Nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo 2024?
Rút, tỉa chân hương (chân nhang), bao sái bát hương là một trong những công việc quan trọng mà gia đình nào cũng phải làm trong dịp cuối năm. Tuy nhiên, không ít người đến nay vẫn còn băn khoăn tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông Táo mới là đúng? Vì vậy, hãy cùng VnAsk đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!
Theo quan niệm của người Việt, bát hương là một vật "bất khả xâm phạm", nếu bị động sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc cũng như cuộc sống của cả gia đình. Chính vì vậy, người ta thường ít khi nào động vào bát hương khi không có việc gì. Nên thay vì bê cả bát hương xuống để dọn dẹp, người Việt thường chỉ rút, tỉa chân nhang (chân hương) và lau dọn 4 phía bên ngoài bát hương.
Thời điểm thích hợp nhất để tiến hành dọn dẹp bàn thờ, rút tỉa chân hương là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên, rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo mới là chuẩn thì không phải ai cũng biết.
Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Táo?
Một số chuyên gia cho rằng, việc tỉa chân hương thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời. Nguyên do là vì, vào thời điểm trên, ông Táo, bà Táo đi vắng nên chúng ta có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ, trang nghiêm, thể hiện được lòng thành kính của gia chủ.
Việc cúng ông Táo và dọn bàn thờ có thể diễn ra trong cùng 1 ngày hoặc vào 2 ngày khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể cúng ông Công ông Táo vào sáng 23 tháng Chạp, sau đó tiến hành bao sái, tỉa chân nhang vào chiều 23 tháng Chạp, hoặc có thể bao sái và tỉa chân hương vào ngày hôm sau, tức ngày 24 tháng Chạp.
Mặc dù vậy, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên rút, tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Nếu không thể thực hiện sau ngày 23 thì gia chủ cũng hoàn toàn có thể chọn một ngày lành bất kỳ trong tháng Chạp để tiến hành rút, tỉa chân hương cũng như dọn dẹp bàn thờ thần linh, gia tiên trong nhà.
Hướng dẫn chi tiết cách rút tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo
Việc dọn dẹp bàn thờ, rút, tỉa chân hương sau khi cúng ông Táo là một việc trọng đại nên người thực hiện phải là người có tính cẩn thận, thận trọng, sạch sẽ, tỉ mỉ, chu đáo. Một số gia đình sẽ mời các thầy hoặc pháp sư về bái thỉnh tỉa chân hương, song, trên thực tế, việc tỉa chân hương, dọn dẹp tại gia tốt nhất nên để gia chủ có đầy đủ các tính cách trên thực hiện.
Để chuẩn bị cho việc dọn dẹp bàn thờ, gia chủ cần phải chuẩn bị các vật dụng sau:
- Khăn sạch.
- Nước sạch.
- Giấy sạch.
- Nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế).
- 1 chiếc thìa sạch (để xúc bớt tàn nhang trong bát hương nếu tàn đầy).
- Chậu sạch.
Trước khi lau dọn bàn thờ và tỉa chân hương, gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên ban thờ. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình có thể chuẩn bị đĩa hoa quả, bánh kẹo thắp hương cúng bái lên tổ tiên và thần linh. Việc làm này như một lời xin phép ông bà tổ tiên, thần Phật cho gia chủ được dọn dẹp bàn thờ. Sau khi tuần nhang cháy hết, bạn mới có thể bắt tay vào dọn dẹp bàn thờ.
>>> Xem chi tiết: Bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang
Bạn tiến hành dọn dẹp từ cao xuống thấp, lau dọn sạch sẽ phía trên. Đối với hoa giả để trên bàn thờ có thể hạ xuống rửa sạch, nếu có điều kiện nên thay mới. Những vật dụng khác trên bàn thờ như đỉnh đồng, lọ hoa... có thể hạ xuống để lau rửa sạch sẽ.
Tiếp đến, gia chủ sẽ thực hiện việc tỉa chân hương như sau:
Đầu tiên, trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân hương từng ít một để ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất là bát hương nên khi lau dọn, bạn cần hạn chế tối đa đụng chạm khiến bát hương bị di chuyển. Một tay bạn dùng để nhổ chân hương, tay còn lại phải giữ chặt bát hương để tránh xê dịch, đổ vỡ. Sau khi nhổ chân hương xong, bạn hãy dùng thìa sạch xúc bớt tàn hương quá đầy trong lư hương ra và nén lại gọn gàng.
Sau khi tỉa chân nhang xong, bạn dùng nước ngũ hương (nước rượu gừng hoặc tinh dầu quế) đổ vào chậu sạch để giặt khăn lau lư hương và bàn thờ. Nếu nhà có 3 bát hương thì thứ tự lau dọn bát hương sẽ là: Ở giữa, bên trái, bên phải.
Dọn bát hương để lại mấy chân hương? Khi hoàn tất các công việc này, bạn chọn một vài chân hương mới, đẹp nhất để cắm lại vào mỗi bát hương. Số lượng chân hương nên là các số lẻ như 3, 5, 7, 9. Cuối cùng, bạn sẽ thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh, đọc văn khấn sau khi lau dọn bàn thờ như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.
Những lưu ý khi tỉa chân nhang
Không nên dùng rượu để lau dọn các vật phẩm trên bàn thờ vì rượu là hành dương còn ban thờ là hành âm nên không phù hợp. Nếu muốn dùng rượu thì bạn nhớ cho thêm nước gừng để cân bằng nhé.
Khi tiến hành rút tỉa chân nhang, bạn cần ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ, khấn và thắp hương xin phép các cụ tổ tiên, Thần linh trước.
Có thể xê dịch các vật phẩm trên ban thờ để lau dọn nhưng sau khi lau dọng nhớ đặt lại cho đúng vị trí ban đầu.
Ngày đẹp tỉa chân nhang năm 2024
Theo các chuyên gia phong thủy thì thời điểm tỉa chân nhang năm 2024 tốt nhất là trước ngày rằm tháng Chạp hoặc trước ngày 23 tháng Chạp. Nếu chọn thời điểm trước rằm thì bạn nên chọn ngày đẹp trong khoảng từ ngày 12 đến ngày 14 tháng Chạp, còn nếu chọn dọn dẹp trước lễ cúng ông Táo thì chọn ngày đẹp trong khoảng từ ngày 19 đến ngày 22 tháng Chạp.
Dưới đây là một số ngày đẹp mà bạn có thể tham khảo để chọn làm ngày rút tỉa chân nhang năm nay:
- Thứ Ba, ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 30/1/2024 Dương lịch): Khởi lễ từ 7h10 đến 8h50, bao sái và rút tỉa chân nhang từ 13h10 đến 14h50. Các tuổi hợp với ngày này: Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
- Thứ Tư, ngày 21 tháng Chạp (tức ngày 31/1/2024 Dương lịch): Khởi lễ từ 5h10 đến 6h50, bao sái và rút tỉa chân hương từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp với tuổi Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Tuất, Hợi.
- Thứ Năm, ngày 22 tháng Chạp (tức ngày 1/2/2024 Dương lịch): Lễ khởi từ 5h10 đến 6h50, dọn ban thờ và tỉa chân hương từ 9h10 đến 10h50, hoặc từ 15h10 đến 16h50. Các tuổi hợp với ngày này bao gồm: Tý, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi.
- Thứ Sáu, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 2/2/2024 Dương lịch): Khởi lễ từ 9h10 đến 10h50, bao sái và tỉa chân hương từ 13h10 đến 14h50. Các tuổi hợp với ngày này: Tý, Sửu, Mão, Thìn, Ngọ, Mùi, Tuất.
- Thứ Bảy, ngày 24 tháng Chạp (tức ngày 3/2/2024 Dương lịch): Bao sái và tỉa chân hương từ 5h10 đến 6h50, hoặc từ 13h10 đến 14h50. Các tuổi hợp với ngày này: Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi.
- Thứ Tư, ngày 28 tháng Chạp (tức ngày 7/2/2024 Dương lịch): Bao sái và tỉa chân hương lúc 5h10 đến 6h50, hoặc từ 9h10 đến 10h50. Ngày 28 tháng Chạp hợp với các tuổi Tý, Dần, Mão, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Hợi.
Lưu ý: Ngày 25 tháng Chạp (tức Chủ Nhật, ngày 4/2/2024 Dương lịch) là ngày lập xuân, vì vậy, bạn không nên dọn ban thờ, tỉa chân nhang vào 25 tháng Chạp, 26 tháng Chạp và 27 tháng Chạp vì sẽ mất lộc cả năm.
Số chân hương đã tỉa bạn đem đốt trong lò hóa vàng, tro đem đổ xuống sông, hoặc vùi vào gốc cây (nên chọn cây to khỏe hãy vùi, bởi các cây non rất dễ bị chết), không nên đổ tro lung tung vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị “tán tài”.
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được nên rút, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Táo rồi phải không? Đừng quên thường xuyên truy cập vào chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về Tết bạn nhé!
Xem thêm
Lời chúc Giáng Sinh ngắn gọn nhưng vẫn hay và ý nghĩa
Tháng Chạp là tháng mấy? Tháng Giêng là tháng mấy?
Tết Thanh minh là gì? Ý nghĩa ngày Thanh minh
14 bài hát về cô giáo cho trẻ mầm non, thiếu nhi hay nhất
60 Lời chúc 20/11 bằng tiếng Anh ngắn gọn
Lời dẫn chương trình kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3
Nên mua vàng ngày vía Thần Tài vào giờ nào tốt năm 2024?
Mẫu áo dài cưới đẹp, đơn giản cho cô dâu chú rể và mẹ
Ngày 5/9 là ngày gì? Tại sao khai giảng là ngày 5/9?