Cách trồng lan hồ điệp sau Tết và cách chăm sóc đúng kỹ thuật
Lan hồ điệp là một trong những loại hoa Tết được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hoa lan hồ điệp chỉ nở một khoảng thời gian rồi tàn, do vậy chúng ta cần chăm sóc cây lan đúng cách để cây không bị chết và có thể cho ra hoa năm sau. Vậy cách trồng lan hồ điệp sau Tết và cách chăm sóc đúng kỹ thuật như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cách trồng lan hồ điệp sau Tết
Sau khi chơi Tết Nguyên Đán xong, cây lan hồ điệp có thể nở khoảng 1 đến 2 tháng nữa mới tàn. Tuy nhiên, nếu bạn không kịp thời xử lý và chăm sóc đúng kỹ thuật thì cây hoa lan hồ điệp rất dễ suy yếu và khó phục hồi, thậm chí cây có thể bị chết. Do vậy, để cây lan hồ điệp sống sót được và nhanh phục hồi, các bạn cần biết cách trồng lại lan hồ điệp sau Tết đúng kỹ thuật. Các bạn có thể tham khảo cách trồng lan hồ điệp sau khi chơi Tết sau đây nhé:
Cắt hết cành hoa lan hồ điệp
Để lan hồ điệp sống sót khỏe mạnh sau Tết cổ truyền, các bạn cần cắt các nhánh hoa lan đi để cây có sức phục hồi. Các bạn dùng kéo cắt cành cắt phần cành có hoa, nên sử dụng kéo sắc để cành lan không bị nát nhé.
Cắt tỉa lá héo úa
Lá của cây lan hồ điệp sau Tết thường bị héo, bị vàng úa hoặc có thể bị nhiễm bệnh nấm và một số bệnh khác nữa. Do vậy, các bạn cũng cần cắt tỉa hết phần lá hư đi:
- Nếu bạn quan sát thấy tỉ lệ lá hồ điệp bị vàng úa chưa chiếm quá 1/3 lá cây thì hãy cố gắng giữ lá đó lại bằng cách dùng một con dao lam hoặc dao thật sắc, sau đó cắt bỏ phần lá bị hỏng là được.
- Tuy nhiên, nếu lá cây lan bị úa nhiều và mặt sau lá lan có dấu hiệu bị nấm, bị bệnh nhện loang rộng thì các bạn nên cắt bỏ hoàn toàn các lá này nhé.
Tiến hành thay chậu và xử lý rễ
Các bạn có thể tham khảo cách trồng hoa lan hồ điệp sau Tết như sau:
Đầu tiên, các bạn cần tháo rời từng cây ra khỏi chậu trồng cũ và trồng chúng vào chậu mới theo các bước như sau:
Bước 1: Bạn hãy cắt hết những rễ cây bị hư, thối, sau đó để cây ở nơi khô ráo khoảng 2h cho các vết cắt khô lại.
Bước 2: Các bạn chọn một vài cái chậu trồng cây nhỏ bằng đất nung có nhiều lỗ thoát khí và nước, hoặc bạn cũng có thể chọn chậu nhựa có móc treo để trồng cây lan hồ điệp.
Bước 3: Tiếp theo, các bạn tiến hành chọn giá thể trồng lan bằng than vụn hoặc xơ dừa.
Bước 4: Sau đó, bạn cho lan vào chậu trồng mới, chèn than vụn cho thật chặt, nhớ phải đảm bảo nén chặt để cây lan không bị lung lay.
Bước 5: Sau khi thay chậu cho lan xong, các bạn nên để chậu lan hồ điệp trong bóng mát, bóng râm và cần tưới nước sau 3 ngày. Nơi tốt nhất để lan hồ điệp là những nơi có ánh sáng yếu như dưới hiên nhà, dưới tán cây, hoặc che hai lớp lưới sáng 70%. Nếu có điều kiện thì các bạn nên làm dàn che mưa cho những chậu cây lan hồ điệp nhé.
Bước 6: Các bạn nhớ tưới phun sương định kỳ cho lan, có thể dùng thêm phân NPK 30-10-10 hoặc 20-20-20 cho cây, cũng có thể bổ sung thêm vitamin B1 cho lan nhé.
Cách chăm sóc lan hồ điệp sau Tết đúng kỹ thuật
Sau khi trồng lan xong thì cách chăm lan hồ điệp sau Tết cũng rất quan trọng. Trong quá trình chăm sóc cho cây lan hồ điệp, các bạn cần quan tâm đến các yếu tố sau đây:
Nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm
Cây hoa lan hồ điệp phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng từ 18 độ C đến 29 độ C. Nếu bạn để lan ở nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cây khó hấp thụ dinh dưỡng và dễ bị chết. Cây lan hồ điệp cũng là loài cây ưa sáng, tuy nhiên bạn không nên để cây lan hồ điệp trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời mà nên đặt ở những nơi có bóng râm để tránh lan bị héo. Điều quan trọng nữa là bạn cần duy trì độ ẩm lý tưởng cho cây lan trong khoảng từ 50% đến dưới 80% nhé.
Phân bón cho cây và nước tưới
Để cây phát triển khỏe mạnh hơn, các bạn có thể sử dụng phân bón NPK, đặc biệt là nên bón vào giai đoạn mùa hè. Khi bước vào mùa đông, cây lan hồ điệp sẽ cần ít dinh dưỡng hơn nên bạn cần giảm hàm lượng phân bón xuống.
Vào mùa xuân, khi độ ẩm không khí tăng cao, các bạn cần tưới nước cho cây lan hồ điệp khoảng 5 ngày/lần hoặc 1 tuần/lần. Vào mùa hè và mùa thu, khi nhiệt độ tăng cao, các bạn cần tưới đẫm cho cây lan khoảng 1 đến 2 ngày/lần. Các bạn cũng cần lưu ý là khi tưới nước cho lan hồ điệp, bạn nên tưới vào phần rễ, không nên tưới trực tiếp lên lá và hoa lan (nếu có) nhé.
Đặt cây ở nơi thông thoáng
Để cây hoa lan hồ điệp có thể trao đổi chất với môi trường và phát triển, các bạn nên đặt cây lan hồ điệp ở vị trí càng thông thoáng càng tốt. Tuy nhiên, các bạn cũng cần tránh đặt cây hoa lan hồ điệp tại những nơi có gió mạnh, bởi vì nó sẽ khiến cây yếu, dễ hỏng hoa và lá.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Trong quá trình nuôi trồng, các bạn cần quan sát cây lan hồ điệp thường xuyên, bởi vì chúng dễ bị sâu bệnh, dễ bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết và môi trường xung quanh. Khi phát hiện bệnh, các bạn cần phun thuốc đặc trị (có thể mua tại cửa hàng cây cảnh) cho lan hồ điệp để cây không bị chết nhé.
Trên đây là cách trồng lan hồ điệp sau Tết và cách chăm sóc đúng kỹ thuật. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn chăm sóc cây lan hồ điệp sau Tết một cách tốt nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Cách hãm đào ra hoa sớm, làm cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết
- Tết nên thờ hoa gì? 15+ loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết đẹp, may mắn
- Có nên cắm hoa ly ngày Tết? Cách cắm hoa ly ngày Tết đẹp, tươi lâu
- Hoa lay ơn (hoa dơn) có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa dơn ngày Tết đẹp, tươi lâu
- Hoa hồng leo: Các loại giống, cách trồng và chăm sóc
Nếu có nhu cầu mua các sản phẩm dụng cụ làm vườn để hỗ trợ trồng và chăm sóc cây lan hồ điệp thì bạn hãy truy cập website để đặt hàng online, hoặc bạn có thể đặt mua trực tiếp tại:
Xem thêm
Mùng 1 Tết có nên mặc đồ trắng, quần áo màu đen không?
Tảo mộ là gì? Ngày tảo mộ là ngày mấy? Lễ vật, văn khấn tảo mộ cuối năm
Cách cắm hoa cúc vàng để bàn thờ ngày Tết đẹp, đơn giản
Văn khấn tạ đất cuối năm và cách chuẩn bị mâm cúng
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
Cách làm lễ tạ đất cuối năm 2024
Mùng 7 Tết là ngày gì? Ý nghĩa ngày mùng 7 Tết
Ngày mùng 10 Tết 2024 tốt hay xấu? Là ngày mấy Dương lịch?
15+ Lời chúc Tết bố mẹ ý nghĩa, câu chúc Tết cha mẹ hay mừng năm mới 2025