Quả phật thủ là gì? Trái phật thủ ăn được không?
Phật thủ là một trong những loại quả có hương thơm rất dễ chịu và có ý nghĩa rất đặc biệt vào ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Vậy quả phật thủ là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về phật thủ và ý nghĩa của loại quả này bạn nhé!
Quả phật thủ là gì?
Phật thủ là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Phật thủ có tên khoa học là “Citrus medica var. Sarcodactylis”. Trong tiếng Anh, phật thủ được gọi là “Buddha's hand” hoặc “fingered citron”. Tên gọi phật thủ của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả được chia nhánh trông giống như bàn tay Phật vậy.
Phật thủ là giống cây bản địa của Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện nay, quả phật thủ cũng được trồng khá nhiều tại Việt Nam. Cây phật thủ là loại cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 2m đến 2,5m (có thể lớn hơn) và chúng ra hoa kết quả quanh năm. Quả phật thủ thường có mặt trong mâm ngũ quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Ý nghĩa của quả phật thủ
Theo quan niệm dân gian, quả phật thủ có hình dáng giống như bàn tay của Phật nên quả phật thủ có ý nghĩa rất thiêng liêng. Quả phật thủ giống như bàn tay của Đức Phật ôm ấp, bảo bọc con người tránh khỏi tà ma, mang lại may mắn, thuận lợi và như ý.
Quả phật thủ thường được bày trên mâm ngũ quả vào ngày Tết hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên để mong tổ tiên phù hộ cho gia đình gặp được nhiều may mắn, an lành và no ấm. Quả phật thủ thường được đặt ở vị trí chính giữa và cao nhất trong mâm ngũ quả.
Tác dụng của quả phật thủ
Ngoài ý nghĩa tâm linh kể trên thì quả phật thủ còn có những công dụng bất ngờ cho sức khỏe mà ít người biết như:
- Làm siro phật thủ trị ho, viêm họng.
- Quả phật thủ dùng để ngâm rượu giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh như đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản.
- Cháo quả phật thủ giúp hỗ trợ chữa chứng ho do sốt.
- Trà phật thủ giúp chữa trị các chứng bệnh liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn, co thắt tâm vị, đau dạ dày…
- Mứt phật thủ có vị ngọt nhẹ và mùi thơm dịu dàng giúp thông mũi và hỗ trợ trị viêm họng.
>>> Xem thêm: 9 công dụng tuyệt vời của quả phật thủ sau ngày Tết
Quả phật thủ ăn được không?
Quả phật thủ không có ruột và múi nước bên trong như quả bưởi mà chỉ có phần lõi xốp bên trong nên quả phật thủ không thể ăn trực tiếp được. Tuy nhiên, bạn có thể dùng phật thủ làm nguyên liệu để chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng như siro, mứt... cũng như làm các bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Cách sử dụng quả phật thủ
Trà phật thủ
Bạn sử dụng 10g phật thủ đã được chế biến sạch sẽ cho vào nồi nước đun sôi, sau đó, bạn có thể hãm nước phật thủ và uống luôn, hoặc bạn có thể dùng nước phật thủ để pha với các loại trà khác.
>>> Xem thêm:
- Mẹo chọn quả phật thủ đẹp, phát tài lộc để cúng tổ tiên ngày Tết
- Mâm ngũ quả ngày Tết gồm những gì? Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết
- Có nên cắm hoa ly ngày Tết? Cách cắm hoa ly ngày Tết đẹp, tươi lâu
- Ngày Tết nên cắm hoa gì? Cách cắm hoa ngày Tết đẹp, may mắn, rước tài lộc vào nhà
- Tổng hợp cách làm các loại mứt Tết tại nhà cực ngon, cực đơn giản
Mứt phật thủ
Mứt phật thủ là một trong những món ăn vặt cực lạ và vô cùng thú vị mà bạn có thể thử làm vào ngày Tết. Để làm mứt phật thủ, đầu tiên bạn cần sơ chế sạch phật thủ rồi cắt thành các miếng hạt lựu nhỏ có kích thước khoảng 1cm. Sau đó, bạn cho phật thủ vào nồi nước và đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 30 đến 40 phút. Tiếp theo, bạn cho thêm đường vào nồi đun tiếp với lửa nhỏ, vừa đun vừa dùng thìa đảo đều để đường thấm kỹ vào phần thịt quả và không bị dính nồi. Khi các miếng phật thủ trở nên trong hơn và chuyển màu vàng thì bạn tắt bếp đi, sau đó để nguội rồi đổ mứt phật thủ ra và thưởng thức. Bạn có thể rắc thêm đường bột lên các miếng mứt phật thủ cho chúng đỡ dính vào nhau.
Cháo phật thủ
Bạn chuẩn bị khoảng 10g đến 15g phật thủ rồi đem sơ chế thật sạch và bỏ vào nồi nấu lấy nước, sau đó lọc bỏ bã, chỉ giữ lại phần nước. Tiếp theo, bạn lấy khoảng 60g đến 80g gạo cho vào nước phật thủ nấu, bạn nấu như cách nấu cháo thông thường, khi cháo chín thì đổ ra bát, bạn có thể thêm mứt phật thủ nếu bạn thích ăn ngọt.
Siro phật thủ
Bạn hãy sơ chế sạch phật thủ, sau đó bổ phật thủ dọc theo múi và cắt thành các miếng nhỏ. Tiếp theo, bạn cho đường mạch nha hoặc đường phèn (tùy chọn) vào nồi đun cách thủy cho đường chảy loãng ra. Sau đó, bạn xếp một lớp phật thủ, một lớp đường mạch nha lần lượt cho đến khi đầy bát. Bạn cho bát vào nồi đun cách thủy khoảng 1 đến 2 tiếng, khi phật thủ keo lại như mứt thì bạn tắt bếp. Bạn hãy lọc lấy nước siro phật thủ mạch nha rồi cho vào lọ thủy tinh và đem cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.
Cách chọn phật thủ đẹp chưng Tết
Làm thế nào để chọn mua phật thủ đẹp để chưng vào ngày Tết? Đây có lẽ là nỗi băn khoăn của không ít người. Dưới đây VnAsk sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo chọn phật thủ đẹp nhất, mời bạn cùng tham khảo nhé:
Chọn phật thủ theo quy luật "thịnh - suy - bĩ - thái"
Với cách lựa chọn này, bạn sẽ đếm các ngón của phật thủ theo quy luật "thịnh - suy - bĩ - thái", tức là đếm lần lượt qua 4 từ này, lặp đi lặp lại đến khi tới ngón cuối cùng trên trái phật thủ. Nếu ngón cuối cùng này rơi vào thịnh hoặc thái thì là rất đẹp, rất quý và rất nên mua. Tuy nhiên những quả như vậy thường có giá thành cao và hiếm gặp.
Chọn phật thủ có nhiều ngón, hình dáng đẹp mắt
Khi chọn mua phật thủ, bạn nên chọn quả có màu sắc đẹp, tươi tắn, quả to đều, các ngón dài, nhiều và mập mạp. Nên ưu tiên chọn những quả có da trơn cật, màu hơi mờ vàng vì đó là những quả già, có thể để được lâu và rất thơm.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh mua những quả phật thủ héo úa, bị trầy xước, bị nứt hay bị sâu đục khoét, các ngón có dấu hiệu bị gãy, dập.
Hơn nữa, bạn cũng không nên chọn phật thủ non dù cho chúng có màu vàng bắt mắt nhưng không thể để lâu và rất nhanh hỏng.
Cách bảo quản quả phật thủ lâu
Để bảo quản phật thủ được lâu thì khi mua về, bạn nên dùng rượu trắng để lau hết bụi bẩn bám trên quả phật thủ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cho vài viên vitamin B1 vào 1 chiếc chén, sau đó đặt quả phật thủ sao cho hướng phần cuống xuống chén nước trong vài tiếng. Cách làm này sẽ giúp phật thủ hút được dưỡng chất từ vitamin B1, từ đó giúp phật thủ tươi lâu hơn và có thể giữ được tới 4 tháng.
Cách bày quả phật thủ chưng Tết
Có nhiều cách để bày phật thủ chưng Tết, bạn có thể bày mâm nguyên trái phật thủ hoặc bày cùng với các loại hoa quả, trái cây khác. Tuy nhiên dù bày kiểu nào thì đều cần hướng các tay của trái phật thủ lên trên hoặc hướng sang xung quanh chứ không úp xuống dưới.
Sau đây là một vài cách bày phật thủ đơn giản mà đẹp để bạn tham khảo:
Trên đây là những thông tin về phật thủ là gì mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tổng hợp của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Tết nên thờ hoa gì? 15+ loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết đẹp, may mắn
5 Cách làm hoa đào nở nhanh nhất, kích thích đào nở hoa sớm
Tổng hợp các câu đố về bánh chưng ngày Tết
Cách làm cây mai giả bằng giấy nhún đẹp, đơn giản
Chủ nhà tuổi Mão chọn người xông nhà, xông đất năm 2024 Giáp Thìn hợp tuổi
Lịch chiếu Táo Quân 2024: Táo quân mấy giờ chiếu?
Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán 2024 ở Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng
Cành đào có trồng được không? Cách trồng cây đào bằng cành
Gợi ý 100+ mẫu nail Tết, mẫu móng tay đẹp ngày Tết đơn giản đón Tết