Bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang
Bạn đã biết bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và văn khấn xin tỉa chân nhang chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
- Ý nghĩa của văn khấn bao sái bát hương
- Khi nào nên bao sái bàn thờ?
- Chuẩn bị mâm cúng khi bao sái bàn thờ
- Lưu ý khi tiến hành bao sái bàn thờ
- Bài khấn bao sái ban thờ - Bài khấn xin bao sái bàn thờ trước khi bao sái
- Bài khấn bao sái ban thờ (Văn khấn rút tỉa chân hương ban thờ thần tài)
- Bài văn khấn an vị bát hương sau khi bao sái (Văn khấn sau khi rút tỉa chân hương)
- Bài văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài
- Văn khấn bao sái bát hương Thần Tài dịp Tết
- Bài văn khấn sau khi bao sái ban thờ Thần Tài
>> Tham khảo: Dọn ban thờ vào ngày nào? Cách lau dọn bàn thờ cuối năm đón Tết
Ý nghĩa của văn khấn bao sái bát hương
Bàn thờ và bát hương là nơi thiêng liêng, quan trọng trong mỗi gia đình, chính vì thế mỗi khi bao sái bát hương, bạn cần phải chuẩn bị bài văn khấn. Theo quan niệm dân gian, văn khấn chính là "sợi dây kết nối" giữa người sống với các bậc bề trên, tổ tiên, ông bà, những người đã khuất. Văn khấn chính là "công cụ" thể hiện tiếng nói, mong ước, nguyện cầu của những người sống để các bậc bề trên nắm bắt được.
Khi bao sái bàn thờ, nếu gia chủ không đọc văn khấn thì có nghĩa là đã tự ý động chạm, lau dọn đồ đạc và bị coi là mạo phạm, kinh động đến các chư vị Thần linh.
Khi nào nên bao sái bàn thờ?
Thời điểm nào nên bao sái ban thờ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay. Theo phong tục từ xa xưa của người Việt thì việc bao sái bàn thờ, tủa chân nhang thường được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Năm 2024 này, ngày 23 tháng Chạp nhằm thứ Sáu - 02/02/2024 Dương lịch.
Vào ngày này có các khung giờ Hoàng Đạo như sau:
- Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long
- Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
- Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
- Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang
- Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
- Mậu Tuất (19h-21h): Tư Mệnh
Do vậy bạn nên lựa chọn các khung giờ này để bao sái bàn thờ.
Ngoài ra, bạn nên tránh bao sái bàn thờ vào các giờ Hắc Đạo như sau:
- Canh Dần (3h-5h): Thiên Hình
- Tân Mão (5h-7h): Chu Tước
- Giáp Ngọ (11h-13h): Bạch Hổ
- Bính Thân (15h-17h): Thiên Lao
- Đinh Dậu (17h-19h): Nguyên Vũ
- Kỷ Hợi (21h-23h): Câu Trận
Chuẩn bị mâm cúng khi bao sái bàn thờ
Các lễ vật cần chuẩn bị khi bao sái bàn thờ gồm có:
- 1 đĩa xôi
- 1 miếng thịt luộc
- 1 đĩa trái cây theo mùa
- 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
- 3 chén rượu nhỏ
- 1 tách nước sôi để nguội
- 3 lễ tiền vàng
- 2 lọ hoa
Tuy nhiên có thể tùy vào hoàn cảnh, điều kiện của từng gia đình mà lễ vật chuẩn bị có thể nhiều hoặc ít hơn.
Lưu ý khi tiến hành bao sái bàn thờ
Khi bao sái ban thờ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Người bao sái bàn thờ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn măc chỉnh tề, trang nghiêm để thể hiện lòng tôn kính với các bậc bề trên.
- Khi bao sái bàn thờ, bạn nên lưu ý tuyệt đối không được dịch chuyển bát hương hay các tôn tượng Thần Tài, Thổ Địa bởi có thể đem tới xui xẻo cho gia chủ.
- Nên sử dụng thìa nhỏ, sạch để lấy tro cát trong bát hương ra ngoài mà không được nhấc bát hương lên để đổ.
- Nên chuẩn bị nước bao sái bàn thờ chuyên dụng, không nên sử dụng rượu trắng với những ban thờ Phật. Nếu không có điều kiện mua nước bao sái bàn thờ chuyên dụng, bạn nên sử dụng nước ấm chứ không nên lau bằng nước lạnh.
- Tránh để ánh nắng mặt trời chiếu rọi trực tiếp vào bát hương.
- Không nên vứt chân hương cũ, đồ thờ cúng, tro... vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.
- Khi lau bàn thờ, bát hương phải sử dụng khăn sạch, tuyệt đối không dùng khăn bẩn.
- Cần ghi nhớ và sắp xếp đồ thờ cúng đúng vị trí.
- Phụ nữ có thể bao sái bàn thờ nhưng nếu "đến tháng" thì tuyệt đối không nên làm.
Bài khấn bao sái ban thờ - Bài khấn xin bao sái bàn thờ trước khi bao sái
Nam mô a di Đà Phật! Tín chủ tên là… Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên. Tín chủ xin kính cáo với các chư vị... (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ. Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. Nam mô a di Đà Phật! |
Xuân sang đón Năm Mới tại
Bấm Xem ngay
Bài khấn bao sái ban thờ (Văn khấn rút tỉa chân hương ban thờ thần tài)
Nam mô a di Đà Phật! - Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương. - Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. - Tín chủ con là:… Ngụ tại:… - Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp (hoặc 30 tháng Chạp... hoặc ngày nào đó vào cuối tháng), con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ... chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! |
>> Tham khảo thêm:
- Cúng ông Táo thắp mấy nén hương? Cách thắp hương cúng ông Công ông Táo
- Văn khấn tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài và cách bao sái
- Văn khấn mùng 1 Tết, bài cúng mùng 1 Tết gia tiên, Thần linh
- Bài cúng Giao thừa, văn khấn Giao thừa trong nhà
- Văn khấn mùng 1, bài khấn mùng 1 hàng tháng cúng gia tiên, thần linh tại nhà
- Văn khấn hóa vàng Tết Giáp Thìn 2024 - Bài cúng hóa vàng mùng 3 Tết
- Lễ cúng tạ mộ cuối năm cần sắm gì? Văn khấn, bài khấn tạ mộ cuối năm
Bài văn khấn an vị bát hương sau khi bao sái (Văn khấn sau khi rút tỉa chân hương)
Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy 9 phương Trời - Con lạy 10 phương Đất - Con kính lạy chư Phật 10 phương - Con kính lạy 10 phương chư Phật - Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh. - Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân. Tín chủ con là:… - Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án. - Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị. - Năm cũ lộc tài con xin tạ. - Năm mới lộc mới con mong cầu. Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn. - Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi. - Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến. - Tâm trần con có. - Lễ trần con dâng. Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che. Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo. Nam mô a di Đà Phật! |
Bài văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương. - Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. - Tín chủ con là:… Ngụ tại:… - Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ... chấp thuận. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Văn khấn bao sái bát hương Thần Tài dịp Tết
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………Ngụ tại:…………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào) Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận. Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật Nam mô a di đà phật. |
Bài văn khấn sau khi bao sái ban thờ Thần Tài
Nam mô a di Đà Phật ! Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương Tín chủ con là : … … … … … … Ngụ tại : … … … … … … … . Con xin tấu lạy quan thần tài thổ địa đang quản lý tại địa chỉ : … … … Hôm nay là ngày … … … … … … … … … .., con đã thực thi xong việc bao sái bàn thờ Thần tài, rút chân nhang. Kính mời những quan về ngự lại nơi bàn thờ để con liên tục việc thờ cúng . Nam mô a di đà phật |
Trên đây là bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nữa bạn nhé!
Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tổng hợp của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Tân niên là gì? Lời chúc tân niên hay, ý nghĩa nhất
29 Tết là ngày mấy Dương lịch 2024? Vào thứ mấy?
Khai xuân là gì? Lời chúc khai xuân và hình ảnh khai xuân 2024 đẹp nhất
Người ta thường ăn bao nhiêu quả nho lúc giao thừa để may mắn ở Tây Ban Nha?
Bài cúng tất niên trường học
Nhạc Xuân 2023 hay nhất
Nụ tầm xuân màu gì, là hoa thật hay giả? Ý nghĩa nụ tầm xuân
Cách trang trí Tết mầm non, trang trí góc Tết trường mầm non đẹp nhất
Nhà chung cư cúng giao thừa ở đâu cho chuẩn, có cần cúng ngoài trời không?