Hoa lan tỏi có ý nghĩa gì? Nở vào mùa nào?

Cập nhật: 28/03/2024

Cây hoa lan tỏi là một loại cây đặc biệt, dạng dây leo và có mùi giống như mùi tỏi. Cây lan tỏi vừa là loại cây cảnh dùng để trang trí nhà cửa, vừa là nguyên liệu sử dụng làm thuốc trong Đông y. Mời bạn cùng VnAsk tìm hiểu về hoa lan tỏi và ý nghĩa hoa lan tỏi trong bài viết dưới đây nhé.

Cây lan tỏi là loại cây như thế nào?

1.

Cây hoa lan tỏi không phải là một loại hoa lan rừng với từng cây đơn rõ rệt mà là một loại cây dây leo và đặc biệt là có mùi như mùi của củ tỏi. Cây lan tỏi có một số tên gọi khác như cây lý tỏi, cây thiên lý tỏi, cây ánh hồng. Tên khoa học của cây hoa lan tỏi là garlic vine hoặc mansoa alliacea.

Cây lan tỏi đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu. Tuy nhiên, nhiều tài liệu cho rằng loài cây này có nguồn gốc từ vùng Nam Phi và các khu rừng mưa nhiệt đới gần sông Amazon.

Bộ phận chủ đạo tạo nên mùi hương đặc trưng của cây hoa lan tỏi là lá. Chỉ cần bóp nhẹ một chút là bạn sẽ ngửi thấy ngay mùi tỏi quen thuộc. Lá cây màu xanh, khá giòn, bóng, dày, mọc đối nhau.

Thân cây hoa lan tỏi là dạng thân leo, các cành dẻo mềm vươn dài nhiều hướng, thân nhẵn. Chiều cao trung bình của cây là từ 2-5m. Thân cây trồng rất lâu năm sẽ hóa dạng thân gỗ. Hoa lan tỏi có 2 màu chính là hoa lan tỏi tím và hoa lan tỏi vàng, trong đó phổ biến nhất là màu hoa lan tỏi tím. Vì vậy, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập chủ yếu đến hoa lan tỏi tím.

Lan tỏi là cây gì?

Một số đặc điểm về hoa lan tỏi

2.

Hoa cây lan tỏi mọc thành từng chùm trên giàn leo rất đẹp. Cánh hoa mỏng mềm, thường mọc kết hợp cả hai màu hoa tím đậm và tím nhạt trong cùng một cụm. Một chùm hoa thường có khoảng 15-20 bông hoa. Các cành già ở cây càng lâu năm thì hoa mọc càng dày đặc, có thể che kín hết lá. Tuy nhiên, hoa lan tỏi nhanh rụng, dễ bị nát nếu có mưa gió to.

Lan tỏi ra hoa mùa nào?

Hoa lan tỏi thường nở rộ từ khoảng tháng 10 đến tháng 12. Một mùa hoa nở thường không kéo dài quá lâu. Hoa lan tỏi thích hợp với điều kiện có nắng nhiều và đất đủ ẩm, thoát nước tốt.

Hoa lan tỏi có ăn được không?

Hoa lan tỏi được cho là loại hoa thay thế hương vị tỏi trong nấu ăn, ngoài ra còn dùng để làm thuốc uống trong Đông y. Bạn có thể thử chế biến món ăn với hoa lan tỏi, tuy rằng cách này không phổ biến ở Việt Nam.

Hoa lan tỏi có ăn được không?

Hoa lan tỏi có ý nghĩa gì?

Hoa lan tỏi với màu tím đặc trưng là biểu tượng cho một mối quan hệ thủy chung, lâu bền theo năm tháng. Không chỉ thể hiện sự lãng mạn và ý nghĩa gắn kết trong tình yêu đôi lứa, hoa lan tỏi tím còn tượng trưng cho sự bền chặt trong các mối quan hệ xã hội khác.

Các chùm hoa mọc đan xen cũng có ý nghĩa cho sự đoàn kết, cùng nhau vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Nhiều gia đình trồng hoa lan tỏi trước cổng nhà với hy vọng đón nhiều may mắn, thuận lợi vào nhà, công việc kinh doanh cũng nhờ đó mà phát đạt.

Hoa lan tỏi có ý nghĩa gì?

Cây lan tỏi có tác dụng gì?

3.

Cây hoa lan tỏi đuổi rắn

Với những khu vườn, địa điểm có nhiều rắn trú ngụ thì đây là một loại cây vô cùng quen thuộc. Xua đuổi rắn và một số loại côn trùng chính là công dụng nổi bật của loại cây này. Vì thế, nếu nhà nào có nhiều cây cối rậm rạp trong vườn, gần khu dễ có rắn lui tới thì nên trồng thêm cây lan tỏi để rắn tránh xa, góp phần đảm bảo an toàn cho mọi người. Mùi hương tỏi từ hoa và lá cây chính là vũ khí khiến cho loài rắn phải tránh xa loại cây này.

Thay thế tỏi trong nấu ăn

Đã có nhiều nơi trên thế giới sử dụng cây lan tỏi như một gia vị trong nấu ăn với hương vị giống tỏi thông thường. Vì thế, bạn có thể thử nghiệm loại gia vị thay thế này nếu muốn.

Cây lan tỏi làm thảo dược

Trong Đông y, cây lan tỏi được sử dụng như một vị thuốc để chữa các loại bệnh thông thường như cảm cúm, ho, viêm phế quản, viêm phổi... Ngoài ra, lá và hoa cây lan tỏi còn dùng để chiết xuất ra thuốc chống viêm nhiễm, giảm đau, chống thấp khớp.

Hoa lan tỏi được sử dụng làm thuốc trong Đông y

Lan tỏi xua đuổi vận đen

Theo quan điểm của người dân ở một số vùng trên thế giới, lan tỏi giúp thanh lọc cơ thể, hóa giải bớt đen đủi, xua đuổi tà ma. Có thể thấy quan niệm này có nét giống với quan niệm về củ tỏi của nhiều người Việt Nam.

Cách chăm sóc cây lan tỏi

4.

Cách chăm sóc cây lan tỏi khá dễ. Cây ưa sáng từ ánh nắng trực tiếp, đất trồng cần đủ ẩm. Tuy nhiên, bạn không nên để đất bị ẩm quá hoặc đất ngập nước vì sẽ khiến cây sinh trưởng chậm hơn dù cây có thể sống trong nhiều điều kiện.

Một năm bạn nên bón thêm phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất, giúp cây lớn nhanh và mọc sum suê. Cây hoa lan tỏi không thu hút nhiều sâu hại nên không cần mất công chăm sóc quá nhiều.

Trên đây là những điểm nổi bật về cây hoa lan tỏi mà có thể bạn chưa biết. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin thú vị về các loài hoa cũng như cuộc sống muôn màu xung quanh! Ghé thăm thường xuyên để được chia sẻ nhiều bài viết hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo: