Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp năm 2024?

  • 3

Cúng đưa ông Công ông Táo về trời là một trong những tập tục quan trọng của người dân Việt Nam trong dịp cuối năm. Vậy cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ và vào ngày nào là đẹp? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày đẹp cúng ông Công ông Táo

Vì sao phải cúng ông Công ông Táo?

Người dân Việt Nam tin rằng, mỗi dịp cuối năm là Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về chầu trời để trình báo các chuyện bếp núc cũng như mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cứ đến gần dịp Tết, người ta lại làm lễ tiễn ông Táo về trời một cách long trọng với mong muốn “thần bếp” sẽ phù hộ cho gia đình mình thật nhiều may mắn, bình an.

Phương tiện để ông Táo về trời chính là cá chép. Do vậy, sau khi làm lễ xong thì các gia đình sẽ cúng cá chép rồi đem ra sông hoặc ao, hồ thả với ngụ ý “cá hóa long” (cá hóa rồng) vượt vũ môn và làm phương tiện để Táo Quân cưỡi về trời. Không chỉ vậy, trong tâm thức của người dân Việt thì “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa là sự thăng hoa, biểu tượng của sự vượt khó, sự kiên trì, bền chí để chinh phục tri thức đi tới thành công. Đây là một trong những ý nghĩa tượng trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn, hướng đến một kết quả tốt. Việc phóng sinh cá chép trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời không chỉ là một nét văn hóa đẹp mà nó còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào là đẹp năm 2024?

Bên cạnh mâm cúng, bài cúng ông Táo thì ngày, giờ thực hiện lễ cúng cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp năm 2024?

Theo quan niệm dân gian cũng như các chuyên gia phong thủy thì lễ cúng đưa ông Công ông Táo chầu trời phải diễn ra trước chính Ngọ tức 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để "kịp" giờ đẹp cho ông Táo lên trời.

Do vậy, năm 2024 này, thời điểm cúng ông Táo tốt nhất là vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp tức 02/02/2024 Dương lịch.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào là đẹp năm 2024?

>> Tham khảo: Thắp hương, cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng? Vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo

Cúng ông Táo trước có được không?

Câu trả lời là . Mặc dù quan niệm ngày cúng tốt nhất thường là vào trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp, thế nhưng với nhịp sống hối hả hiện nay, đặc biệt ngày 23 tháng Chạp không trùng vào dịp cuối tuần khiến nhiều người còn vướng bận chuyện gia đình, công việc nên cúng ông Táo trước hoàn toàn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên cúng lễ quá sớm, thời điểm tốt nhất là bắt đầu cúng từ ngày 21 tháng Chạp hoặc 22 tháng Chạp nhé. Khi cúng, bạn cũng cần chuẩn bị lễ vật, "phương tiện" đưa tiễn ông Táo theo đúng phong tục, tập quán của địa phương mình.

>> Tham khảo thêm:

Cúng ông Táo vào giờ nào đẹp?

Giờ đẹp cúng tiễn ông Táo về trời

Giờ cúng ông Táo đẹp vào ngày 23 tháng Chạp (tức 02/02/2024 Dương lịch)

Giờ cúng ông Táo cũng là một vấn đề quan trọng mà nhiều gia đình quan tâm. Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo nên diễn ra trước giờ chính Ngọ tức là trước 12h trưa ngày 2/2/2024. Và thời điểm được coi là lý tưởng nhất chính là vào giờ Thìn (từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng) - tức giờ Tốc Hỷ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cúng thêm vào khung giờ Mão (từ 5 đến 7 giờ sáng). Tóm lại, cần phải thực hiện lễ cúng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Bên cạnh đó, nếu không thể thực hiện lễ cúng vào giờ Thìn hay giờ Mão, bạn có thể tham khảo một số khung giờ Hoàng Đạo trong ngày gồm Dần (3h-5h) hoặc Tỵ (9h-11h) để cúng tiễn Táo Quân nhé.

Giờ cúng ông Táo đẹp vào 22 tháng Chạp (tức 01/02/2024 Dương lịch)

Ngày 22 tháng Chạp có những khung giờ Hoàng Đạo như sau, bạn có thể lựa chọn để cúng ông Táo trước:

  • Mậu Dần (3h-5h)
  • Tân Tị (9h-11h)
  • Bính Tuất (19h-21h)
  • Kỷ Mão (5h-7h)
  • Giáp Thân (15h-17h)
  • Đinh Hợi (21h-23h)

Giờ cúng ông Công ông Táo vào 21 tháng Chạp (tức 31/1/2024 Dương lịch)

Ngày 21 tháng Chạp có những khung giờ Hoàng Đạo sau, bạn cũng có thể lựa chọn để cúng ông Táo trước:

  • Giáp Tý (23h-1h)
  • Đinh Mão (5h-7h)
  • Nhâm Thân (15h-17h)
  • Ất Sửu (1h-3h)
  • Canh Ngọ (11h-13h)
  • Quý Dậu (17h-19h)

>> Xem thêm: Mâm cúng ông Táo đơn giản, đầy đủ nghi lễ cho người bận rộn

Một số lưu ý về việc thả cá tiễn ông Táo chầu trời

Khi thả cá tiễn ông Công ông Táo về trời, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

Lưu ý khi thả cá chép

  • Việc thả cá tiễn ông Táo về trời rất quan trọng nên trước khi phóng sinh, bạn cần xem xét thật kỹ môi trường thả: Môi trường bạn định thả cá có phù hợp để cá chép sinh tồn không? Nước có ô nhiễm hay không? Nước sâu hay nông? Bạn nên chọn nơi ao hồ rộng rãi, thoải mái, nguồn nước sạch, có cảnh quan đẹp để thả cá chép, tránh thả cá ở nơi có nguồn nước bẩn khiến cá có thể bị chết.
  • Khi thả cá, bạn phải có tâm thái vui vẻ, thoải mái. Trong lúc thả cá, bạn không cần khấn cầu gì cả, chỉ cần nghĩ đơn giản là mình đi phóng sinh, cứu vớt chúng là được.
  • Nên thả cá từ từ, nhẹ nhàng xuống sông hồ để cá có cơ hội sống sót.
  • Thả cá ở những nơi được xây kè cẩn thận, có bậc thang lên xuống hoặc có nền đất vững chắc.
  • Tuyệt đối không vứt túi ni lông hay các vật dụng thờ cúng khác xuống sông, hồ.
  • Sau khi thả cá xong, bạn quan sát xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá bị mắc kẹt hoặc lưu luyến chưa muốn rời đi.

Trên đây là một số thông tin về việc cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. mong rằng bạn đã nắm rõ để chuẩn bị cho gia đình một lễ cúng tiễn ông Táo chầu trời thật long trọng, đúng thủ tục. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tổng hợp của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.

  • 54.310 lượt xem
👨 Hoàng Thị Thuận Cúc Cập nhật: 28/03/2024