lá non mọc đối xứng không có cuống.
Lá cây bạch đàn thường có hình mũi giáo hoặc hình lưỡi liềm, cuống thì ngắn và mọc đối xứng nhau trên các cành non. Hai mặt lá của bạch đàn đều có màu xanh pha vàng, gân giữa nổi và gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá bạch đàn thì lá có mùi thơm đặc biệt và dịu nhẹ, ngửi hơi giống với mùi bạc hà nên có một số nơi gọi loại cây bạch đàn này là cây bạc hà. Hoa bạch đàn thường mọc ở nách lá, thường có màu trắng hoặc màu hồng/đỏ (tùy loài) và quả bạch đàn thường có hình chén.
Cây bạch đàn là loại cây gỗ khá dễ trồng, sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có điều kiện dinh dưỡng nghèo nàn và cằn cỗi. Cây bạch đàn có thể khai thác gỗ trong 5 đến 10 năm canh tác. Cây bạch đàn là loại cây lâu năm nên thường được trồng ở các vùng núi, có tác dụng cải tạo không gian xanh và trồng cây gây rừng.
>>> Xem thêm:
Hoa bạch đàn là hoa gì?
Như đã đề cập ở trên, hoa bạch đàn là loại hoa mọc ở nách lá, thường có màu trắng hoặc hồng/đỏ và mùi thơm dịu nhẹ. Hoa bạch đàn thường được người bán hoa Hà thành gọi là cành ô mai. Họ gọi như vậy là do những bông hoa bạch đàn non nhìn giống như hình viên ô mai từ hình dáng đến màu sắc. Hoa của cây bạch đàn có mùi thơm như tinh dầu và rất dễ chịu nên chúng thường được nhiều người mua cắm trong nhà.
Cành ô mai bạch đàn nếu cắm khô và không có nước có thể chơi đến hơn 3 tháng, còn nếu bạn cắm nước thì hoa bạch đàn cũng chơi được rất bền khoảng 1 tháng. Nhiều người đã từng mua và cắm loại hoa bạch đàn này thích thú chia sẻ là mùi thơm tinh dầu của hoa ô mai bạch đàn giúp giảm căng thẳng tốt, dễ ngủ và còn có tác dụng đuổi muỗi hiệu quả nữa. Theo như giá tham khảo thị trường thì những bó hoa bạch đàn có giá từ 100.000 đồng đến 125.000 đồng/bó.
Công dụng của cây bạch đàn
Sử dụng làm tinh dầu
Trong thân và lá của cây bạch đàn thường có chứa hương thơm tinh dầu nhẹ nhàng và đặc trưng nên chúng thường được sử dụng làm tinh dầu bạch đàn. Tinh dầu bạch đàn có tác dụng xua đuổi ruồi muỗi trong nhà hiệu quả, hoặc nó cũng có tác dụng để đặc trị đau bụng hay sát khuẩn.
Công dụng trong Y học
Theo Y học, lá của bạch đàn có tính hàn và có vị đắng nên có rất nhiều công dụng điều trị khác nhau. Một số bài thuốc từ cây bạch đàn thường được áp dụng để điều trị đau nhức xương khớp, điều trị ho, điều trị bệnh ngứa ngoài da, điều trị hôi nách...
Sử dụng làm đồ nội thất
Cây bạch đàn là loại cây gỗ lâu năm và dễ sinh trưởng. Cây bạch đàn có thớ gỗ mịn, gỗ màu trắng và lõi gỗ có hương thơm của tinh dầu nên được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế nội thất để làm bàn ghế, giường, bàn trang điểm, bàn ăn… Bên cạnh đó, gỗ bạch đàn cũng có tuổi thọ lâu năm nên được rất nhiều người lựa chọn sử dụng.
Những hình ảnh cây bạch đàn đẹp nhất
Sau đây là những hình ảnh cây bạch đàn, hoa bạch đàn đẹp nhất mà VnAsk đã tổng hợp lại được. Mời các bạn tham khảo nhé!
Trên đây là những hình ảnh và công dụng của cây bạch đàn mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Cây ngọc bích là cây gì, hợp tuổi nào, mệnh gì, cách trồng và chăm sóc thế nào?
- Cây trầu bà thanh xuân (trầu bà tay phật) là cây gì? Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Diệp hạ châu là cây gì? Diệp hạ châu có tác dụng gì?
- Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
- Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm dụng cụ làm vườn, đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:
Xem thêm
Hoa hồng tường vi có mấy màu? Cách trồng hồng tường vi ra hoa đẹp
Sen đá kim cương: Các loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Ý nghĩa hoa tường vi là gì? Hoa tường vi ra hoa tháng mấy?
Hoa tuyết mai có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa tuyết mai đẹp chơi Tết
Hoa mộc miên là hoa gì? Ý nghĩa của hoa mộc miên là gì?
Ý nghĩa của hoa thanh liễu, giá, nguồn gốc, cách trồng và chăm sóc
Sen đá sỏi hồng: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
Hoa hướng dương nở vào mùa nào? Cách tạo dáng, chụp ảnh với hoa hướng dương đẹp
Loài hoa đại diện cho tình yêu