9 Công dụng tuyệt vời của quả phật thủ sau ngày Tết

Cập nhật: 28/03/2024

Trong dịp Tết, có rất nhiều gia đình sử dụng quả phật thủ làm mâm hoa quả cúng Tổ tiên để cầu mong tài lộc, hạnh phúc đến với gia đình. Vậy phật thủ là quả như thế nào, có ăn được không? Đặc biệt sau ngày Tết loại trái cây này có công dụng gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

quả phật thủ

Quả phật thủ có ăn được không? Có ý nghĩa gì?

1.

Phật thủ là loại quả có mùi thơm giống bưởi nhưng lại không có phần ruột bên trong. Nên người dùng không thể ăn trực tiếp được.

Quả phật thủ có hình dáng như bàn tay Phật, nên trong quan niệm dân gian, quả phật thủ có ý nghĩa linh thiêng.

Quả phật thủ còn tượng trưng cho bàn tay Đức Phật ngự trị trong đời sống tâm linh mỗi người với hình tượng cao quý mang lại phước lành, bình yên, an lạc chính vì thế nhiều người dùng loại quả này để trưng Tết với ý nghĩa mong một năm mới nhiều an lành, vui vẻ, no ấm.

Quả phật thủ đẹp thường được bày trên mâm ngũ quả hoặc đặt trên bàn thờ để thắp hương cho tổ tiên. Người Việt Nam thường đặt loại quả này ở trung tâm, nơi cao nhất trong mâm ngũ quả.

Quả phật thủ có thể trưng bày để thay thế bưởi, có ý nghĩa linh thiêng. Ngoài ý nghĩa tâm linh, quả phật thủ còn có những công dụng bất ngờ mà ít ai biết.

Quả phật thủ có thể được dùng làm nguyên liệu chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng cũng như các bài thuốc quý. Nếu như vỏ cam, chanh hay quýt có thể sử dụng làm Siro phật thủ trị ho, viêm họng thì quả phật thủ cũng có công dụng như vậy.

9 công dụng của quả phật thủ

2.

1. Phật thủ là một bài thuốc quý

Theo Đông y thì quả phật thủ có vị đắng, chua và tính ấm nên có tác dụng điều trị các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, viêm gan, đau họng, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau ...

Các nghiên cứu dược lý cho thấy quả phật thủ còn có thể giải trừ sự co thắt cơ trơn hay hạ huyết áp cũng như cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa... Quả phật thủ còn chứa rất nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ, dầu chanh, glycozit. Nếu dùng làm thuốc người ta thường thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng cho mỗi ngày từ 4 - 8g, cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.

2. Quả phật thủ ngâm rượu chữa được nhiều bệnh

Quả phật thủ phải rửa sạch để ráo và cắt phiến ngâm rượu trắng từ 7 - 10 ngày. Mỗi lần uống từ 40 - 50 ml (không nên uống quá) sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế...). Điều trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản. Điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức như trầm cảm.

quả phật thủ

3. Làm si rô chữa ho từ quả phật thủ

Quả phật thủ ngoài ngâm rượu thì có thể làm siro trị ho cho trẻ nhỏ. Sau khi rửa sạch với muối 30 phút, vớt ra để ráo thì bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Cho vào nồi đun cách thủy 1,5 - 2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt.

Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần, đặc biệt là miếng phật thủ cho vào lọ sẽ có tác dụng giảm ho cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một cách khá đơn giản mà rất hữu hiệu cho những người có bệnh về đường hô hấp.

siro phật thủ

4. Quả phật thủ nấu cháo chữa ho sốt

Tác dụng của quả phật thủ chữa ho sốt rất hữu hiệu. Bạn có thể dùng phật thủ 10g - 15g, gạo tẻ 60g - 80g. Nấu phật thủ và lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ. Khi cháo chín cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

5. Hãm trà từ quả phật thủ

Phật thủ 10g rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày một lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi và buồn nôn.

trà phật thủ

6. Làm mứt với quả phật thủ

Bạn sẽ không ngờ rằng, phật thủ cũng có thể làm mứt cực lạ và vô cùng thú vị. Để làm mứt đầu tiên các bạn cần rửa sạch quả phật thủ, lau khô, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1cm. Sau đó cho vào nồi inox đáy dày hoặc hợp kim, đổ nước gấp đôi lượng miếng phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi.

Khi sôi nên giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30 - 40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn xăm xắp với phần phật thủ. Với những người thích ăn ngọt thì có thể cho thêm đường vào nồi, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kĩ vào phần thịt quả.

>>> Tham khảo thêm: 

mứt phật thủ

Tiếp tục đun cho đến khi nhiệt độ trong nồi đạt khoảng 110 độ C. Miếng phật thủ trở nên trong suốt và chuyển màu vàng thì tắt bếp đi. Để nguội rồi đổ mứt phật thủ vào lọ sạch đậy nắp kín và bạn có thể dùng trong 1 năm.

Nếu thích ăn miếng mứt phật thủ khô hãy để các miếng phật thủ lên giấy thấm, rắc đường bột cho bám đều vào từng miếng mứt phật thủ. Để qua đêm, lúc này đường sẽ bám chặt vào từng miếng mứt. Có thể cất vào hộp kín ăn dần trong 6 tháng.

7. Phật thủ chữa viêm gan truyền nhiễm

Phật thủ khô 9g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

8. Có tác dụng điều trị các bệnh phụ nữ và bệnh tiêu hóa

  • Đau bụng kinh: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, 6 gr đương quy, 6 gr gừng tươi, 30ml rượu gạo, tất cả sắc cùng nước để uống.
  • Ra nhiều khí hư ở phụ nữ: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, khoảng 1m lòng lợn non (làm sạch), ninh nhừ để ăn.
  • Đau bụng do vị khí, can khí yếu kém: Lấy 6 gr phật thủ, 6 gr xuyên luyện tử, 9 gr thanh bì sắc uống ngày 2 lần.
  • Làm giã rượu: Lấy 30 gr phật thủ tươi (hoa hoặc quả), sắc lên rồi cho người đang say rượu uống.
  • Đau bụng do lạnh bụng: Lấy 15 gr quả hoặc hoa phật thủ khô, 30 gr gạo tẻ rang thơm, sắc uống ngày 3 lần sẽ có kết quả tốt.
  • Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần
  • Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ quả phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng
  • Tiêu hóa kém: Lấy 30 gr quả phật thủ tươi, thái lát, sắc kỹ lấy nước uống.

9. Chữa đau dạ dày

Qủa phật thủ có tác dụng chữa đau dạ dày ở dạng nhẹ, bạn dùng phật thủ tươi 15g - 20g hoặc 6g - 10g phật thủ khô, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10 - 15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống một thang, uống rải rác trong ngày thay nước trà.

Đau dạ dày mạn tính: Vị khí bất hoà, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn. Cách dùng như sau: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10 - 15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống một thang thay nước trà.

Theo y học dân tộc, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào hai kinh phế và tì, có tác dụng hành khí chỉ thống, hoá đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hoá, cầm nôn mửa, chữa ho. Qua nghiên cứu người ta thấy trong phật thủ có tinh dầu và một chất flavonoit gọi là hesperidin. Trong nhân dân ta, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa...

Với những công dụng tuyệt vời trên, bạn sẽ không cần phải suy nghĩ sau Tết phật thủ có thể dùng làm gì. Đừng lãng phí vứt vị thuốc tuyệt vời này nhé, hãy thực hiện để vừa chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm được chi phí.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có thêm kiến thức về trái phật thủ cùng những công dụng mà loại quả này có thể đem lại tới người dùng. Để mua các sản phẩm đồ gia dụng như máy sấy hoa quả, bạn có thể truy cập website hoặc số điện thoại dưới đây:

>>> Có thể bạn quan tâm: