3 Bài văn khấn an vị bát hương và cách sắm lễ vật chuẩn nhất
Vào dịp cuối năm, nhiều gia đình thực hiện thay bát hương thờ cúng thì cần chuẩn bị làm lễ an vị bàn thờ và văn khấn an vị bát hương để nhằm tránh phạm phải những điều kiêng kỵ với gia tiên cùng các vị thần linh. Trong bài viết này, xin chia sẻ đến các bạn bài văn khấn an vị bát hương và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Lễ an vị bát hương hay còn được gọi bái bạch thỉnh Thánh ứng lô hương. Lễ an vị bát hương hay lễ yên vị bát hương là một nghi thức xin đặt bát hương mới lên bàn thờ. Nghi lễ cúng an vị bát hương này thường được dùng trong các nghi lễ bốc và lập bát hương thờ gia tiên mới.
Văn khấn an vị bát hương chuẩn nhất
Mời các bạn cùng tham khảo hai bài khấn an vị bát hương, bài cúng an vị bát hương chuẩn nhất dưới đây nhé!
Văn khấn bái bạch thỉnh Thánh ứng lô hương
Đây là bài khấn an vị bát hương gia tiên và các vị Thần linh như Thần Tài, Thổ Công...:
Con kính lạy Việt Nam Hoàng thiên hậu thổ Con kính lạy Thổ Công, Thổ Địa Tôn thần, sơn thần chúa đất, bản gia Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân. Thổ Địa long mạch tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần, Thần Tài tiền vị. Hôm nay ngày… tháng… năm… Gia chủ con là…, sinh năm…, hành canh … tuổi (tuổi của bạn). Thê là… sinh năm…, hành canh … tuổi (vợ). Nam tử … sinh năm … hành canh … tuổi (con trai). Nữ tử … sinh năm … hành canh … tuổi (con gái). Ngụ tại… Hôm nay ngày lành tháng tốt đệ tử xin lập bát hương phụng thờ chư vị Tôn thần Hoàng thiên hậu thổ, Thổ Công chúa đất, Thần Tài, ngũ phương chi thần vị tiền, bản Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân, bản gia Thổ Địa long mạch Tôn thần, bản gia ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần. Tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, trung một dạ hương khói phụng thờ chư vị Tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử. Thỉnh Thánh ứng lô hương: Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang. (3 lần) |
Văn khấn an vị lô nhang, cầu an
Chú Đại Bi! (3 lần) Nam-mô Đại-Bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát! (3 lần) Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-Bi tâm đà-la-ni! Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha. Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha! (3 lần) |
Sau khi đọc xong bài khấn an vị bát hương gia tiên, các bạn hãy dùng một bát nước sạch ngũ vị hương, niệm trì chú Thanh Tịnh Pháp Án Lam Xoa Ha 21 hoặc 27 lần, niệm trì thêm chú Cam Lồ Thủy vào nước rồi khấn: "Nam mô tô rô bà da, đát tha nga đa da, đát điệt tha. Án tô rô tô rô , bát ra tô rô, bát ra tô rô, sa bà ha". (7 hoặc 9 lần)
Sau đó, bạn dùng nước và khăn sạch lau bát hương rồi đọc án lam xóa ha (7 đến 21 lần).
Cuối cùng, bạn dùng chỉ ngũ sắc kết lại thành dây gồm chỉ màu vàng, trắng, đen (hoặc xanh da trời), xanh lá cây và đỏ. Bạn dùng tẩy uế rồi vừa kết chỉ vừa niệm trì Lục tự Đại Minh Thần Chú Án Ma Ni Bát Di Hồng là xong nhé.
Văn khấn an vị bát hương 100 ngày
Sau 100 ngày kể từ lễ nhập trạch, nhiều gia đình sẽ làm lễ tạ 100 ngày bát hương với hy vọng giúp nhà mới trở nên ấm áp, vượng khí hơn. Dưới đây là bài văn khấn an vị bát hương 100 ngày chuẩn nhất mà chúng tôi đã sưu tầm được để gửi đến bạn:
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin kính cẩn cúi lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Hôm nay, ngày/tháng/năm âm lịch tức ngày/tháng/năm dương lịch. Tại địa chỉ: … Con là trai trưởng (hoặc cháu đích tôn), tên …. cùng các chú bác, anh rể, chị gái, em trai/gái dâu rể, con cháu nội/ngoại kính lạy. Nay nhân ngày Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, chúng con sắm sửa các thứ lễ vật gồm: … Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành. Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh Xin kính cẩn trình thưa rằng: Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế (nếu là cha) Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế (nếu là mẹ) Tình nghĩa mẹ sinh cha dưỡng biết là bao; Công ơn sánh như biển rộng, trời cao khôn xiết kể. Bao lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng; Tưởng nhớ về âm dương vắng vẻ. Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào! Thác thời kể tháng kể ngày, buồn mọi lẽ! Ngày qua tháng lại, tính đến nay Tốt Khốc tới tuần; Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế. Xin mời: Hiển … Hiển … Hiển … Cùng các bị Tiên linh, Tổ Thúc,Tổ Bá, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo tổ tiên cùng về hâm hưởng. Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ gia đình được mọi sự tốt đẹp, yên lành. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Cách sắm lễ cúng an vị bát hương
Khi cúng yên vị bát hương là các bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau để dâng lên gia tiên và thần linh:
- Bát hương và cốt bát hương mới.
- Hương vàng đầy đủ.
- Một con gà trống luộc.
- Một đĩa xôi trắng nhỏ.
- Một chai rượu trắng.
- Một bát nước sạch.
- Một đĩa hoa quả tròn (5 loại quả).
- Một lọ hoa cúc vàng.
- 3 lá trầu và 3 quả cau.
- 3 đĩa tiền vàng và 1 đinh tiền vàng.
- Một con ngựa đỏ và vàng cùng kiếm, mũ, áo…
- Một cầu vàng màu vàng (1000 vàng) và một cầu vàng màu đỏ (1000 vàng).
- Một mâm cơm mặn hoặc chay.
- Cùng các đồ để cúng với mâm cơm cúng như bát, đũa, ly…
Tùy điều kiện gia đình mà các bạn có thể thay đổi các lễ vật cúng yên vị bát hương sao cho phù hợp, chủ yếu là lòng thành của bạn kính dâng lên tổ tiên và các vị thánh thần.
Những điều cần lưu ý khi đọc văn khấn an vị bát hương
- Người đọc văn khấn an vị bát hương cần mặc trang phục chỉnh tề, tránh mặc lôi thôi, luộm thuộm, thiếu nghiêm trang
- Trước khi thực hiện nghi thức, người cúng nên tắm rửa sạch sẽ. Đây chính là cách thể hiện sự thành kính, tôn trọng của bạn dành cho gia tiên và các vị thần linh
- Bất kỳ ai cũng có thể là người đọc bài khấn an vị bát hương, nhưng tốt nhất người đọc nên là chủ của gia đình.
- Người đọc không cần học thuộc văn khấn, thay vào đó, họ có thể in văn khấn ra giấy và cầm đọc.
- Đọc văn khấn nên đủ nghe, rõ ràng, rành mạch, không cần hét quá to.
- Không cười đùa, sao nhãng trong quá trình đọc văn khấn.
Trên đây là văn khấn an vị bát hương và cách chuẩn bị lễ cúng chuẩn nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Xem thêm
Văn khấn xin về quê ăn tết
Văn khấn giao thừa trong chùa
Cách chọn hoa đi tảo mộ
Bánh chưng bánh tét khác nhau như thế nào? Tìm hiểu về bánh chưng bánh tét
5 Cách làm hoa đào nở nhanh nhất, kích thích đào nở hoa sớm
Cách làm chậu hoa giấy handmade xinh xắn cho Tết Nguyên Đán
Cách chăm sóc cây quất sau Tết đúng kỹ thuật
Mai đại lộc là mai gì, mua ở đâu? Hình ảnh và đặc điểm mai đại lộc
Tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy? Lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm