Ý nghĩa, hình ảnh hoa hồng nhung & Cách trồng hoa hồng nhung nở rộ đẹp nhất
Hoa hồng nhung là một trong những loài hoa cổ đẹp được rất nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hoa hồng nhung cũng như cách trồng hoa hồng nhung nở rộ đẹp nhất. Mời bạn cùng theo dõi nhé.
Những đặc điểm nổi bật của hoa hồng nhung
Hoa hồng nhung còn được biết đến với tên gọi là hoa hồng cổ nhung, nhung Sa Đéc (theo cách gọi của người miền Nam) có tên khoa học là Rosa, thuộc họ Hồng truyền thống của Việt Nam.
Hồng nhung được đánh giá là một trong những giống hồng cổ quý, xuất hiện từ rất lâu đời. Hoa thuộc loại cây thân gỗ, sống lâu năm, bụi thấp, nếu được chăm sóc tốt thì hồng nhung có thể cao tới 1,7m. Thân cây hồng nhung có nhiều cành, có gai nhọn và càng về gần gốc thì gai càng cong. Rễ cây có dạng chùm, lé kép dạng lông chim, cuống lá có lá kèm nhẵn và mỗi lá kép có khoảng 3 - 9 lá chét.
Hoa hồng nhung không chỉ đẹp về hình dáng mà nó còn có hương thơm vô cùng lôi cuốn, dịu dàng, tạo cảm giác dễ chịu. Chính vì thế loài hoa này được rất nhiều người yêu thích.
Các loại hoa hồng nhung
Hiện nay, ở Việt Nam có 2 loại hoa hồng nhung đó chính là cây hoa hồng nhung cổ (hay còn gọi là hao hồng nhung ta) và hoa hồng nhung đỏ Pháp.
Cây hoa hồng nhung cổ thường chỉ có một bông, cuống hoa cứng với đài hoa màu xanh đậm, bóng. Nụ hoa to, khỏe, đầy sức sống. Còn hoa hồng nhung đỏ Pháp thì có cánh dày, màu đỏ thẫm, đường kính hoa dao động từ 4 đến 12cm và có tới 20 đến 50 lớp. Ngoài ra, hoa hồng nhung Pháp là loại hoa lưỡng tính, trên cùng 1 hoa chứa cả nhị đực và nhị cái.
Ý nghĩa của hoa hồng nhung
Hoa hồng nhung không chỉ ngát hương thơm mà còn mang nhiều ý nghĩa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của hoa hồng nhung bạn nhé.
- Thể hiện tình yêu vĩnh cửu: Hồng nhung có màu đỏ thẫm tượng trưng cho tình yêu nồng nàn, cháy bỏng. Đây cũng chính là lý do mà các cặp đôi yêu nhau hay dành tặng nhau những đóa hồng nhung. Bên cạnh đó, nó còn thường được dùng làm hoa cưới, hoa trang trí phòng cưới cho cô dâu, chú rể.
- Thể hiện sự sang trọng, lộng lẫy: Hoa hồng nhung sở hữu vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy nên nó thường xuất hiện tại những sự kiện trọng đại, có ý nghĩa như lễ cưới, lễ khai trương, hội nghị, đám tiệc...
- Thể hiện sự may mắn: Hoa hồng nhung thường nở vào mùa xuân, mỗi độ Tết đến, xuân về nên nó còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành.
>> Có thể bạn quan tâm: Hoa hồng đen có thật không? Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng đen
Hoa hồng nhung có tác dụng gì?
Bên cạnh những ý nghĩa tuyệt vời kể trên, loài hoa này còn có nhiều công dụng về y học trị liệu và thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm làm đẹp. Cụ thể các tác dụng của hoa hồng nhung gồm:
- Giúp thư giãn: Hương thơm và tinh dầu hoa hồng nhung sẽ giúp cho bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi và cảm thấy vô cùng khoan khoái, dễ chịu. Sau mỗi ngày làm việc mệt nhọc, bạn có thể cho vài cánh hoa hồng nhung vào bồn tắm rồi ngâm mình trong đó nhé.
- Hỗ trợ giảm cân: Theo y học Trung Hoa, trà hoa hồng nhung có tác dụng cải thiện làn da, an thần, làm giảm căng thẳng, đồng thời kích thích lưu thông máu ở vùng bụng, giúp hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân...
- Hỗ trợ cải thiện sinh lý: Theo y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu chiết xuất từ hoa hồng nhung còn có tác dụng tích cực lên hệ thần kinh, giúp con người phấn chấn hơn và tăng khả năng ham muốn tình dục.
- Làm mỹ phẩm: Thành phần của hoa hồng nhung có chứa phenyl ethanol - một hợp chất sát khuẩn có tác dụng điều trị mụn khá hiệu quả. Cánh hoa hồng nhung thường được dùng để chiết xuất tinh dầu hay dùng để sản xuất nước hoa, nước tẩy trang, son, sữa tắm...
Cách trồng & chăm sóc hoa hồng nhung
Cách trồng hoa hồng nhung
1. Chọn cây giống hồng nhung
Bạn nên chọn những cây hồng nhung có thân mập mạp, không có dấu hiệu bị sâu bệnh hay nấm trên thân lá. Các lá của cây nhiều, có màu xanh tươi, cuống lá to, nhiều cành và chồi non đang phát triển càng tốt.
Bạn cũng nên lựa chọn những vườn ươm cây giống có uy tín để đảm bảo chất lượng cho cây giống. Nên ưu tiên những cây đã trồng trong chậu hoặc trong giỏ ươm bởi lúc này bạn có thể quan sát rõ nhất quá trình phát triển của cây.
2. Chuẩn bị đất trồng
Bạn nên chuẩn bị đất mùn tơi xốp có trộn lẫn một lượng phân hữu cơ bằng 30% đất. Với chậu trồng, bạn nên chọn chậu có kích thước vừa phải với đường kính 30 đến 50cm, độ sâu khoảng 25 - 35cm. Ngoài ra, bạn cũng cần khoét lỗ dưới đay chậu để thoát nước được tốt nhất đảm bảo không gây nên tình trạng ngập úng.
3. Cách trồng hoa hồng nhung
- Bạn đổ đầy đất vào chậu, lưu ý là không đổ tràn miệng chậu, sau đó đào 1 đến 2 lỗ ở giữa chậu (tùy theo kích thước chậu mà bạn có thể trồng từ 1 đến 2 cây hoa hồng nhung).
- Đặt cây giống hồng nhung vào lỗ vừa đào. Đặt ngập rễ, tay trái giữ cây cho thẳng còn tay phải gạt lấp đất cho kín gốc rồi ấn nhẹ nhàng để cây cố định không bị lung lay. Tiếp đến, bạn cắm 1 cái que thẳng đứng gần sát gốc cây rồi dùng dây vải buộc cố định cây với cái que ấy để cây không bị gió làm lung lay. Sau 1 - 2 tuần khi cây đã bén rễ thì có thể tháo bỏ que.
- Khi trồng xong, bạn dùng bình xịt, xịt nhẹ nhàng để tưới nước cho cây. Chỉ nên tưới lượng nước vừa phải không nên tưới quá nhiều. Sau đó, bạn đặt cây vào vị trí có ánh sáng nhẹ, đợi vài ngày cho cây thích nghi thì có thể cho ra ngoài áng nắng tự nhiên.
Cách chăm sóc hoa hồng nhung
1. Ánh sáng
Hoa hồng nhung là cây ưa sáng, nó chỉ ra hoa khi có đủ ánh sáng chiếu vào, chính vì thế, ngay khi cây ổn định bạn nên để chúng ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.
2. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng loại cây này đó chính là từ 22 đến 27 độ C (ban ngày) và từ 12 đến 18 độ C (ban đêm). Cây có thể chịu được nhiệt độ cao nhất từ 35 đến 38 độ C, tuy nhiên nếu trời quá nắng gắt, bạn nên dùng lưới để che chắn bớt để không ảnh hưởng tới việc sinh trưởng và ra hoa của cây.
3. Nước tưới
Sau khi trồng tầm 4 đến 10 ngày, cây bắt đầu bén rễ, lúc này bạn có thể tăng lượng nước tưới. Nếu trồng trong chậu thì tưới 1 lần mỗi ngày còn nếu trồng ngoài đất vườn thì tưới 2 lần mỗi ngày.
Bạn nên tưới vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát, không nên tưới vào lúc nắng gắt bởi có thể khiến cây bị sốc. Nếu tưới ban đêm thì tưới vào gốc chứ không tưới vào hoa hay lá.
Nếu thấy cây có hiện tượng rụng hay vàng lá thì nhiều khả năng nó đang thiếu nước.
4. Cắt tỉa cành
Có 3 giai đoạn cắt tỉa cành khi chăm sóc hoa hồng nhung gồm:
- Cắt tỉa cành thường xuyên: Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành không cần thiết để tạo dáng cho cây.
- Cắt tỉa sau khi hoa tàn: Việc cắt tỉa ở giai đoạn này nhằm ngăn không cho cây tạo quả bởi khi cây có quả thì các chất dinh dưỡng sẽ dồn hết vào việc nuôi quả mà không tạo hoa mới.
- Cắt tỉa cành đồng loạt: Việc làm này giúp cây tái tạo lại và ra hoa một cách đồng loạt.
Hình ảnh hoa hồng nhung đẹp
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được ý nghĩa, hình ảnh hoa hồng nhung cũng như cách trồng hoa hồng nhung nở rộ đẹp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
Tham khảo thêm:
- Ảnh hoa hồng - Hình ảnh hoa hồng đẹp lãng mạn
- Thơ hay về hoa hồng, stt về hoa hồng, câu nói hay về hoa hồng trong tình yêu, cuộc sống
- Thơ về hoa sữa, stt ngắn về hoa sữa, bài hát về hoa sữa hay nhất
- Thơ về hoa mẫu đơn, những stt, câu nói hay, danh ngôn về hoa mẫu đơn
- Thơ về hoa tường vi hay, câu nói, stt về hoa tường vi ý nghĩa
- Thơ về hoa giấy hay, stt về hoa giấy ý nghĩa, câu nói hay về hoa giấy
Xem thêm
Hoa tuyết mai có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa tuyết mai đẹp chơi Tết
Cách trồng và chăm sóc hoa hướng dương lùn trong chậu đơn giản, ra hoa đẹp
Hoa sữa nở vào mùa nào? Hoa sữa màu gì, mùi gì?
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất
Ý nghĩa hoa bỉ ngạn theo màu sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng)
Ý nghĩa hoa đồng tiền, các loại, cách trồng và chăm sóc
Ý nghĩa hoa thiên điểu là gì? Cách cắm hoa thiên điểu đẹp, độc đáo, sang nhà
Hoa bách hợp là hoa gì, có ý nghĩa gì? Hoa bách hợp có phải hoa ly, hoa loa kèn không?
Hoa hồng đen có thật không? Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa hồng đen