Bao sái bát hương vào ngày nào? Cách bao sái bàn thờ cuối năm đúng cách

Cập nhật: 28/03/2024

Bao sái bát hương là một trong những nghi thức đặc biệt quan trọng của người dân Việt Nam. Vậy bao sái bát hương vào ngày nào? Cách bao sái bàn thờ cuối năm như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.

Bao sái bát hương là gì?

1.

Bao sái ban thờ là gì?

Bao sái bát hương là một nghi lễ đặc biệt quan trọng được diễn ra vào dịp cuối năm Âm lịch của người Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản thì bao sái bát hương chính là công việc vệ sinh bàn thờ, lau chùi bát hương, tỉa chân nhang và thay thế phần tro trong bát nhang.

Bao sái bát hương

Tại sao phải bao sái ban thờ?

Việc bao sái ban thờ, bát hương được người Việt đặc biệt coi trọng. Bởi vì người ta tin rằng, việc bao sái này sẽ giúp họ thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh và gia tiên. Một ban thờ sạch sẽ, gọn gàng còn góp phần mang vượng khí, may mắn đến cho gia chủ, giúp họ đón một năm mới bình an, phồn thịnh.

Bao sái ban thờ có thể diễn ra hàng tháng (vào mùng 1 hoặc hôm rằm), nhưng quan trọng nhất vẫn là thời điểm cuối năm. Thông thường, người ta sẽ chọn ngày 23 tháng Chạp để tiến hành bao sái bát hương. Nếu gia đình nào không sắp xếp được thời gian thì có thể thực hiện bao sái ban thờ sớm hơn, hoặc muộn hơn. Phần tiếp theo của bài viết sẽ chia sẻ một số ngày đẹp trong tháng Chạp mà có thể chọn để bao sái bát hương.

Bao sái bát hương vào ngày nào?

2.

Theo các chuyên gia văn hóa, người dân có thể lựa chọn một ngày tốt bất kỳ để lau dọn ban thờ. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường sẽ thực hiện việc bao sái ban thờ vào ngày cúng ông Công, ông Táo 23 tháng Chạp hoặc vào ngày tất niên (ngày cuối cùng của năm Âm lịch).

Sau đây là những này đẹp trong tháng Chạp thích hợp để bao sái bát hương:

  • Thứ Sáu, ngày 23 tháng Chạp (tức ngày 2/2/2024 Dương lịch)
  • Chủ Nhật, ngày 25 tháng Chạp (tức ngày 4/2/2024 Dương lịch)
  • Thứ Hai, ngày 26 tháng Chạp (tức ngày 5/2/2024 Dương lịch)
  • Thứ Năm, ngày 29 tháng Chạp (tức ngày 8/2/2024 Dương lịch)
  • Thứ Sáu, ngày 30 tháng Chạp (tức ngày 9/2/2024 Dương lịch)

Bao sái bát hương vào ngày nào?

Giờ đẹp bao sái bát hương năm nay

3.

Không chỉ chọn ngày tốt, bạn cũng nên quan tâm đến giờ tốt để việc bao sái bát hương được như ý. đã thay bạn tổng hợp một số giờ tốt trong các ngày 23, 25, 26, 29 và 30 tháng Chạp theo lịch vạn niên như sau:

  • Giờ tốt ngày 23 tháng Chạp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)
  • Giờ tốt ngày 25 tháng Chạp: Dần (3h-5h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h), Hợi (21h-23h)
  • Giờ tốt ngày 26 tháng Chạp: Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h), Hợi (21h-23h)
  • Giờ tốt ngày 29 tháng Chạp: Tý (23h-1h), Sửu (1h-3h), Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)
  • Giờ tốt ngày 30 tháng Chạp: Tý (23h-1h), Dần (3h-5h), Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Dậu (17h-19h)

Cách bao sái bàn thờ cuối năm đúng cách

4.

Lễ vật cần chuẩn bị để bao sái bát hương

  • 1 đĩa xôi
  • 1 miếng thịt luộc
  • 1 đĩa hoa trái theo mùa
  • 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ
  • 3 chén rượu nhỏ
  • 1 chén nước sôi để nguội
  • 3 lễ tiền vàng
  • 2 lọ hoa tươi

Chi tiết cách bao sái bàn thờ

Bước 1: Bạn chuẩn bị lễ cúng đầy đủ, sau đó đọc bài khấn bao sái bát hương và đợi cho hương tàn thì bắt đầu thực hiện lau dọn, vệ sinh ban thờ.

Bước 2: Bạn hạ các đồ vật muốn lau dọn xuống. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không được hạ hoặc di chuyển bát hương bạn nhé. Lý do là bởi theo quan niệm dân gian, nếu bát hương bị di chuyển sang hướng xấu có thể gây ra xui xẻo, những điều không may cho gia chủ.

Bước 3: Bạn chuẩn bị 1 chiếc bàn rồi phủ vải hoặc giấy đỏ và đặt đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước...) xuống. Lưu ý: Nếu ban thờ nhà bạn có bài vị gia tiên và bài vị các thần đặt chung thì phải để ra hai chỗ khác nhau.

Bước 4: Bạn dùng một chiếc khăn sạch, ẩm hoặc sử dụng nước ngũ vị hương có pha rượu gừng để lau toàn bộ đồ thờ cúng.

Bước 5: Bạn dùng một chiếc khăn sạch khác để lau khô toàn bộ đồ thờ cúng.

Bước 6: Sau khi lau bài vị xong, bạn tiến hành rút tỉa chân nhang và dọn bát hương. Theo quan niệm dân gian, bạn nên dùng một chiếc thìa nhỏ và xúc từng thìa tro trong bát nhang đổ ra ngoài. Sau đó, bạn mới tiến hành lau sạch bát hương. Bạn cần lưu ý là không nên nhấc bát hương lên để đổ hết tro ra ngoài bởi làm như vậy có thể dẫn tới tình trạng "tán tài".

Lưu ý: Khi tỉa chân hương, bạn cần lấy một tay giữ bát hương, một tay dọn dẹp và rút chân nhang. Nếu trạch chủ là nam thì nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang, không được giữ lại 47 chân nhang vì đó là số tử thần. Còn nếu trạch chủ là nữ hoặc gia đình mẹ góa con côi… thì nên giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang, không được giữ lại 49 chân nhang.

Bước 7: Cuối cùng, bạn đặt lại đồ thờ cúng đúng vị trí, đồng thời thay nước, thay chum gạo muối (nếu có), quét dọn ban thờ rồi khấn xin thỉnh các ngài về và báo cáo đã xong việc lau dọn ban thờ.

>> Xem thêm: Chùi lư đồng bằng gì? Cách chùi lư đồng cho sáng tại nhà

Cách bao sái bát hương cuối năm

Những lưu ý khi bao sái bát hương dịp cuối năm

5.
  • Nhiều gia đình thường quan niệm việc bao sái phải nhờ thầy cúng hay pháp sư, tuy nhiên trên thực tế thì bao sái nên được thực hiện bởi người chủ gia đình.
  • Khi thực hiện bao sái bát nhang, bạn cũng cần ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc. Nên tắm rửa thật sạch trước khi thực hiện.
  • Nên thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm rơi vỡ các đồ thờ cúng.
  • Nếu trong gia đình bạn có bàn thờ Phật thì nên lau dọn ban thờ Phật trước khi lau dọn bàn thờ gia tiên.

Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được bao sái bát hương vào ngày nào và cách bao sái bàn thờ cuối năm đúng cách như thế nào. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Đừng quên thường xuyên truy cập vào chuyên mục Quà Tết trên để cập nhật nhiều kiến thức hữu ích bạn nhé.