Hoa hồng leo: Các loại giống, cách trồng và chăm sóc
Hoa hồng leo là một trong những giống hoa hồng đẹp, được nhiều người yêu thích. Người ta có thể trồng giống hoa này để làm vòm cổng, trang trí tường rào... để tạo cảnh quan đẹp mắt. Vậy có bao nhiêu loại giống hoa hồng leo, cách trồng và chăm sóc hoa hồng leo như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Đôi nét về hoa hồng leo
Hoa hồng leo còn có tên gọi khác là hoa hồng dây, tên khoa học của loại hoa hồng này là Rosa spp, có nguồn gốc từ châu Âu. Hoa hồng leo là loại hoa thân gỗ, các cành buông rủ. Tán lá của loại hoa hồng này thường khá rậm rạp, có thể vươn cao đến 3m.
Ngoài ra, hoa của nó thường đơn tính, khá to và có nhiều màu rực rỡ như tím, hồng, trắng, đỏ... Hoa hồng leo thường nở rộ vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 và có hương thơm khá dễ chịu.
Các loại giống hoa hồng leo phổ biến
Trên thực tế có khá nhiều loại giống hoa hồng leo, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn một số loại giống hoa hồng leo phổ biến nhất, dễ trồng và chăm sóc nhất để bạn tham khảo nhé.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng là một trong những giống hoa hồng leo đẹp, được rất nhiều người ưa chuộng. Hoa có phom cổ điển với những cánh hoa e ấp. Số lượng lớp cánh có thể dày lên tới 40 lớp nên tạo ra những bông hoa rất có chiều sâu.
Hoa hồng leo cổ Hải Phòng thường sai hoa vào mùa hè, còn mùa đông hoa thường có màu đỏ đậm. Giống hoa này cũng vô cùng thích hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam.
Hoa hồng leo Pháp red eden
Giống hoa hồng leo này có màu đỏ tươi cực kỳ rực rỡ. Form hoa thường khum mạnh, khá bền, lâu tàn và ra hoa quanh năm. Giống hoa này cũng có khả năng kháng bệnh khá cao. Chính vì thế, hoa hồng leo Pháp cũng thường được rất nhiều người ưa chuộng.
Hoa hồng leo tường vi
Hoa hồng leo tường vi có khả năng chống sâu bệnh tốt, sai hoa và có sức sống rất mạnh mẽ. Đây là một giống hoa hồng nội, thân mềm, có gai và thường leo được 2 - 3m.
Loại hoa hồng leo này thường được mọi người sử dụng để làm giàn trang trí sân vườn, những công trình xây dựng...
Hoa hồng leo red fairy
Đây là giống hoa hồng leo cực kỳ sao hoa. Những bông hoa đỏ thắm có đường kính từ 1 - 3cm thường kết thành chùm, thậm chí có chùm có đến cả hàng trăm bông hoa.
Giống hồng leo này cũng rất thích hợp với khí hậu của Việt Nam, chiều cao tối đa nó có thể đạt được là khoảng 5m. Tuy nhiên, điểm trừ của giống hoa này chính là nó không thơm như các giống hoa hồng leo khác.
Hoa hồng leo golden celebration rose
Hoa hồng leo golden celebration rose có sắc vàng đậm, trông vô cùng sang trọng và kiêu sa. Cánh hoa có thể lên tới 55 - 70 lớp, xếp khum vào nhau tạo nên form hoa vô cùng bắt mắt. Nếu được chăm sóc tốt thì hoa thường đạt được đường kính lên tới 14cm.
Cách trồng và chăm sóc hoa hồng leo
Cách trồng hoa hồng leo
- Thời vụ: Thường thì hoa hồng leo sẽ được trồng vào mùa xuân hoặc mùa hè để bộ rễ của cây được hình thành ổn định nhất. Tuy nhiên thời điểm lý tưởng nhất đó chính là vào mùa xuân.
- Cách chọn chậu: Những loại hồng leo nhỏ, thấp hơn 0,5m thì nên chọn chậu có kích thước 20x20cm. Còn những cây lớn hơn thì có thể chọn chậu 40x40cm hoặc 50x50cm đều được.
- Đất trồng hoa hồng leo: Bạn có thể trộn đất theo tỉ lệ 50% đát màu có độ dẻo, 20% trấu, 20% đất sạch, 5% phân hữu cơ vi sinh, 5% phân chuồng hoai mục, sau đó trộn đều và để vài ngày trước khi trồng cây. Ngoài ra, ở dưới đáy chậu cũng cần lót một lớp xốp hoặc trấu khô để hoa không bị ngập úng.
- Cách trồng hoa hồng leo trong chậu: Để tiến hành trồng hoa hồng leo trong chậu, bạn cần bón ít phân lót dưới đáy chậu rồi dùng kéo cắt bỏ bao đất dưới bọc gốc và giữ nguyên bầu đất. Sau đó, bạn đặt cây vào chính giữa chậu, từ từ cho hỗn hợp đất vào và dùng tay ấn nhẹ xuống. Sau khi trồng, bạn dùng 1 thanh tre nhỏ cắm vào chính giữa chậu và buộc cố định vào thân cây để bảo vệ cây khỏi tác động của gió. Ngoài ra, bạn nên tưới đẫm nước cho cây hoa hồng leo khi vừa mới trồng. Sau khoảng 3 - 5 ngày để trong mát thì bạn cho ra nắng dần để cây kịp thích nghi với môi trường.
Cách chăm sóc hoa hồng leo
- Tưới nước: Nên tưới nước cho hoa hồng leo 2 lần vào sáng sớm, chiều muộn khi vào mùa khô. Khi tưới, bạn chỉ nên tưới quanh gốc, tránh tưới lên lá và hoa để đề phòng nấm. Còn vào mùa đông thì cứ 2 - 3 ngày bạn mới cần tưới nước 1 lần.
- Thay đất: Nếu trồng hoa hồng leo trong chậu thì cứ sau 1 năm bạn nên thay đất trồng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây. Trước khi thay đất, bạn nên ngừng tưới nước 1 ngày để không làm vỡ bầu đất, sau đó, bạn nhấc toàn bộ cây hồng leo ra ngoài và tiến hành thay giá thể mới vào chậu. Khi thay đất xong, bạn cũng nên tưới đẫm nước 1 lần.
- Ánh sáng: Hoa hồng leo ưa sáng nên thích hợp trồng ở những nơi thoáng đãng, có thời gian chiếu sáng ít nhất là 6 tiếng/ngày.
- Cắt tỉa: Bạn nên tỉa bớt những cành nhỏ, hoa tàn thì nên cắt bỉ tầm 2 - 3 đốt lá để tạo điều kiện cho cây phát triển ra những mầm hoa khác.
- Phòng sâu bệnh: Bạn cần xịt luân phiên một số thuốc trị nấm định kỳ 7 ngày/lần. Khi tưới nước nên tưới ở gốc và không tưới vào ban đêm để tránh nấm phát triển.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được các loại giống hoa hồng leo cũng như cách trồng và chăm sóc hoa hồng leo. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Dâu tằm có tác dụng gì? Tác dụng của quả dâu tằm, lá dâu tằm
Cách cắm hoa mao lương đẹp, tươi lâu, không gãy cực bền và đơn giản
Hoa trà my (hoa trà) có ý nghĩa gì? Cách chăm sóc cây hoa trà my
Hoa tuyết mai có ý nghĩa gì? Cách cắm hoa tuyết mai đẹp chơi Tết
Cách trồng mướp tại nhà đúng kỹ thuật đảm bảo sai quả
Hoa loa kèn đỏ có ý nghĩa gì? Cách trồng hoa loa kèn đỏ nở đúng Tết
Các loại sen đá hoa hồng, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cách cắm hoa hướng dương vào lẵng, vào giỏ đẹp, đơn giản
Hoa dã quỳ có ý nghĩa gì? Hình ảnh hoa dã quỳ đẹp nhất