Cây lan ý hợp mệnh gì, có độc không? Ý nghĩa và cách trồng cây lan ý

Cập nhật: 28/03/2024

Lan ý là một trong những cây cảnh được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên không phải ai cũng có được những kiến thức về loại cây này. Trong bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn biết được cây cây lan ý hợp mệnh gì, có độc không cũng như ý nghĩa và cách trồng cây lan ý. Mời bạn cùng tham khảo nhé.

Cây lan ý có độc không?

1.

Lan ý là một loại cây cảnh đẹp, thế nhưng thật đáng tiếc nó cũng được xếp vào danh sách cây cảnh có chứa độc tố. Trong củ và lá của cây lan ý có chứa canxi oxalat, đây là một hợp chất có hại cho đường ruột. Nếu chẳng may ăn phải lá hay củ của cây lan ý thì người đó có thể gặp các triệu chứng như sưng môi, lưỡi, miệng, nóng rát, nghiêm trọng hơn là bị tiêu chảy, ngạt thở hoặc suy thận.

Chính vì thế nên khi trồng cây lan ý trong nhà hay văn phòng làm việc bạn cần xem xét kỹ lưỡng để tránh gây ra những hệ lụy cho người thân xung quanh. Nếu có trồng thì nên để xa tầm tay trẻ nhỏ và có những lưu ý cho mọi người để cùng nhau biết về độc tính của loại cây này.

Cây lan ý

Cây lan ý hợp mệnh gì, tuổi gì?

2.

Trong phong thủy, cây lan ý được xem là hợp với những người mệnh Kim và mệnh Thủy. Nếu họ trồng loại cây này thì có thể có được nguồn năng lượng tích cực, luôn có sự may mắn, tốt lành, hanh thông trong công việc cũng như cuộc sống.

Chính vì hợp với mệnh Kim và Thủy nên dưới đây sẽ là danh sách những tuổi hợp với cây lan ý để bạn có thể tham khảo:

Những người mệnh Thủy hợp với cây lan ý gồm:

Những người mệnh Kim hợp với cây lan ý gồm:

  • Nhâm Thân: 1932, 1992
  • Ất Mùi: 1955, 2015
  • Giáp Tý: 1984, 1924
  • Quý Dậu: 1933, 1993
  • Nhâm Dần: 1962, 2022
  • Ất Sửu: 1985, 1925
  • Canh Thìn: 1940, 2000
  • Quý Mão: 1963, 2023
  • Tân Tỵ: 1941, 2001
  • Canh Tuất: 1970, 2030
  • Giáp Ngọ: 1954, 2014
  • Tân Hợi: 1971, 2031

Cây lan ý

Cây lan ý có ý nghĩa gì?

3.

Cây lan ý là loại cây tượng trưng cho sự tươi mới, sáng sủa. Màu trắng của cây lan ý cũng có ý nghĩa về một khởi đầu tốt lành, may mắn, viên mãn và trọn vẹn. Bên cạnh đó, cây lan ý cũng thể hiện cho sự phát triển, hy vọng và sự hàn gắn. Màu xanh của cây lan ý cũng đem tới sự thư giãn, cân bằng cho con người.

Lưu ý về cách trồng & chăm sóc cây lan ý

4.

Trồng cây lan ý bằng đất

Dưới đây là một số lưu ý về cách trồng cây lan ý để bạn tham khảo:

  • Đất trồng: Nên lựa chọn đất giàu dinh dưỡng nhưng cũng phải đảm bảo có độ thoát nước. Bạn có thể sử dụng đất vi sinh hữu cơ hoặc trộn đất thịt với ít tro, xơ dừa, trấu...
  • Về ánh sáng: Nếu trồng trong văn phòng, trong nhà thì bạn nên để cây lan ý ra ngoài trời 1 - 2 tiếng từ 7 đến 9h sáng là hợp lý để cây được đón ánh nắng mặt trời và quang hợp.
  • Về nước tưới: Bạn chỉ cần tưới nước 2 - 3 lần/tuần, không nên tưới quá nhiều.
  • Phân bón: Nên bổ sung phân 2 - 3 lần/năm, nên bón phân hữu cơ xung quanh gốc của cây.
  • Sâu bệnh: Nếu thấy cây xuất hiện sâu, bạn nên cắt bỏ phần bị sâu bệnh đó và mang cây ra ngoài trời để dưới bóng râm của 1 loại cây khác cho đến khi tình hình được cải thiện.

Cây lan ý

Cách trồng cây lan ý thủy sinh

  • Chậu trồng cây nên là chậu trong suốt để dễ dàng quan sát bộ rễ của cây.
  • Kích thước chậu phải phù hợp với cây, không nên chọn chậu quá to hoặc quá nhỏ so với kích thước của cây lan ý.
  • Bạn có thể thêm vài viên sỏi để cố định rễ, giúp cho chúng không bị nổi lên trên mặt nước.
  • Trước khi trồng, bạn cần tách cây lan ý ra khỏi chậu rồi ngâm bầu rễ vào nước khoảng 2 - 3 ngày cho rễ trắng. Sau đó, bạn vệ sinh bộ rễ cho sạch, cắt bỏ những rễ hỏng. Tiếp đến, bạn pha dung dịch dưỡng kèm nước sạch và cho vào chậu trồng cây rồi đặt nhẹ nhàng cây lan ý vào chậu. Trong quá trình trồng, bạn cần thay nước định kỳ và kiểm tra bộ rễ để kịp thời phát hiện và loại bỏ phần rễ bị hỏng.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cây lan ý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Đừng quên thường xuyên truy cập website  để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé.

>>> Xem thêm: