Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất
Cúng rước ông bà về ăn Tết cùng con cháu vào những ngày giáp Tết là một trong những phong tục truyền thống và nét văn hóa tâm linh đẹp của người Việt. Mời các bạn tham khảo văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất dưới đây của nhé!
Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất
Cúng đưa ông bà tổ tiên về với bàn thờ tại gia vào ngày cuối năm dịp Tết Nguyên Đán là một nghi lễ vô cùng quan trọng, thể hiện cho tinh thần sống có trước có sau, sự tôn trọng và sự uống nước nhớ nguồn của người Việt.
Vào ngày 25 tháng Chạp cận dịp Tết cổ truyền hàng năm, hầu hết các gia đình thường thu xếp công việc của mình và dành thời gian cho chuyến đi tảo mộ ông bà tổ tiên để các bậc tiền bối có nơi chốn tươm tất đón năm mới cùng gia đình.
Theo quan niệm tâm linh của người Việt, linh hồn ông bà tổ tiên vẫn luôn ở gần con cháu và trú ngụ trên bàn thờ. Do vậy, mỗi khi Tết đến xuân về, người Việt chúng ta sẽ làm lễ cúng để rước ông bà tổ tiên về ngự tại bàn thờ trong nhà để cùng ăn Tết với con cháu trong nhà.
Lễ cúng rước ông bà về ăn Tết vào 25 tháng Chạp không thể thiếu văn khấn ngày 25 tháng Chạp. Mời các bạn cùng tham khảo văn khấn cúng 25 tháng Chạp, bài cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất dưới đây nhé.
>> Xem chi tiết: Cách cúng đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp đúng nghi thức
Văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm… Âm lịch. Tại địa chỉ… Tín chủ con là… cùng với toàn gia đồng kính bái… Nay nhân ngày… Chúng con sắm sửa lễ cúng bao gồm… gọi là lễ mọn thành kính dâng lên các vị thần phù trợ, cai quản khu vực này. Trước linh vị của các bậc gia tiên, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ. Xin thưa rằng năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân. Kính cáo: Thổ Địa, chư vị linh thần, gia tiên linh thiêng về ngự tại án nghe lời thỉnh mời. Kính mời chư vị thần linh về thụ hưởng lễ vật, vong linh tiên tổ linh thiêng về vui Tết với gia đình để cháu con phụng sự. Cẩn cáo! (cúi lạy 3 lần) |
Những điều cần lưu ý khi đọc văn khấn ngày 25 Tết
- Trước khi đọc văn khấn cúng đưa ông bà ngày 25 Tết, người chủ lễ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo chỉnh tề, ngay ngắn.
- Khi đọc văn khấn, bạn không được đọc quá to mà chỉ nên đọc nhỏ nhẹ vừa đủ chính mình nghe, đặc biệt là khi đọc tên húy của người được cúng.
- Bạn có thể ghi văn khấn ra giấy để cầm đọc nếu thấy nó dài và khó, không nhất thiết phải học thuộc văn khấn.
- Không cười cợt, nô đùa trong lúc đọc văn khấn.
- Lời bài khấn ông bà ngày 25 Tết có thể mộc mạc, giản dị, cũng có thể hoa mỹ, nhưng phải thành tâm.
Trên đây là văn khấn đưa ông bà ngày 25 tháng Chạp, bài cúng ngày 25 tháng Chạp chuẩn nhất. Hãy ghé thăm chuyên mục Quà Tết trên để được chia sẻ thêm nhiều bài viết thú vị khác bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Xem thêm
Bày mâm ngũ quả trước hay sau cúng tất niên? Nên bày mâm ngũ quả khi nào?
Văn khấn lễ cúng Tiên Sư
Chủ nhà tuổi Tý chọn người xông đất, xông nhà 2024 hợp tuổi
Nhà chung cư cúng giao thừa ở đâu cho chuẩn, có cần cúng ngoài trời không?
Bao sái ban thờ là gì? Bao sái bàn thờ cần những gì?
Chúc Tết tiếng Anh là gì? Những câu chúc mừng năm mới tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất
Kịch bản chương trình văn nghệ chào năm mới
Nghi thức cầu an ở chùa
10 Bài vè chúc Tết 2024 cho bé mầm non hay, dễ thuộc