Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ nghi lễ cho người bận rộn
Mặc dù cuộc sống bận rộn nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch thì các gia đình đều sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cúng ông Táo thịnh soạn để tiễn ông Táo về trời báo cáo những việc cũ trong năm vừa qua của gia chủ, cũng như là để cầu mong năm sau sẽ khởi sắc, thịnh vượng, no đủ hơn năm trước. Chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ, đa dạng trở thành nỗi lo lắng của nhiều bà nội trợ kiêm nhân viên văn phòng, bởi vì họ phải cân bằng giữa việc giải quyết những công việc "xếp chồng" vào dịp cuối năm và sắp xếp thời gian đi chợ mua sắm đồ, làm cỗ. Bạn có phải là một trong số những bà nội trợ như thế này không?
>>> Tham khảo:
- Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
- Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?
Trong bài viết này, sẽ giới thiệu đến bạn 5 mẫu mâm cúng ông Táo với tiêu chí đơn giản, dễ chuẩn bị - giải pháp vẹn toàn dành cho những người bận rộn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mẫu mâm cúng ông Táo số 1
Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mâm cúng ông Táo đơn giản theo kiểu của người miền Bắc. Một mâm cỗ cúng ông Táo kiểu miền Bắc thường có:
- 1 đĩa thịt lợn (vai hoặc chân giò) luộc.
- 1 con gà luộc buộc chéo cánh ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa.
- 1 bát canh măng hầm chân giò lợn.
- 1 đĩa rau xào thập cẩm.
- 1 đĩa giò lợn.
- 1 cái bánh chưng hoặc xôi vò.
- 1 đĩa chè (chè bà cốt, chè trôi nước, chè đậu kho).
- 1 đĩa hoa quả (từ 3 - 5 loại quả).
- 1 bình trà sen.
- 1 chai rượu nếp.
- 1 quả cau, lá trầu.
- 1 lọ hoa đào.
- 1 lọ hoa cúc kim cương.
- 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo.
>> Xem thêm: Gạo muối cúng Thần Tài, ông Táo, giao thừa xong làm gì?
Tuy ngày nay nhiều gia đình đã giản lược đi hoặc thay đổi một số món ăn trên mâm cúng ông Táo theo khẩu vị cũng như khả năng tài chính của gia đình. Nhưng những món ăn truyền thống như bánh chưng, con gà luộc... vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ cúng ông Táo nói riêng và mâm cỗ Tết nói chung. Những món ăn này hiện diện như một cách để chúng ta ghi nhớ và lưu truyền lại đời sau những phong tục tập quán đặc trưng, chứa đựng quốc hồn quốc túy của dân tộc.
Mâm cúng ông Táo kiểu miền Bắc như trong hình gồm một số món như: Bánh chưng, giò lụa, bát canh măng, xôi gấc, rau củ xào, thịt gà luộc, nộm cà rốt... Ngoài ra còn có bộ quần áo bằng vàng mã, hoa tươi, chè thuốc, giấy tiền...
Mẫu mâm cúng ông Táo số 2
Mẫu mâm cúng ông Táo thứ hai mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn là mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp của người miền Nam. Mâm lễ cúng ông Táo của miền Nam có khá nhiều khác biệt với miền Bắc, điển hình là có thêm đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy” (cò bay, ngựa chạy là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không phải áo mũ có khung tre cầu kỳ như miền Bắc).
Ngoài ra, một số địa phương ở miền Nam, người ta còn thêm món chè xôi vào lễ cúng hoặc nếu không thì chỉ cần mâm trái cây đơn giản cũng có thể làm lễ cúng Táo quân. Nhìn chung, một mâm cúng ông Táo đơn giản và phổ biến nhất ở miền Nam thường bao gồm các món như:
- Thịt heo luộc.
- Gà luộc hoặc quay.
- Đĩa rau xào.
- Củ kiệu, củ cải muối.
- Xôi gấc.
- Giò heo.
- Canh mọc.
- Trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu...
Mâm cúng ông Táo của người miền Nam thường có thêm thịt kho, củ kiệu, củ cải muối, canh măng có thể thay bằng canh mọc, canh khổ qua và đặc biệt là bánh chưng thường được thay thế bằng bánh tét.
>> Xem thêm: 8 Cách làm cá lóc nướng ngon, thơm phưng phức tại nhà
Mẫu mâm cúng ông Táo số 3
Mâm cúng Táo quân của miền Trung được xem là sự pha trộn của hai miền Bắc Nam bởi nó vừa có những nét tương đồng như mâm cúng của người miền Bắc với những món như: Cơm, canh, thịt luộc, gà luộc, chả ram (nem)... lại vừa có món xôi chè đặc trưng của người miền Nam.
Điểm khác biệt lớn nhất tạo nên nét đặc trưng của lễ cúng Táo quân ở miền Trung, đó là người miền Trung không cúng áo mũ vàng mã và thả cá chép cho các Táo như miền Bắc hay "cò bay, ngựa chạy" như người miền Nam. Thay vào đó, họ dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ và đốt vàng mã dâng lên các vị thần linh.
Mâm cúng ông Táo miền Trung không có nhiều khác biệt, cũng có bánh chưng, dưa hành muối, bát canh măng, giò chả...
Tuy nhiên, người miền Trung không cúng bộ quần áo hay cá chép mà cúng ngựa cho Táo quân cưỡi về trời.
Mẫu mâm cúng ông Táo số 4
Ngoài những mâm cúng ông Táo đơn giản theo từng vùng miền, bạn cũng có thể tham khảo thêm những mâm cúng sau đây chúng tôi chia sẻ. Các món cúng ông Công ông Táo thực ra không cần quá cầu kỳ, sang trọng, đắt tiền mà chủ yếu cần sự thành tâm và cẩn thận của người nấu, sử dụng những nguyên liệu đảm bảo vệ sinh....
Mâm cúng ông Táo đơn giản theo kiểu truyền thống với giò lụa, giò xào, thịt gà luộc, bánh chưng, cá kho, rau củ xào, giò chả, bát canh chân giò, canh mọc nấu tô, nộm ngó sen, dưa hành muối....
Mẫu mâm cúng ông Táo số 5
Với những người theo đạo Phật thì những mâm cỗ chay đã không còn quá xa lạ. Nếu bạn là người ăn chay trường thì trong dịp lễ ông Công ông Táo, bạn có thể làm một mâm cỗ chay thanh đạm để dâng lên các vị thần linh, bày tỏ lòng thành của gia đình. Cỗ chay tuy được chế biến từ các nguyên liệu chay như dưới bàn tay nấu nướng tài năng của các chị em phụ nữ thì tính thẩm mỹ cũng cao không hề thua kém mâm cỗ mặn thông thường. Dưới đây là một mâm cỗ chay cúng ông Công ông Táo mà bạn có thể tham khảo:
Mâm cỗ chay cúng ông Táo đơn giản bao gồm: Chả quế chay, nộm giá, thịt bò xào chay, giò chả chay, xôi gấc, bát canh măng chay, thịt gà chay kho tiêu...
>> Xem thêm: Cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng nhất? Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo
Trên đây chỉ là một vài mâm cúng ông Táo đơn giản mà chúng tôi muốn chia sẻ để bạn có thêm nhiều gợi ý khi lên kế hoạch chuẩn bị cho mùa lễ Tết năm nay. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể thay đổi các món trong mâm cỗ, kết hợp cỗ chay và cỗ mặn với nhau để có được lễ cúng tươm tất nhất cho gia đình. Ngoài mâm cúng, bạn cũng đừng quên chuẩn bị bài cúng ông Táo chuẩn để khấn trong ngày 23 tháng Chạp nhé.
Đừng quên thường xuyên ghé VnAsk để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác để chuẩn bị cho dịp Tết cũng như mua sắm quà Tết cho gia đình, bạn bè nhé! Chi tiết về các sản phẩm quà Tết bạn có thể tham khảo tại website hoặc liên hệ hotline dưới đây.
Tham khảo thêm
- Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Cách rước ông Táo về nhà bài bản nhất
- Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?
- Rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo?
- Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?
Xem thêm
Cách cắm hoa lan hồ điệp đẹp, ý nghĩa, đón may mắn, tài lộc Tết 2024
Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ nghi lễ cho người bận rộn
Văn khấn Thần Tài ngày mùng 2 Tết
Ý nghĩa của hoa ly ngày Tết là gì? Các loại hoa ly đẹp
Cây mùi già là cây gì? Tắm nước lá mùi già cuối năm có tác dụng gì?
Văn khấn Giao thừa ngoài trời năm 2024
Ngày mùng 4 Tết 2024 là ngày mấy Dương lịch? Vào thứ mấy?
Mùng 3 Tết là ngày gì? Ý nghĩa lễ cúng mùng 3 Tết
Chủ nhà tuổi Tý chọn người xông đất, xông nhà 2024 hợp tuổi