Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? Uống trà hoa cúc đúng cách như thế nào?
Trà hoa cúc là một thức uống được rất nhiều người yêu thích. Vậy uống trà hoa cúc có tác dụng gì, uống trà hoa cúc đúng cách như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau khi bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Uống trà hoa cúc có tác dụng gì?
Bên cạnh trà sen, trà mạn thì trà hoa cúc được xem là một thức uống thanh tao, đầy thi vị trong văn hóa thưởng trà của người Việt. Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc có thành phần chính là hoa cúc khô, ngoài ra có thể kết hợp thêm các nguyên liệu khác như kỷ tử, táo đỏ, mật ong... tùy vào khẩu vị, sở thích của mỗi người.
Trà hoa cúc có chứa vitamin A và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kẽm, canxi, sắt, đồng, magie. Nhờ những lợi ích cho sức khỏe mà loại trà này đã được sử dụng từ hàng ngàn đời nay.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của trà hoa cúc đối với sức khỏe con người.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Trà hoa cúc có chứa nhiều flavonoid, đây là chất đã được chứng minh có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đau tim. Bên cạnh đó, trà hoa cúc cũng giàu chất chống oxy hóa và cũng có đặc tính chống viêm. Chính vì vậy, loại trà này có tác dụng rất lớn để duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Cải thiện sức khỏe đôi mắt
Trà hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho "cửa sổ tâm hồn" của bạn, trong đó có tác dụng cải thiện thị lực đối với những người mắt mờ hoặc có tầm nhìn yếu. Ngoài ra, với những người mắt hay bị nhức mỏi, khô hoặc đỏ do làm việc nhiều với máy tính thì trà hoa cúc chính là một lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
>> Tìm hiểu: Vì sao nhìn các vật màu xanh lại có lợi cho mắt?
Điều trị chứng mất ngủ
Từ xa xưa, trà hoa cúc đã được mệnh danh là "liều thuốc ngủ tự nhiên" tốt nhất cho con người. Loại trà này có tác dụng làm dịu và an thần, đồng thời tạo cơn buồn ngủ. Nếu sử dụng trà hoa cúc thường xuyên thì bạn sẽ có được giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Trà hoa cúc có thể ngăn ngừa được biến chứng của bệnh tiểu đường bằng cách điều chỉnh nồng độ glucose và insulin trong cơ thể. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, uống trà hoa cúc rất có lợi trong việc làm ổn định lượng đường trong máu. Điều này là đặc biệt quan trọng đối với những bệnh nhân tiểu đường.
Giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp và ung thư vú
Một số loại flavonoid trong hoa cúc như apigenin, hesperidin là những chất có khả năng chống ung thư cực kỳ mạnh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người uống trà hoa cúc hằng ngày có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn so với người không uống. Ngoài ra, sử dụng trà hoa cúc thường xuyên cũng có thể giúp bạn thu nhỏ các khối u ung thư, đồng thời ngăn chặn sự tấn công của bệnh tuyến giáp.
Giảm căng thẳng, lo âu
Hoạt chất chamomile trong trà hoa cúc có tác dụng làm dịu cơ thể, đưa bạn vào trạng thái thư giãn, làm dịu các dây thần kinh, do đó làm giảm cảm giác lo lắng, bất an. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu thì hãy pha ngay một tách trà hoa cúc và thưởng thức nhé.
Chữa đau bụng kinh
Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ "đèn đỏ", từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh. Ngoài ra, thoa các loại dầu chiết xuất từ hoa cúc lên vùng bụng cũng giúp bạn làm dịu cơn đau rất hiệu quả nữa đấy.
Giải nhiệt
Trà hoa cúc có tác dụng giải nhiệt hiệu quả, thích hợp sử dụng cho những người thường xuyên bị nhiệt miệng, nóng trong người. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp loại trà này cùng trà xanh hay hoa hòe để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp thanh nhiệt, làm sáng mắt và phòng ngừa chứng nhức đầu do sốc nhiệt gây ra.
>> Xem thêm: 7 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà bạn cần biết
Tiêu độc, nhuận gan
Trà hoa cúc kết hợp với bồ công anh, kim ngân hoa sẽ là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp trà hoa cúc với nấm phục linh để giúp sắc mặt tươi tắn hơn và làm da sáng mịn, trẻ trung.
>> Xem thêm: Nóng gan uống gì cho mát? Mách bạn 5 loại đồ uống mát gan dễ làm tại nhà
Điều trị cảm lạnh
Một trong những tác dụng của trà hoa cúc là điều trị cảm lạnh cực tốt. Khi có những triệu chứng như sốt, nhức đầu, chảy nước mũi, ho... bạn có thể uống ngay một tách trà hoa cúc nóng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy trà hoa cúc để xông mũi, hơi nước và chất chamomile trong hoa cúc sẽ làm giảm bớt hiện tượng tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
>> Tham khảo: Bí kíp đề phòng cảm cúm, cảm lạnh mùa đông
Chăm sóc da tốt hơn
Chamomile kết hợp cùng các chất chống oxy hóa trong trà hoa cúc có tác dụng chống lại các gốc tự do. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa vi khuẩn gây nên mụn trứng cá để từ đó giúp cải thiện làn da của bạn.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng trà hoa cúc hằng ngày thì làn da sẽ được giữ ẩm và nuôi dưỡng từ sâu bên trong, giúp bạn có được làn da mịn màng, tươi trẻ, đầy sức sống.
Có thể thấy, trà hoa cúc có rất nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng loại trà này để đạt được hiệu quả tích cực nhất. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc để bạn có thể tham khảo:
Uống trà hoa cúc đúng cách như thế nào?
Nên uống trà hoa cúc lúc nào?
Thời điểm thích hợp nhất để bạn uống trà hoa cúc đó chính là khi vừa thức dậy, sau bữa ăn ít nhất 30 phút hoặc trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.
Những lưu ý khi uống trà hoa cúc
- Không dùng trà hoa cúc để uống thuốc: Lý do là vì axit tannic có trong trà hoa cúc có thể tạo ra phản ứng hóa học với một số chất có trong thuốc, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc cũng như làm giảm tác dụng của thuốc.
- Chống chỉ định với phụ nữ có thai: Mặc dù có nhiều công dụng, tuy nhiên trà hoa cúc lại không thích hợp để sử dụng cho phụ nữ có thai. Lý do là vì hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thường bị suy giảm, lá lách và dạ dày cũng yếu hơn, nếu uống trà hoa cúc thì họ rất dễ bị kích thích dạ dày, thậm chí gây tiêu chảy và một loạt các triệu chứng nguy hiểm khác.
- Không uống trà hoa cúc khi bụng đang đói: Khi bạn đói bụng cũng chính là lúc đường huyết trong cơ thể đang thấp. Nếu uống trà vào thời điểm này thì sẽ làm loãng axit dạ dày, gây ức chế tiết dịch vị, cản trở tiêu hóa, thậm chí bị "say trà" với các triệu chứng như đánh trống ngực, khó chịu, hoa mắt, bồn chồn...
Cách pha trà hoa cúc ngon khó cưỡng
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3 gam trà hoa cúc sấy khô (bạn có thể lựa chọn loại hoa cúc yêu thích như Bạch cúc, Hoàng cúc, cúc chi Hưng Yên...)
- 5ml mật ong nguyên chất
- 2 - 3 lá cỏ ngọt khô
- Kỷ tử và táo đỏ thái lát
- 250ml nước sôi (khoảng 90 độ C)
Cách pha trà hoa cúc
- Bước 1: Bạn cho hoa cúc, kỷ tử, táo đỏ và cỏ ngọt vào ấm, sau đó rót nước sôi đã chuẩn bị vào rồi đậy nắp ấm lại.
- Bước 2: Chờ khoảng 5 phút, sau đó bạn rót nước trà hoa cúc ra cốc và cho thêm mật ong, khuấy đều lên và thưởng thức thôi.
Lưu ý: Nước để pha trà khoảng 90 độ C, bạn không nên dùng nước quá nóng vì sẽ làm mất hương vị cũng như dược tính của hoa cúc.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn sẽ hiểu hơn về tác dụng của trà hoa cúc cũng như biết cách pha trà hoa cúc thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà. Chúc các bạn luôn vui, khỏe! Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những kiến thức bổ ích về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
>>>> Tham khảo:
- Cách phơi khô, sấy khô hoa cúc làm trà đơn giản tại nhà
- Ăn dứa nóng hay mát? 19 Tác dụng của quả dứa ít ai biết
- Nước ép cà rốt có tác dụng gì? Uống nước ép cà rốt mỗi ngày có tốt không?
- Trà đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Cách pha trà đông trùng hạ thảo
- Nước ép bưởi có tác dụng gì? Uống nước bưởi nhiều có tốt không?
- Bồ công anh là cây gì? Có mấy loại? Tác dụng của cây bồ công anh là gì?
- Cách nấu trà sữa Thái xanh thơm ngon đúng điệu
Xem thêm
ASMR là gì? Lợi ích tuyệt vời ASMR mang lại cho sức khỏe & tinh thần
One Leg Challenge là gì? Tìm hiểu về thử thách nhắm mắt đứng một chân
Uống nước lá vối có tác dụng gì? Uống nước vối có hại thận không?
Bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
Que thử thai 2 vạch mờ, 2 vạch đậm là thai mấy tuần?
10+ cách chữa khô môi vào mùa đông tại nhà đơn giản, dễ thực hiện
Ngáp nhiều, ngáp liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
Bảng giá tiêm chủng VNVC và các gói tiêm chủng của VNVC
Cách bổ sung Sắt và Acid Folic đúng cách cho bà bầu