Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức
Cúng đưa ông bà về nhà ăn Tết vào ngày 25 tháng Chạp chính là một nét văn hóa thể hiện lòng hiếu thảo của người Việt Nam. Vậy cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời bạn nhé.
Ý nghĩa của tục cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp
Lễ cúng ngày 25 tháng Chạp hằng năm còn gọi là lễ cúng đưa ông bà về nhà ăn Tết. Đây là nghi thức quan trọng và được người Việt Nam duy trì từ bao đời nay. Người Việt Nam luôn tin tưởng rằng, dù đã đi xa thế giới này, nhưng linh hồn của tổ tiên, ông bà vẫn luôn bên cạnh con cháu và có thể về nhà ngự trên bàn thờ gia tiên nếu được kêu cầu, đưa rước. Chính vì thế, mỗi độ Tết đến, xuân về, nhà nhà lại thực hiện nghi lễ này vào dịp 25/12 Âm lịch. Tục lệ này nhằm thể hiện mong muốn đưa rước ông bà, tổ tiên về nhà để "ăn Tết" cùng với con cháu trong gia đình. Đây là một trong những nghi lễ thể hiện tấm lòng thành kính, luôn sống hướng về cội nguồn, sống hiếu thảo, có trước, có sau của người Việt Nam.
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn nghi thức cúng rước ông bà vào ngày này để bạn tham khảo nhé:
Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp gồm những gì?
Cũng như nhiều lễ cúng khác, mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp sẽ có sự khác nhau tùy vào vùng miền, địa phương hay hoàn cảnh, điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cúng không nhất thiết phải quá to, quá hoành tráng nhưng cần thể hiện được tấm lòng hướng về cội nguồn của gia chủ.
Mâm cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp có thể gồm các lễ vật như sau:
- 1 bình hoa tươi
- 1 đĩa trái cây
- Đèn cầy hoặc nến
- Trà, nước, rượu
- 1 đĩa bánh kẹo
- Vàng mã...
Ngoài ra, các gia đình cũng có thể chuẩn bị thêm 1 mâm lễ chay hoặc 1 mâm lễ mặn với những món ăn quen thuộc giống mâm cỗ Tết. Tuy nhiên nếu không có điều kiện thì chỉ cần chuẩn bị những lễ vật ở trên là được rồi.
Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi lễ
Nghi lễ cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp cũng giống như nhiều nghi lễ khác. Gia chủ chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đặt lên bàn thờ gia tiên, nếu có mâm cỗ thì đặt ở bàn rồi đặt phía trước bàn thờ.
Sau đó, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, thắp nhang, nến hoặc đèn cầy lên bàn thờ rồi lạy và đọc bài cúng ngày 25 tháng Chạp để mời tổ tiên, ông bà về tại gia chung nhà mình.
Khi làm lễ, gia chủ cần khấn to, rõ ràng và mở cửa chính, cửa sổ ra nhé. Khi hương cháy hết 2/3 thì gia chủ có thể xin hạ lễ.
Đặt bàn thờ cúng đưa ông bà 25 tháng Chạp ở đâu?
Không phải chỉ khi cúng 25 tháng Chạp, mà ngay từ đầu chúng ta đã cần chú ý đến vị trí đặt bàn thờ ông bà. Để đảm bảo tính trang nghiêm cũng như sự linh thiêng, bạn hãy căn cứ vào những yếu tố sau đây để chọn vị trí đặt bàn thờ ông bà:
- Bàn thờ nên được đặt ở vị trí cao nhất trong nhà, nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, huyên náo.
- Nếu có điều kiện, bạn hãy xây dựng một phòng riêng để thờ cúng ông bà, gia tiên.
- Hạn chế dùng bàn thờ treo tường.
- Không nên để ban thờ hướng thẳng ra cửa (cửa ra vào, cửa sổ) vì có thể ảnh hưởng đến vận may của chủ nhà.
- Không để bàn thờ trước cửa phòng ngủ.
- Không đặt gương phản chiếu vào ban thờ.
- Bàn thờ ông bà nên đặt thấp hơn bàn thờ Thần Phật (nếu có).
Có cần vệ sinh ban thờ khi cúng ông bà ngày 25 tháng Chạp?
Luôn vệ sinh bàn thờ sạch sẽ chính là cách để bạn thể hiện tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên. Vì vậy, nếu có thời gian, bạn hãy vệ sinh ban thờ trước khi cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp nhé. Cách vệ sinh bàn thờ ông bà như sau: Bạn dùng một chiếc chổi nhỏ, sạch hoặc một chiếc khăn sạch để lau bụi bẩn trên ban thờ. Khi vệ sinh, hãy cố gắng làm sạch một cách tỉ mỉ, kể cả những chi tiết nhỏ.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo sử dụng nước sạch khi lau bàn thờ ông bà. Và nếu có điều kiện, với mỗi một ban thờ, bạn hãy sử dụng chổi và khăn sạch riêng.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức. Để biết thêm nhiều bài viết thú vị khác về Tết Nguyên Đán, hãy ghé thăm chuyên mục Quà Tết của chúng tôi thường xuyên bạn nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm
Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Nên bày mâm ngũ quả khi nào?
Văn khấn lễ cúng Tiên Sư
Chủ nhà tuổi Tý chọn người xông đất, xông nhà 2024 hợp tuổi
Nhà chung cư cúng giao thừa ở đâu cho chuẩn, có cần cúng ngoài trời không?
Bao sái ban thờ là gì? Bao sái bàn thờ cần những gì?
Chúc Tết tiếng Anh là gì? Những câu chúc mừng năm mới tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất
Kịch bản chương trình văn nghệ chào năm mới
Nghi thức cầu an ở chùa
10 Bài vè chúc Tết 2024 cho bé mầm non hay, dễ thuộc