Cách trồng ớt đúng kỹ thuật giúp cây ra nhiều quả

Cập nhật: 28/03/2024

Cách trồng ớt như thế nào để thu hoạch trồng quả? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!

Hướng dẫn cách trồng ớt

Kinh nghiệm trồng ớt

1.

Các loại ớt

Ớt có khá nhiều chủng loại như: Ớt hiểm, ớt sừng trâu, ớt chìa vôi…, mỗi loại sẽ có mùi vị hơi khác nhau và chúng đều có chung là vị cay, có loại cay nhẹ, có loại lại rất cay.

Thời vụ

Ở Việt Nam có điều kiện khí hậu khác nhau và khá thuận lợi để trồng ớt quanh năm, song ta cũng cần tập trung vào 3 vụ chính như:

Điệu kiện nhiệt độ

Cây ớt phù với với điều kiện nhiệt độ ấm áp và khô ráo. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển và sinh trưởng là khoảng 25 - 30 độ C.

Đất trồng

Bạn nên chọn đất trồng như sau:

  • Loại đất có khả năng thoát nước tốt, cơ cấu đất thoáng xốp, ví dụ như đất cát pha, đất thịt pha sét, đất canh tác lúa...
  • Đất không hoặc ít bị nhiễm phèn, có độ pH bằng 5,5 - 6,5, có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức tương đối.
  • Lựa chọn khu vực gần nguồn nước tưới.

Chuẩn bị đất trồng

Chuẩn bị dụng cụ trước khi trồng

2.
  • Hạt giống. Bạn có thể chọn mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp hoặc lựa chọn hạt từ những quả chín đều, cầm chắc tay (nên lấy hạt ở phần giữa bởi đây là nơi khỏe mạnh nhất).
  • Túi nilon
  • Đất trồng
  • Nước
  • Phân bón...

Cách trồng ớt tại nhà

3.

Ngâm ủ hạt giống

Hạt giống phải được ngâm trong nước sạch, đảm bảo không có phèn, không bị nhiễm mặn từ 6 - 8 giờ rồi vớt ra và tiếp tục ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (tỷ lệ 1g thuốc : 1 lít nước) trong khoảng 30 phút.

Tiếp theo, bạn rửa sạch hạt giống, để ráo nước rồi gói trong khăn giấy ẩm, cho vào bao nilon, buộc kín miệng túi rồi ủ ở nhiệt độ 27 - 28oC trong 48 giờ.

Sau 48 giờ, hạt giống ớt bắt đầu nảy mầm. Bạn không nên để hạt ra dễ quá dài mà chỉ khi hạt nứt mầm thì đem gieo bởi nếu để rễ mọc quá dài có thể khiến cây bị yếu, dễ bị gãy lúc gieo.

Làm đất

Đất cần được làm kỹ và loại bỏ hết cỏ dại, cày xới sâu khoảng 20 - 25cm và phơi trong 10 - 15 ngày. Để đảm bảo độ thoát nước thì bạn nên làm rãnh thoát nước rộng 40cm, tốt nhất nên dùng màng phủ công nghiệp cho việc trồng ớt.

Gieo hạt

Hạt giống bạn nên gieo vào bầu đất nilon hoặc lá chuối. Đất được trộn là hỗn hợp của: Phân chuồng hoai mục (29%), tro trấu (10%), đất mặt tơi xốp (60%), phân lân (0,1 - 1%), vôi (0,2- 0,3%). Bạn đem trộn tất cả với nhau và sàng thật kỹ để loại bỏ rác và cục đất to trước khi cho vào bầu.

Tiếp theo, bạn rải lên trên bầu gieo hạt một lớp phân chuồng hoai mỏng để lấp kín hạt, rải một chút thuốc Basudin vào để phòng trừ sâu bệnh, kiến... Bạn cần chú ý đến chăm sóc, tưới đủ nước và phòng trừ sâu bệnh để cây nhanh nảy mầm.

Gieo hạt trồng ớt

Trồng cây

Sau khoảng 25 - 30 ngày khi gieo hạt, cây ớt sẽ có khoảng 4 - 5 lá. Khi đó, bạn nên chọn những cây không bị nhiễm sâu bệnh, sống khỏe để mang ra đất trồng.

Tùy thuộc vào từng giống, từng loại đất trồng và khí hậu để quyết định mật độ, khoảng cách trồng. Nếu mật độ cây quá cao có thể có sự cạnh tranh về phân bón, ánh sáng và sâu bệnh nhiều hơn. Như thế sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất gieo trồng.

Cách chăm sóc ớt ra nhiều quả

4.

Tưới nước

  • Vào mùa nắng, bạn cần cung cấp đầy đủ nước cho cây và phải đảm bảo nước được thoát, không ngập úng vào mùa mưa.
  • Cách tưới nước tốt nhất là bạn tưới rãnh (tưới thấm). Tuy nhiên, nếu trên ruộng có cây bị bệnh do đất gây ra thì bạn nên chuyển sang cách tưới hốc hoặc tưới phun để hạn chế tối đa lượng nước tưới.
  • Khi cây ra hoa, quả, bạn cần cấp đủ nước để ngăn hoa rụng, quả rụng, cây phát triển kém.

Bón phân

Trong quá trình cây phát triển, bạn có thể chia làm 4 lần bón phân như sau:

  • Lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày, bạn bón phân với số lượng: 2kg Urê + 1,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
  • Lần 2: Khi ớt bắt đầu ra quả đều, bạn bón phân với số lượng: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1kg Calcium nitrat.
  • Lần 3: Thời điểm bắt đầu thu hoạch quả: 3kg Urê + 2,5kg Kali + 7kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.
  • Lần 4: Khi thu hoạch lứa rộ: 2kg Urê + 2kg Kali + 5kg NPK (16-16-8) + 1,5kg Calcium nitrat.

Lưu ý: Trong quá trình nuôi quả, ớt thường bị thối đuôi do thiếu canxi, vì thế bạn cần bổ sung phun Clorua Canxi định kỳ 7 - 10 ngày/lần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên phun thêm phân vi lượng có chứa Bo để ớt nhanh có quả và quả ít bị sẹo.

Tỉa nhánh, làm cỏ

Khi cây ớt phát triển tươi tốt, bạn cần tiến hành cắt bỏ cành, lá ở dưới điểm phân cành vào những ngày nắng ráo để cây có thể phân tán rộng, phần gốc được thông thoáng. Đồng thời, nó giúp hạn chế sâu bệnh, cho năng suất cây cao hơn. Và trong những lần bón thúc, bạn nên kết hợp làm cỏ, vun xới gốc để hạn chế sự phân tán dinh dưỡng của cây.

Làm giàn cho cây

Thân cây ớt thường nhỏ và yếu nên bạn cần làm giàn để giữ cho cây đứng vững, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế hiện tượng quả bị sâu bệnh cho cây đổ ngã. Bạn có thể làm giàn bằng cây hoặc nilon. Mỗi hàng ớt cắm 2 trụ cây lớn ở 2 đầu rồi dùng cây căng cọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây. Cây ớt cao đến đâu thì căng dây đến đó.

Làm giàn cho cây

Phòng trừ sâu hại

Thường cây ớt hay gặp phải các vấn đề về sâu đất, sâu ăn lá, sâu đục quả ... nên bạn có thể sử dụng luân phiên các loại thuốc như: Brightin 1,8EC, Thiamax 25WDG, Ammate... với liều lượng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc bảo vệ thực vật mà cần thường xuyên theo dõi, chăm sóc cho cây thật tốt.

Thu hoạch quả

Khi ớt bắt đầu chuyển màu đỏ, bạn hãy tiến hành thu hoạch. Khi hái, bạn nên ngắt cả cuống quả, tránh làm gãy. Thường, ớt cho thu hoạch sau thời điểm trổ hoa 35 - 40 ngày. Ở các lứa rộng, cách 1 - 2 ngày thu hoạch 1 lần.

Thu hoạch ớt

>> Tham khảo thêm:

Trên đây là cách trồng ớt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!