Tết Nguyên Đán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán là một dịp Tết quan trọng của người Việt, tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Tết Nguyên Đán là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của dịp lễ đặc biệt này là như thế nào nhé!
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán (Tết Cổ truyền) là gì?
Theo Wikipedia, Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm Âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam. “Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.
>> Xem ngay:
- Còn mấy ngày nữa là Tết? Mấy ngày nữa đến Tết Âm lịch?
- Tết Công Gô là gì? Tết Congo là khi nào? Nước Công Gô có Tết không?
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn còn là vấn đề đang được tranh cãi. Hầu hết thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc. Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh giầy" thì người Việt đã ăn Tết từ thời vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Thậm chí, ngay cả Khổng Tử cũng đã viết trong cuốn Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó". Trong sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này". Như vậy có thể nói Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam.
Nhìn chung, Tết Âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc có sự ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của từng quốc gia.
>> Thông tin hữu ích: Điểm danh những nước ăn Tết Âm lịch, Tết Nguyên Đán như Việt Nam
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Với người Việt Nam, Tết Nguyên Đán không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà nó còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa... Theo quan niệm phương Đông, đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.
Tết Nguyên Đán xưa là dịp để người nông dân bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời... và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Bên cạnh đó, đây còn được coi là ngày “làm mới”, ngày để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi trong cả năm và gác lại mọi điều không may mắn trong năm cũ. Do vậy, vào dịp Tết, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, sắm sửa, trang hoàng nhà cửa cho thật đẹp.
Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn. Trong dịp Tết, các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, tạ ơn ông bà, Tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua.
>> Tham khảo thêm:
Thời gian Tết Nguyên Đán được tính như thế nào?
Tết Nguyên Đán được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Âm và thường sẽ muộn hơn Tết Dương từ 1 đến 2 tháng do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của lịch Âm.
Cũng bởi lý do này mà thông thường Tết Nguyên Đán sẽ thường rơi vào 21 tháng 1 tới 10 tháng 2 Dương lịch, không bao giờ diễn ra trước ngày 21 tháng 1 hoặc sau ngày 20 tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hằng năm kéo dài trong thời gian 7 - 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu tiên của năm mới (tức là khoảng từ 23 tháng Chạp của năm cũ đến 7 tháng Giêng của năm mới).
Tết Nguyên Đán cũng chính là thời điểm mà người nông dân nhàn rỗi, được nghỉ ngơi để chuẩn bị vụ mùa tiếp theo.
Tết Giáp Thìn 2024 được nghỉ bao nhiêu ngày?
Năm Giáp Thìn 2024 này, mùng 1 Tết Nguyên Đán rơi vào thứ Bảy ngày 10/2/2024 dương lịch. Và theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ tết âm lịch năm 2024 từ thứ Năm ngày 8/2/2024 đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Kỳ nghỉ lễ này kéo dài 7 ngày trong đó có 5 ngày nghỉ lễ và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động.
Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán
Trong dịp Tết Nguyên Đán người Việt Nam có rất nhiều phong tục tập quán thú vị, có ý nghĩa, thể hiện được đặc điểm văn hóa riêng. Những phong tục tập quán nổi bật nhất có thể kể đến là:
Cúng ông Công, ông Táo
Theo truyền thống của người Việt, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, các gia đình sẽ cùng làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Trong ngày này, mọi người thường sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, nấu mâm cỗ và mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.
>> Đọc thêm: Cây nêu là cây gì? Ý nghĩa và cách làm cây nêu ngày Tết
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt và cũng là món quà ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè. Chính vì vậy, trong những ngày trước Tết, nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm thường tụ tập cùng nhau trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm.
Lau dọn nhà cửa
Trong những ngày cuối năm, các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ. Hoạt động này không chỉ là để trang hoàng lại nhà cửa đón Tết mà nó còn mang ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoả, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.
>> Tham khảo: Dọn ban thờ vào ngày nào? Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đón Tết
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng những loại hoa trái khác nhau nhưng ý nghĩa chung đều là để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.
>> Xem thêm: Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
Thăm mộ tổ tiên
Trong dịp Tết Nguyên Đán, con cháu trong gia đình cũng sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Cúng tất niên
Cúng tất niên cũng là một nghi lễ vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua trong dịp Tết Cổ truyền của người Việt Nam. Trong ngày 30 Tết, các gia đình thường làm những mâm cỗ tươm tất để thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.
Đón giao thừa
Giao thừa là khoảnh khắc mà rất nhiều người chờ mong trong dịp Tết. Đây là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa, hái lộc...
>> Tìm hiểu: Cúng Giao thừa ngoài trời gồm những gì? Cách chuẩn bị lễ cúng Giao thừa ngoài trời
Đi chùa, hái lộc
Đi chùa, hái lộc là những hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên. Trong đêm giao thừa, khi đi chùa người ta thường kết hợp hái lộc để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
Xông đất
Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.
>> Xem thêm: Tuổi xông đất Tết Giáp Thìn năm 2024 may mắn, hợp tuổi 12 con giáp
Chúc Tết, mừng tuổi
Đã nhắc đến Tết, chắc chắn bất kỳ trẻ em nào cũng rất háo hức chờ đợi những phong bao lì xì đỏ tươi rồi. Đi chúc Tết và mừng tuổi là những hoạt động không thể thiếu trong những ngày đầu tiên của năm mới. Thông thường, vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong gia đình sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, người lớn sẽ mừng tuổi lại con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để lấy may và chúc con cháu ngoan ngoãn, học giỏi, hạnh phúc trong năm mới.
>> Xem thêm:
- Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
- Những lời chúc tất niên cuối năm hay, ý nghĩa nhất
- Đào Thất thốn là gì? Nguồn gốc đào Thất thốn tiến Vua
- Văn khấn hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 - Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết
- Làng Vũ Đại ở đâu? Tại sao giá cá kho làng Vũ Đại lại đắt?
Xuất hành
Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ đẹp, hướng đẹp phù hợp với tuổi để xuất hành với hy vọng gặp may mắn mỗi khi ra khỏi nhà.
Hóa vàng
Lễ hóa vàng thường được diễn ra vào ngày mùng 3, 4 hoặc mùng 5 Tết để "đưa tiễn" ông bà, tổ tiên về với thế giới bên kia sau một thời gian "về nhà ăn Tết" cùng con cháu. Tập tục này thể hiện sự hiếu kính, biết ơn cội nguồn của người Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện mong cầu về một năm mới may mắn, tốt lành hơn.
Khai hạ
Tại những địa phương có tục dựng cây nêu ngày Tết thì cứ vào mùng 7 tháng Giêng, người dân sẽ tiến hành lễ hạ cây nêu hay còn gọi là lễ khai hạ để nhằm mục đích kết thúc dịp Tết Nguyên Đán, bắt đầu bước vào chuỗi ngày làm việc của năm mới.
Những kiêng kỵ ngày Tết bạn nên biết
Những ngày đầu năm mới thường được xem là thời điểm tốt đẹp nhất trong năm khi đấy trời giao thoa, do vậy người dân Việt Nam ở các vùng miền đều muốn những ngày Tết diễn ra vui vẻ, thuận hòa, không có điều xui rủi xảy ra. Ở cả 3 miền, người dân thường có những kiêng kỵ vào ngày Tết để mong sao một năm mới may mắn, thuận lợi. Cụ thể một số điều kiêng kỵ vào ngày Tết như sau:
Với người miền Bắc
Người miền Bắc thường có nhiều điều kiêng kỵ hơn cả, cụ thể như:
- Kiêng mai táng vào dịp Tết. Nếu chẳng may có người mất đúng vào mùng 1 Tết thì họ sẽ không phát tang trong ngày hôm đó mà có thể để sang mùng 2 hoặc thậm chí mùng 3 Tết mới làm lễ phát tang.
- Gia đình trong năm có tang sẽ không đi đến nhà khác chúc Tết bởi họ quan niệm như vậy sẽ đem vận xui, đen đủi đến với gia đình người khác.
- Kỵ xin lửa, cho lửa, cho nước vào ngày mùng 1 Tết bởi họ quan niệm nước, lửa là thể hiện cho những điều may mắn, no đủ, nếu cho người khác nước và lửa thì trong năm họ có thể gặp xui xẻo, mất đi tài lộc.
- Kiêng quét nhà vào 3 ngày Tết hoặc nếu quét thì họ sẽ không hót bỏ rác mà để hết Tết mới đem hót bỏ bởi họ quan niệm quét nhà vào ngày Tết là quét đi sự may mắn, tốt lành của gia đình mình.
- Kiêng kỵ việc vay mượn tiền bạc vào dịp năm mới bởi cả năm có thể rơi vào cảnh túng thiếu, không may mắn về tiền bạc.
- Kỵ làm đổ vỡ đồ vật trong ngày Tết bởi có thể gây ra những điều không may mắn.
- Kiêng cãi nhau, to tiếng, nói những lời thiếu may mắn, buồn bã trong ngày Tết bởi tất cả những điều đó có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn trong cả năm, khiến bạn có một năm nhiều thị phi, mệt mỏi, không thuận lợi.
- Ở một số nơi, người ta còn thường kiêng đến nhà người khác chúc Tết quá sớm bởi họ quan niệm mỗi gia đình thường sẽ xem người xông đất hợp với họ, nên tránh đi sớm để không làm ảnh hưởng tới kế hoạch của người khác.
- Kiêng sát sinh vào ngày Tết bởi họ quan niệm máu là thể hiện cho sự không may mắn do đó họ thường không làm thịt động vật vào dịp đầu năm.
- Kiêng mặc quần áo đen hoặc trắng bởi theo quan niệm xưa thì 2 màu sắc này thể hiện sự u buồn, sầu não, đem tới những điều thiếu may mắn...
Với người miền Trung
- Kiêng ăn các món ăn chế biến từ tôm vì họ sợ năm mới mọi thứ đều giật lùi như tôm.
- Kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt bởi những món ăn này thường chỉ dùng để giải xui, khi ăn vào năm mới thường sẽ gặp xúi quẩy.
- Một số vùng cũng kiêng mặc đồ trắng suốt tháng Giêng vì đó là biểu tượng của tang tóc, mất mát.
- Kiêng quét nhà bởi đó là hành động xua đuổi thần tài.
- Không nên nhăn nhó, cau có, khó chịu vào dịp đầu năm bởi như vậy sẽ đem tới những điều không may mắn.
Với người miền Nam
- Kiêng để các hũ gạo, đường, muối trống trơn vào ngày Tết bởi đó là thể hiện cho mùa màng thất bát, thiếu hụt vào năm mới.
- Kiêng khách đến chúc Tết mà từ chối không ăn khi họ dọn bàn tiệc.
- Kiêng làm hỏng đồ vật hoặc tranh cãi, to tiếng vào dịp năm mới.
- Kiêng khóc lóc, nói những điều không may mắn vào dịp Tết.
- Kiêng quét nhà vào ngày đầu năm...
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về Tết Nguyên Đán là gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa Tết Nguyên Đán rồi phải không? Hy vọng những thông tin bổ ích này sẽ giúp bạn hiểu thêm về phong tục, tập quán của người Việt Nam và từ đó có thể chuẩn bị cho một mùa lễ, Tết sắp tới.
Đừng quên thường xuyên truy cập để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác
Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
15+ Hình ảnh ông Táo về trời, ảnh ông Công ông Táo đẹp nhất
Những mẫu giỏ quà Tết đẹp, sang trọng cho cá nhân, doanh nghiệp 2024
Bài cúng tất niên ngoài trời, văn khấn tất niên ngoài sân
Lời chúc Tết Dương lịch 2024 hay, ý nghĩa mừng năm mới
40 Lời chúc sư thầy, câu chúc năm mới cho sư thầy hay, ý nghĩa nhất
Mâm cúng mùng 1 Tết gồm những gì?
Văn khấn lễ cúng Tiên Sư
Cách cúng vía Ngọc Hoàng Thượng Đế mùng 9 Tết: Văn khấn, lễ vật
Văn khấn tạ đất - Bài cúng tạ đất cuối năm