Dọn ban thờ vào ngày nào? Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đón Tết
Dọn ban thờ vào ngày nào, trước hay sau ngày 23 tháng Chạp là câu hỏi mà rất nhiều người vẫn thắc mắc mỗi khi Tết đến. Hãy cùng VnAsk tìm hiểu ngay vấn đề trên qua bài viết này nhé!
Ai là người lau dọn bàn thờ?
Người lau dọn bàn thờ là ai? Phụ nữ có được lau dọng bàn thờ không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
Theo đó, người lau dọn bàn thờ tốt nhất là người ở trong gia đình, tuyệt đối không được để người ngoài lau dọn. Người lau dọn có thể là nam hoặc nữ, nên là người chủ gia đình, có sức khỏe tốt. Riêng với phụ nữ thì không được lau dọn nếu đang "đến tháng".
Dọn ban thờ vào ngày nào? Nên dọn bàn thờ trước hay sau ngày 23?
Dọn bàn thờ thần linh, tổ tiên là một công việc mà gia đình nào cũng phải làm để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, dọn ban thờ vào ngày nào, trước hay sau ngày 23 tháng Chạp là điều mà đến nay vẫn còn rất nhiều người băn khoăn.
Tại sao cần lau dọn bàn thờ vào cuối năm?
Trong văn hóa tín ngưỡng người Việt, bàn thờ là nơi thiêng liêng, thể hiện sự tôn kính của gia chủ với thần linh, cũng như sự tưởng nhớ của con cháu với ông bà, tổ tiên nên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì ban thờ là nơi tôn nghiêm nên luôn phải giữ sạch sẽ, gọn gàng, trong những dịp đặc biệt như lễ, Tết thì cần tiến hành lau chùi, dọn dẹp. Nơi hương khói, thờ cúng sạch đẹp không chỉ thể hiện tấm lòng của gia chủ, của bậc con cháu mà với nhiều người, đó còn là cách để cầu mong sự may mắn, tài lộc sẽ đến với gia đình trong năm mới.
Nên dọn bàn thờ vào ngày nào?
Theo quan niệm dân gian, ông Công, ông Táo là những người trong coi bếp núc, đất đai của gia đình. Vào ngày 23 tháng Chạp là dịp ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình suốt cả năm vừa qua nên sẽ không có mặt trong nhà. Đây là dịp thích hợp để người dân tiến hành thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm (bao sái bàn thờ) để đón năm mới mà không ảnh hưởng, động chạm đến việc thờ cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên dọn bàn thờ vào ngày nào để đón Tết. Hơn nữa, ban thờ là nơi linh thiêng, hội tụ nhiều năng lượng tích cực, tạo phúc đức cho gia chủ nên việc dọn dẹp bàn thờ sạch đẹp có thể tiến hành thường xuyên như một cách thể hiện lòng tôn kính của người sống. Đặc biệt là vào dịp cuối năm, trong tháng Chạp bạn có thể chọn một ngày lành bất kỳ để dọn dẹp bàn thờ chứ không nhất thiết là phải sau ngày 23.
Thông thường, khi lau dọn ban thờ ngày Tết sẽ bao gồm cả tỉa chân nhang bởi sau một năm thờ cúng, bát hương sẽ đầy lên, nếu không tỉa chân nhang sẽ gây sự khó khăn cho việc thắp hương, bái thỉnh cho năm sau. Ngoài ngày 23 thì các ngày 13, 15, 20, 21, 25, 27 tháng Chạp (Âm lịch) cũng là những ngày đẹp để tiến hành công việc này.
Giờ nào lau dọn bàn thờ tốt?
Việc lau dọn bàn thờ cần thực hiện trước 12h đêm ngày 30 Tết bởi theo quan niệm phương Đông đó chính là lúc "thần linh đi vắng" nên các gia đình cần tranh thủ sửa sang bàn thờ để đón Tết.
Ngoài ra, thời điểm dọn dẹp bàn thờ tốt nhất trong ngày nên bắt đầu từ 6 giờ sáng tới 11h55' trưa hoặc từ 1h chiều đến 5h55'.
>>> Xem thêm: Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Văn khấn lau dọng bàn thờ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:..................
Ngụ tại:......................
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại...... (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm... , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ ... chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đón Tết
Chuẩn bị dụng cụ và lễ vật
Để tiến hành lau dọn bàn thờ ngày Tết cho chu đáo và tươm tất, tỏ được lòng thành của gia chủ thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:
- Chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng.
- Nước bao sái bàn thờ (là nước làm từ 5 thứ thảo dược quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng.
- Một chiếc bàn con, bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị (nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn).
- Một chiếc thìa nhỏ.
- Một mâm lễ bao gồm: 1 đĩa xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 đĩa hoa trái theo mùa, 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 chén nước sôi để nguội, 3 lễ tiền vàng, 2 lọ hoa tươi.
Tham khảo thêm
- Bài cúng rước ông Táo, văn khấn cúng rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết
- Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
- Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ nghi lễ cho người bận rộn
- Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam gồm những gì đẹp, ý nghĩa?
- Mẹo chọn quả Phật thủ đẹp, phát tài lộc để cúng tổ tiên ngày Tết
- Văn khấn an vị bát hương và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất
Hướng dẫn thủ tục lau dọn bàn thờ cuối năm
Bước 1: Trước khi tiến hành dọn dẹp bàn thờ cuối năm, bạn nhớ tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, bạn chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, bày lên ban thờ rồi thắp hương và đọc bài khấn bao sái bát hương. Đợi cho hương tàn thì mới bắt đầu thực hiện lau dọn ban thờ.
Bước 2: Bạn hạ các đồ thờ cần lau dọn xuống bàn con đã trải giấy đỏ. Riêng bát hương bạn cần lưu ý tuyệt đối không nên di chuyển. Bởi thông thường, khi đặt bát hương, các gia đình đều đã xem hướng để đặt sao cho hợp phong thủy nhất, giúp gia chủ "hút" nhiều may mắn, tài lộc. Nếu bát hương bị xê dịch có thể trúng phải hướng xấu khiến cho gia chủ gặp phải những điều xui xẻo, không may.
Lưu ý: Nếu ban thờ nhà bạn có bài vị gia tiên và bài vị các thần đặt chung thì phải để ra hai chỗ khác nhau.
Bước 3: Thấm ẩm khăn sạch vào nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng.
Bước 4: Sau khi lau bằng khăn ẩm hết toàn bộ bàn thờ, bạn dùng một chiếc khăn khô, sạch khác để lau khô toàn bộ đồ thờ cúng.
Bước 5: Sau khi lau bài vị xong, bạn tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Trước tiên bạn hãy rửa sạch hai tay bằng nước ngũ vị hoặc rượu gừng, sau đó, dùng thìa nhỏ và xúc từng thìa tro trong bát nhang đổ ra ngoài. Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp.
Bước 6: Sau khi dọn tro xong, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ngũ vị lau sạch bên ngoài bát hương.
Lưu ý: Trong suốt quá trình dọn dẹp bát hương, bạn không được để bát hương xê dịch khỏi vị trí ban đầu. Khi tỉa chân hương và lau rửa, bạn cần lấy một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi… thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang.
Bước 7: Cuối cùng, bạn đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), quét dọn ban thờ rồi đọc văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ để xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn ban thờ.
>>> Tham khảo:
Lưu ý khi dọn ban thờ cuối năm
- Nhiều gia đình thường quan niệm việc bao sái phải nhờ thầy cúng hay pháp sư, tuy nhiên trên thực tế thì bao sái nên được thực hiện bởi người chủ gia đình.
- Khi thực hiện dọn ban thờ, bạn cũng cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, tắm rửa thật sạch trước khi thực hiện.
- Nên thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm rơi vỡ các đồ thờ cúng.
- Nếu trong gia đình bạn có bàn thờ Phật thì nên lau dọn ban thờ Phật trước khi lau dọn bàn thờ gia tiên và không dùng rượu để lau. Thay vào đó, bạn nên dùng khăn thấm nước sạch đã được ngâm cánh hoa hồng vàng để lau. Nếu không có thì nước ngũ vị hương hay nước trắng bình thường cũng được. Tuyệt đối không được lau bài vị của tổ tiên trước bài vị của thần Phật. Người xưa quan niệm làm như vậy là bất kính, mạo phạm đối với thần Phật.
- Khi lau rửa bài vị của tổ tiên cần phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh.
Qua bài viết trên đây, chắc bạn đã giải tỏa được nỗi băn khoăn nên dọn ban thờ vào ngày nào để đón Tết rồi phải không? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị được một cái Tết đầm ấm, tươm tất cũng như tỏ được lòng thành kính với tổ tiên và các vị thần linh.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Nên bày mâm ngũ quả khi nào?
Văn khấn lễ cúng Tiên Sư
Chủ nhà tuổi Tý chọn người xông đất, xông nhà 2024 hợp tuổi
Nhà chung cư cúng giao thừa ở đâu cho chuẩn, có cần cúng ngoài trời không?
Bao sái ban thờ là gì? Bao sái bàn thờ cần những gì?
Chúc Tết tiếng Anh là gì? Những câu chúc mừng năm mới tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất
Kịch bản chương trình văn nghệ chào năm mới
Nghi thức cầu an ở chùa
10 Bài vè chúc Tết 2024 cho bé mầm non hay, dễ thuộc