Tết cổ truyền là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc
Tết cổ truyền được coi là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Vậy bạn đã biết Tết cổ truyền là gì chưa? Hãy cùng đi tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc các bạn nhé!
Tết cổ truyền là gì? Tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền
Hình ảnh Tết cổ truyền
Ngày Tết cổ truyền là gì? Tết cổ truyền hay còn được gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Nguyên Đán, hay đơn giản hơn là Tết. Tết cổ truyền là dịp lễ đầu năm mới theo lịch Âm.
Từ "Tết" trong âm Hán Việt cổ là phiên âm của chữ 節 hay còn đọc là "Tiết". Cả hai từ Tết và Tiết đều được bắt nguồn từ âm đọc trong tiếng Hán trung cổ của chữ 節. Ban đầu cả hai từ Tết và Tiết đều được phát âm giống chữ 節 (Tiết) trong tiếng Hán ở thời điểm chúng được tiếng Việt vay mượn. Sau nay, sự biến đổi của ngữ âm tiếng Việt hiện đại nên cách phát âm của chúng đã thay đổi thành "Tết" như hiện nay.
Thời gian Tết Nguyên Đán được tính thế nào?
Thời gian Tết Nguyên Đán được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của năm Âm lịch, tức ngày mùng 1 Tết. Thông thường, thời điểm bắt đầu Tết Nguyên Đán thường sẽ rơi vào khoảng thời gian từ ngày 21 tháng 01 đến ngày 10 tháng 02 Dương lịch hằng năm. Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch từ 1 đến 2 tháng xuất phát từ quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của năm Âm lịch.
Nguồn gốc của ngày Tết cổ truyền
Nguồn gốc Tết cổ truyền như thế nào thì cho đến nay vẫn chưa có tài liệu lịch sử nào có thể chứng minh một cách chính xác. Hầu hết, nhiều thông tin đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, điều này chưa được xác thực chính xác, một số cho rằng ngày Tết của Việt Nam đã có từ thời Vua Hùng.
Nhìn chung, theo văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp nên họ đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 Tiết khí khác nhau, ứng với mỗi Tiết này sẽ có một thời khắc giao thừa. Trong đó, Tiết quan trọng nhất là Tiết khởi đầu vào mùa xuân của một chu kỳ canh tác và gieo trồng, chính là Tiết Nguyên Đán. Sau này, chúng ta được biết đến là Tết Nguyên Đán.
Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc
Ngày Tết cổ truyền không chỉ là khoảng thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch mà đối với người Việt, ngày Tết còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa truyền thống.
Phong tục Tết cổ truyền ngày xưa là dịp lễ để những người nông dân bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn đến các vị thần linh đã cho một năm bội thu và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa để các mùa vụ sau được thuận lợi.
Ngày Tết Nguyên Đán cũng là dịp để mọi người có thể hy vọng vào một năm mới an lành, bình an, sung túc, thuận lợi. Chính vì vậy, vào dịp Tết cổ truyền, mọi gia đình tường tất bật dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa và trang hoàng lại cho thật đẹp để đón Tết.
Tết cũng là dịp để mọi người, các gia đình tụ họp, sum vầy chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên, làm lễ tạ ơn gia tiên và các vị thần linh đã phù hộ trong suốt một năm qua.
Đối với giới trẻ, ngày Tết cổ truyền còn là dịp để các bạn có thể tìm hiểu và trải nghiệm những văn hóa ngày Tết cổ truyền miền Bắc, Tết cổ truyền miền Nam, Tết cổ truyền miền Trung... cùng các hoạt động truyền thống ý nghĩa khác của ngày lễ đặc biệt này.
Phong tục tập quán Tết Nguyên Đán tại Việt Nam
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là một dịp đặc biệt để những người trong gia đình, dù đi học, đi làm xa, có cơ hội được trở về sum họp cùng nhau. Vì vậy, trong dịp này, người Việt Nam ta có rất nhiều phong tục, tập quán thú vị và ý nghĩa.
Gói bánh chưng, bánh tét
Bánh chưng, bánh tét là những món bánh đặc trưng của người Việt Nam ở hai miền Bắc - Nam trong dịp Tết. Mỗi khi Tết đến xuân về, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên nhau để gói những chiếc bánh chưng, bánh tét với những nguyên liệu giản dị, đầy thân thuộc như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn...
Nhưng điểm đặc sắc nhất của phong tục này đó là canh nồi bánh chưng, bánh tét luộc. Thông thường, hoạt động này sẽ diễn ra vào buổi tối, mọi người trong gia đình ngồi bên bếp củi đỏ rực, vừa lắng nghe tiếng nước sôi ùng ục, ngửi mùi bánh chín thơm phức, trò chuyện về một năm sắp qua và tham gia các trò chơi dân gian như đánh bài tam cúc, nướng ngô, khoai...
Cúng ông Công, ông Táo
Trong dịp Tết Nguyên Đán, có một nghi lễ mà không gia đình nào có thể bỏ qua, đó là lễ cúng ông Công, ông Táo (hay còn gọi là lễ cúng Táo Quân). Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời, báo cáo với Ngọc Hoàng những việc tốt, xấu mà gia đình đã làm trong năm qua để định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh.
Với mong muốn được Táo Quân báo cáo nhiều việc tốt đjep, phù hộ cho gia đình mình được nhiều may mắn, người Việt thường làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo chầu trời một cách rất long trọng.
Dọn dẹp nhà cửa
Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất cũng là một phong tục thường gặp vào dịp Tết Nguyên Đán của người Việt Nam. Việc dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa không chỉ để không gian sinh hoạt có một diện mạo mới đậm chất Tết mà còn là cách người Việt ta đem những khó khăn, xui xẻo của năm cũ tiễn ra khỏi nhà, sẵn sàng chào đó tài lộc, may mắn trong dịp năm mới.
Bày mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên là một thứ không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt để tỏ lòng thành kính với thần linh cũng như gia tiên và cầu mong được thần linh, gia tiên phù hộ cho một năm mới thuận hòa.
Tùy phong tục của từng vùng miền mà các loại quả được sử dụng để bày mâm ngũ quả sẽ khác nhau, ví dụ: Miền Bắc thường sử dụng chuối xanh, bưởi, ớt, quýt, hồng... để bày, trong khi đó miền Nam lại thích dùng mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài... Nhưng dù dùng loại hoa quả nào thì đều chung một ý nghĩa là cầu mong cho năm mới được may mắn và bình an hơn năm cũ.
Tảo mộ
Vào những ngày cuối năm, người Việt ta cũng thường tiến hành dọn dẹp, chăm sóc và hương khói cho mộ phần của tổ tiên, gia đình. Đây là một phong tục có ý nghĩa rất lớn với người Việt, nó tỏ lòng thành kính, hiếu nghĩa của con cháu với tổ tiên, thể hiện thế hệ sau luôn luôn nhớ về nguồn cội, gốc gác của mình.
Cúng tất niên
Lễ cúng tất niên là một lễ cúng vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán. Lễ này thường diễn ra vào chiều, tối ngày 30 Tết, mời ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình. Bên cạnh đó, lễ cúng tất niên cũng đánh dấu thời điểm năm cũ qua đi để chuẩn bị đón một năm mới nhiều niềm vui hơn.
Xông đất - chúc Tết
Trong những ngày đầu năm mới thì xông đất, chúc Tết chắc chắn là những hoạt động phổ biến nhất.
Xông đất là một phong tục lâu đời, còn được gọi theo nhiều cách khác như đạp đất, xông nhà... Người xưa quan niệm, sau thời khắc giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà sẽ là người xông đất cho gia đình. Nếu người xông đất hợp tuổi với gia chủ thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới.
Còn tục chúc Tết cũng là một nét văn hóa đẹp của người Việt. Trong những ngày đầu năm, các gia đình thường đến chúc Tết người thân, bạn bè để chia sẻ may mắn, tài lộc và sự bình an cho nhau, cùng nhau trải qua một năm mới nhiều niềm vui.
Lễ chùa
Từ xa xưa, lễ chùa đầu năm đã là một nét văn hóa đặc trưng của người Việt. Người ta đi lễ chùa không chỉ để cầu mong một năm mới bình an, suôn sẻ cho bản thân và gia đình mà còn là để bày tỏ sự thành kính với thần linh, giúp cho tâm hồn trở nên thanh thản, nhẹ nhàng, mọi muộn phiền, lo âu của cuộc sống được giải tỏa.
Hình ảnh trang trí Tết cổ truyền đẹp nhất
Dưới đây là một số hình ảnh trang trí Tết cổ truyền đẹp mà VnAsk đã tổng hợp lại được. Mời các bạn cùng chiêm ngưỡng nhé!
Trên đây là những thông tin về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền dân tộc. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về ngày Tết truyền thống của người Việt rồi nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
>>> Xem thêm:
- Còn mấy ngày nữa là Tết? Mấy ngày nữa đến Tết Âm lịch?
- Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy nghĩa là gì?
- Cách gói quà Tết, giỏ quà Tết đẹp, sang trọng
- Những cap hay về Tết, stt Tết cực chất cho ngày đầu năm mới
- Điểm danh những nước ăn Tết Âm lịch, Tết Nguyên Đán như Việt Nam
- Tết Công Gô là gì? Tết Congo là khi nào? Nước Công Gô có Tết không?
Xem thêm
Cách cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp đúng thủ tục
Cách làm cây kim tiền vàng đón tài lộc, giàu sang phú quý, may mắn vào nhà
Mâm cúng khai trương đầu năm có gì? Cách cúng khai trương đầu năm chuẩn
30+ Hình ảnh hoa mai, hình nền cây hoa mai đẹp nhất cho ngày Tết 2024
Cách làm cây mai giả bằng giấy nhún đẹp, đơn giản
40+ Lời chúc tết thầy cô bằng tiếng Anh ý nghĩa nhất
Cách trồng lan hồ điệp sau Tết và cách chăm sóc đúng kỹ thuật
Những mẫu giỏ quà Tết đẹp, sang trọng cho cá nhân, doanh nghiệp 2024
Xin xăm, xin xâm là gì? Cách xin xăm, xin xâm, gieo quẻ đầu năm