Cách trồng, chăm và nhân giống sen đá lên màu đẹp đơn giản nhất
Sen đá là một trong những loại cây phong thủy, cây cảnh mini được rất nhiều người yêu thích hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách trồng sen đá, cách chăm sóc và nhân giống sen đá lên màu đẹp đơn giản nhất. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Một số đặc điểm của cây sen đá
Sen đá là một loại cây lâu năm, thuộc họ Bỏng nhìn khá giống với các loại cây bụi hay cây thảo mộc. Lá của chúng thường rất mọng nước và thường rụng khỏi cây rồi từ đó có thể đâm chồi để phát triển thành cây mới.
Cây sen đá khá ưa nắng, dễ trồng, dễ chăm sóc. Nó có khả năng chịu hạn tốt và thường sống, sinh trưởng mạnh ở nơi có khí hậu nắng nóng, khô hạn hoặc những vùng đất thiếu chất dinh dưỡng.
Cách trồng sen đá, cách chăm sen đá đẹp, đơn giản
Cách trồng sen đá đơn giản
Lựa chọn chậu trồng sen đá
Khi trồng sen đá, bạn nên trồng trong chậu có lỗ thoát nước tốt bởi cây sen đá không ưa nước và không thể chịu được nếu bị ngập úng. Chọn chậu có lỗ thoát nước sẽ giúp cho rễ cây không bị thối, ủng.
Lựa chọn đất trồng
Đất trồng sen đá tốt nhất là có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất pha cát, tro bếp, phân bò ủ hoai và trấu theo tỉ lệ 1:1:1:1. Hoặc đơn giản hơn, bạn chỉ cần trộn cát, sỏi và đất cát pha cùng chút phân nữa là được nhé.
Kỹ thuật trồng sen đá
Sau khi đã trộn được đất trồng, bạn cho đất vào 2/3 chậu rồi nhẹ nhàng đặt cây sen đá vào. Một tay bạn giữ cố định cây, tay còn lại cho thêm đất vào chậu cho tới khi đầy miệng chậu. Tiếp đến, bạn ấn nhẹ nhàng để nén đất xuống nhằm cố định gốc cây sen đá.
Cách chăm sen đá
Tưới nước
Khi tưới nước cho cây sen đá, bạn không nên tưới trực tiếp lên lá cây bởi nó có thể dẫn tới tình trạng đọng nước khiến cho lá sen đá bị thối.
Bạn chỉ nên tưới vào phần gốc cây và chỉ tưới khi đất thật sự khô nhé (tức là 1 đến 2 lần mỗi tuần).
Thay đất
Mặc dù cây sen đá không yêu cầu cao về dinh dưỡng thế nhưng nếu muốn cây lên màu đẹp, phát triển tốt thì bạn cũng nên thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho cây nhé. Bạn có thể bón phân qua lá, đồng thời nên thay đất định kỳ 1 - 2 lần mỗi năm để cây sen đá không bị thiếu chất.
Ánh sáng
Sen đá là loại cây ưa sáng, trung bình một ngày bạn cần để sen đá ở ngoài ánh sáng khoảng 6 đến 8 giờ để duy trì được màu sắc tự nhiên của cây. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên để sen đá dưới ánh nắng gay gắt buổi trưa quá lâu nhé. Trong trường hợp bạn đặt chậu cây trong phòng thì ít nhất 2 ngày bạn nên mang cây ra ngoài phơi nắng 1 lần để lá không bị héo úa và rụng.
Về sâu bệnh
Sâu bệnh thường gặp nhất ở cây sen đá đó chính là nấm và rệp sáp. Biểu hiện cụ thể của loại sâu bệnh này chính là phần lá cây bị thối đen rồi lan dần qua những lá khác và toàn thân. Loại bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc khi mùa mưa kéo dài.
Trong trường hợp bị rệp sáp tấn công, tốt nhất là bạn nên loại bỏ những chiếc lá ấy, sau đó kết hợp thuốc diệt rệp sáp để rải xung quanh gốc cây. Còn nếu bị nấm thì bạn nên giữ cho cây không bị ẩm ướt, cắt bỏ phần bị nấm và giữ lại phần khỏe mạnh để trồng tiếp. Sau đó, bạn có thể kết hợp phun các loại thuốc như Anzil, COC85...
Cách nhân giống sen đá
Cách nhân giống sen đá cũng vô cùng dễ, bạn có thể tự nhân giống sen đá bằng lá ngay tại nhà. Trước tiên, bạn cần chọn một chiếc lá cây thật khỏe mạnh, tốt nhất là chọn lá bánh tẻ không quá già, không quá non.
Sau khi đã chọn được lá cây ưng ý, bạn đặt lá ở nơi cát hoặc đất ẩm trong 1 đến 2 tuần. Sau khoảng thời gian này, từ cuống lá sẽ mọc lên những chồi non mới. Lúc này, bạn có thể dùng chính những mầm lá non này để trồng thành cây mới theo cách chia sẻ ở bên trên.
Khi đem trồng, bạn cần hết sức cẩn thận bởi những mầm cây này rất dễ gãy. Nếu muốn an toàn và đạt hiệu quả thì bạn có thể để trong 1 - 2 tháng cho chồi cứng cáp rồi mới đem trồng nhé.
Trên đây là cách trồng, chăm sóc và nhân giống sen đá lên màu đẹp đơn giản nhất để bạn tham khảo. Hi vọng rằng những gợi ý này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Cách làm tiểu cảnh sen đá & những mẫu tiểu cảnh sen đá đẹp nhất
- Sen đá kim cương: Các loại, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Các loại sen đá hoa hồng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
- Sen đá đô la hồng: Ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc
- Cách trồng và chăm sóc hoa hướng dương lùn trong chậu đơn giản, ra hoa đẹp
Xem thêm
Hoa hướng dương trồng bao lâu ra hoa? Cách trồng và chăm sóc hoa hướng dương
Hoa lan tỏi có ý nghĩa gì? Nở vào mùa nào?
Ý nghĩa số lượng hoa hồng tặng mẹ, tặng người yêu, tặng vợ phái mạnh cần biết
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất
Ý nghĩa hoa cưới hướng dương là gì? Cách bó hoa cầm tay cô dâu hướng dương đẹp, đơn giản
Cây kim ngân hợp mệnh gì? Ý nghĩa & Tác dụng của cây kim ngân theo phong thủy
Cách cắm hoa sen trên bàn thờ, cắm hoa sen cúng Phật đúng, đẹp, thành tâm
Cây nguyệt quế: Hình ảnh, ý nghĩa, tác dụng và cách trồng
Hoa lay ơn (hoa dơn) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa lay ơn ngày Tết đẹp, tươi lâu