Hoa tầm xuân là hoa gì, có màu gì? Cách trồng, chăm sóc cây tầm xuân ra hoa
Hoa tầm xuân là hoa gì? Hoa tầm xuân có màu gì? Cách trồng, chăm sóc cây tầm xuân ra hoa như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người. Để có câu trả lời cho thắc mắc này thì mời bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Nguồn gốc, ý nghĩa của hoa tầm xuân
Sự tích hoa tầm xuân
Mỗi một loài hoa đều được gắn liền với những câu chuyện thú vị và ý nghĩa khác nhau. Và hoa tầm xuân cũng vậy. Ngày xưa, có hai em nhỏ mồ côi cha mẹ, đứa lớn là trai và đứa bé là gái. Tuy còn nhỏ nhưng hai em đã biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Cuộc sống mưu sinh của hai anh em rất vất vả, có ngày cậu anh trai phải đi ăn xin để nuôi em, có ngày thì cậu vào rừng hái nấm, kiếm củi đem ra chợ bán hoặc đổi lấy gạo nấu cơm. Còn cô em gái - một cô bé hoạt bát, vui vẻ, tốt bụng, hiểu và nghe được tiếng chim, biết trò chuyện cùng những chú chim.
Hằng ngày, chim muông lũ lượt bay đến nhà trò chuyện và ca hát cùng cô bé từ sáng sớm. Tiếng hát của cô bé làm say mê cả con quỷ độc ác trong khu rừng gần đó. Khi đó, con quỷ đã giả làm bà già tốt bụng, ra khỏi rừng để tìm đến nhà em. Nó cho em trái cây, cho lũ chim hạt thóc, khôn khéo bày trò vui chơi cùng lũ chim và cô bé. Bản tính vốn ngây thơ, hiền lành nên cô bé không hề đề phòng, thừa cơ con quỷ đã chộp lấy em và lũ chim mang tận vào rừng sâu. Sau đó, nó nhốt em và lũ chim trong một chiếc lồng lớn rồi bắt em hằng ngày hát cho nó nghe. Nhưng vì quá sợ hãi nên cô bé đã không hát. Con quỷ tức giận và gầm lên man rợ, gào thét và đấm đá. Chiếc lồng lăn lóc làm cho da thịt em bị trầy xát. Khi đó, con quỷ treo chiếc lồng lên cao để phạt họ rồi bỏ đi.
Ngay khi quỷ bỏ đi, cô bé đã tìm mọi cách để giải cứu cho lũ chim, em cố gắng luồn ngón tay vào những kẽ giữa của chiếc lồng, khiến tay dập nát và chảy máu thấm cả mấy chiếc nan. Thế nhưng, một điều kỳ lạ đã xảy ra, những chiếc nan dính máu như cựa mình và bắt đầu dài mãi ra, buông mình xuống tận dưới đất, thân mọc đầy những chiếc gai nhọn. Và rồi cô bé đã bị rơi xuống, biến thành bông hoa tầm xuân.
Còn người anh về nhà không thấy sự xuất hiện của em gái cùng đàn chim nên đã rất lo lắng. Nhìn thấy cảnh nhà hoang tàn, biết có sự chẳng lành xảy ra nên cậu quyết tâm đi tìm em gái. Trên đường đi, cậu luôn miệng gọi Xuân ơi, Xuân ơi không ngừng. Thế nhưng, một tiếng trả lời cũng chẳng có. Vượt qua những cánh đồng, lội qua nhiều con suối nhưng cậu bé vẫn không tìm được em gái, chỉ thấy những bông hoa màu hồng nở tươi tắn giống hệt như đôi môi của cô bé vậy. Biết rằng, em gái đã không còn nữa và những bông hoa kia chính là em gái mình, cậu bé liền quỳ xuống đất ôm mặt mà khóc nức nở rồi hái hoa tầm xuân mang về nhà trồng. Cứ như vậy, bông hoa tầm xuân được ra đời và đặt theo tên của cô bé. Cô gái chính là niềm vui của anh mình, khi trở về nhà, bông hoa như nở rộ, hạnh phúc như được đoàn tụ.
Ý nghĩa của hoa tầm xuân
Hoa tầm xuân là loài hoa một mùa, thường ra hoa vào khoảng tháng 3 - tháng 5 hằng năm đối với các tỉnh phía Bắc. Tầm xuân mang ý nghĩa của tình anh em, chị em gắn bó. Người ta thường trưng bày những bông hoa này trong những dịp Tết, ngày quan trọng với mong muốn cả gia đình được đoàn tụ và hạnh phúc.
Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa biết hoa tầm xuân là hoa gì. Vậy hãy tham khảo tiếp phần dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn về loài hoa này.
Hoa tầm xuân là gì? Hoa tầm xuân có phải nụ tầm xuân không?
Hoa tầm xuân (có tên khoa học là Rosa canina, tên gọi khác là thích hoa, ngưu cước, thập tỉ muội…) là một dạng hoa hồng leo có xuất xứ từ các nước châu Âu, khu vực Tây Á và Tây Bắc Phi. Loài hoa này có đặc điểm gần giống với hoa hồng nhưng cánh của hoa tầm xuân lại mỏng hơn, thuộc cây bụi mọc dày, có sức sống mãnh liệt, leo nhanh và cao, thường được trồng để làm nên những hàng rào hoa rực rỡ sắc màu.
Có rất nhiều câu hỏi đặt ra “Liệu hoa tầm xuần và nụ tầm xuân có phải là một hay không?”. Hoa tầm xuân và nụ tầm xuân đều là cây mọc thành bụi, tuy nhiên hoa tầm xuân thuộc họ hoa hồng, có dạng hoa hồng leo, đến từ các nước châu Âu. Còn nụ tầm xuân họ cây liễu, có nguồn gốc ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.
Cây hoa tầm xuân thường có chiều cao khoảng 1 mét - 5 mét (đôi khi có thể leo cao hơn tới ngọn của các loài cây khác), thân có nhiều gai sắc, nhọn, có móc giúp chúng có thể leo bám dễ dàng. Phần lá kép lông chim có khoảng 5 - 7 lá chét, cho ra hoa có 5 cánh, đường kính khoảng 4 - 6cm. Ban đầu hoa có màu hồng nhạt rồi sau đó chuyển sang màu hồng đậm và cuối cùng là màu trắng. Loài hoa này có thể vừa trang trí, vừa có thể làm bài thuốc chữa bệnh rất tốt, còn nụ tầm xuân chỉ có tác dụng là để trang trí.
Tác dụng của hoa tầm xuân
Ngoài việc trang trí cho đẹp thì hoa tầm xuân còn có một số tác dụng về sức khỏe như sau:
- Hỗ trợ điều trị cảm nắng, cảm nóng vào mùa hạ khi có các triệu chứng như tức ngực, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.
- Hỗ trợ tình trạng chống đông máu, bảo vệ cơ tim, kích thích tuần hoàn máu, tiêu độc, giảm đau.
- Các tình trạng chảy máu cam, nôn ra máu, bướu tuyến giáp, đái tháo đường, viêm loét niêm mạc miệng mạn tính…
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa tầm xuân
Thời vụ
Cây tầm xuân sinh trưởng và phát triển tốt vào mùa xuân, khi có khí hậu ấm áp. Do đó, thời điểm thích hợp để bắt đầu trồng cây tầm xuân là sau Tết Nguyên Đán.
Giống cây trồng
Bạn nên lựa chọn những cành cây tầm xuân khỏe mạnh, tròn đều và nổi rõ mầm ngủ. Sau đó, bạn cần cắt bỏ đoạn ngọn non và gốc già để mầm mới có thể phát triển khỏe mạnh hơn.
Đất trồng
Vì cây tầm xuân có khả năng sinh trưởng cao nên không đòi hỏi quá nhiều về vấn đề đất trồng. Tuy nhiên, cây sẽ không chịu được tình trạng ngập úng nên đất trồng cần thoáng khí và dễ dàng thoát nước. Tốt nhất, bạn nên chọn đất trồng pha cát hoặc pha đất thịt nhẹ.
Nếu như trồng cây hoa tầm xuân trong chậu, bạn nên sử dụng đất sạch hữu cơ chuyên trồng hoa - kiểng để cây hoa sinh trưởng khỏe mạnh với các ưu điểm:
- Phối trội với các thành phần hữu cơ.
- Nguồn nguyên liệu phải đảm bảo sạch mầm bệnh.
- Có đầy đủ chất dinh dưỡng trong vòng 60 ngày.
- Đất dồi dào vi sinh vật bản địa với vi sinh vật đối kháng nấm bệnh và phân giải các chất.
- Đất phải tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, không cần phối trộn nhiều thành phần khác.
- Không mùi, tiện lợi, dễ bảo quản và sử dụng.
Vị trí trồng
Vì là cây thuộc họ hoa hồng leo nên bạn cần trồng gần các cột, hàng rào hoặc trụ.
Cách trồng
Cây hoa tầm xuân được trồng bằng cách chiết cành, gieo hạt. Cách trồng đơn giản như sau:
- Trồng trên mặt đất: Đây là cách trồng dễ dàng và phù hợp nhất. Sau khi chọn được cành để trồng, bạn dùng dao sắc chặt thành nhiều đoạn dài khoảng 25cm, cắm nghiêng khoảng 45o, sâu 5cm theo hàng ngang cách nhau 50cm. Lưu ý: Mỗi cây cách nhau 30cm trên mặt luống và cần được ủ rơm rạ hoặc cỏ khô lên trên, tưới đủ ẩm.
- Trồng trong chậu: Cho đất sạch hữu cơ vào khoảng 2/3 chiều cao chậu, bạn đặt cây giống vào giữa chậu rồi phủ đất kín lên. Cuối cùng, bạn tưới nước cho cây đủ ẩm.
Cách chăm sóc
- Tưới nước: Cây hoa tầm xuân không cần quá ấm và không chịu úng, vì vậy bạn không nên tưới quá nhiều nước. Khi trồng trên mặt đất, bạn nên tưới thêm một ít nước vào mùa khô, còn khi trồng trong chậu thì bạn tưới 2 - 3 ngày 1 lần.
- Bón phân: Tầm xuân là loại cây phát triển mạnh mẽ nên bạn không cần bón quá nhiều phân, chỉ nên bổ sung dinh dưỡng hữu cơ, lành tính cho cây. Bạn có thể bón phân chuồng hoai mục, phân hữu cơ tự ủ hoặc phân trùn quế. Mỗi tháng bón 1 - 2 lần và tưới nước sau khi bón.
- Làm cỏ: Khi cỏ mọc nhiều, bạn cần làm sạch và xới nhẹ nhàng bằng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng.
- Cắt tỉa: Bạn cần cắt tỉa bớt những mầm, chồi nhỏ trước khi cây ra hoa, mỗi khóm chỉ giữ lại 7 - 8 cành dài, to, khỏe. Sau khi hoa tàn thì bạn cắt tỉa bớt 2 - 3 đốt lá để loại bỏ những mầm tạo hột giúp cây khỏe mạnh. Khi cây tầm xuân chuẩn bị ra hoa thì bạn cắt tỉa bớt những cành già, mầm phụ và chồi non để cây tập trung cho ra những khóm hoa rực sắc.
Một số hình ảnh đẹp về hoa tầm xuân
Trên đây là một số thông tin về hoa tầm xuân mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
>> Tham khảo thêm:
- Hoa bách hợp là hoa gì, có ý nghĩa gì? Hoa bách hợp có phải hoa ly, hoa loa kèn không?
- Hoa mộc miên là hoa gì? Hình ảnh hoa mộc miên đẹp, thơ về hoa mộc miên hay nhất
- Cách trồng hoa tử đằng bằng cành và cách chăm sóc hoa tử đằng
- Stt hay về hoa hướng dương, những bài thơ, câu nói hay về hoa hướng dương
- Thơ về hoa gạo tháng 3, những câu nói, status hay về hoa gạo
Xem thêm
Hoa súng là gì? Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng hoa súng đẹp
Hoa sen cưới có ý nghĩa gì? Cách bó hoa sen cầm tay cô dâu đẹp, đơn giản
Cây hương thảo rosemary là cây gì? Có tác dụng gì? Cách trồng cây hương thảo tại nhà
Hoa trà my (hoa trà) có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây hoa trà my
Hoa ô mai là gì? Tại sao hoa bạch đàn được gọi là cành ô mai?
Cách trồng và chăm sóc sen mini cho hoa nở đẹp
Các kiểu cắm hoa đẹp nhất, đơn giản nhất ngày lễ Tết
2 cách trồng ngò rí bằng gốc rễ và bằng hạt tại nhà
Hoa gạo nở vào mùa nào? Những địa điểm chụp hoa gạo đẹp nhất