Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?

Cập nhật: 28/03/2024

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người đặt ra vào mỗi dịp Tết. Hãy đọc bài viết sau đây của để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nhé!

Xuân sang - Bếp thay áo mới

Xuân sang đón Năm Mới tại
Bấm Xem ngay

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?

1.

Thông thường, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được cúng vào ngày 23 tháng Chạp. Nhưng trên thực tế, các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp cũng được. Bạn có thể cúng trước nhưng tốt nhất là vẫn nên làm lễ rước ông Công ông Táo trong khoảng từ ngày 21 đến 23 tháng Chạp chứ không nên cúng quá sớm.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trong những khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là nên cúng Táo Quân trước giờ Ngọ (11 - 13h) ngày 23 tháng Chạp, bởi vì theo dân gian, sau khoảng thời gian này thiên đình đã đóng cửa.

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?

Lễ vật cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?

2.

Lễ cúng ông Công ông Táo bao gồm mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cúng ông Táo miền Nam, miền Bắc, miền Trung có thể có sự khác biệt. Bên cạnh mâm cỗ chính là các lễ vật khác như hoa quả, trầu cau, trà, tiền vàng và cá chép. Ngoài ra, người Việt cũng thường chuẩn bị thêm một đôi cá chép hoặc 3 con cá chép thả vào bát nước sạch rồi đem cúng cùng các đồ lễ khác. Cá chép sau khi cúng xong sẽ được các gia đình đem đi thả ở ao, hồ, sông hoặc suối với ý nghĩa phóng sinh để đưa ông Công ông Táo về chầu trời, đồng thời cầu cho gia đình một năm mới may mắn và thịnh vượng. Lễ cúng ông Công ông Táo được hoàn thành với sự bình an trong lòng mỗi người và mỗi gia đình. Ngoài ra lễ vật, bạn cũng đừng quên tìm hiểu thêm bài cúng ông Táo chuẩn nhất nhé.

>>> Tham khảo: Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm

Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?

Lưu ý khi cúng ông Công ông Táo

3.

Khi cúng ông Công ông Táo, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

Lựa chọn thời điểm cúng ông Táo: Thông thường theo quan niệm của người Việt xưa, việc cúng ông Táo cần thực hiện vào trước Ngọ (từ 11h đến 13 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp) nhằm đưa tiễn ông Táo chu đáo nhất để kịp về chầu Ngọc Hoàng. Thế nhưng nếu bạn quá bận thì có thể cúng ông Táo trước 1 - 2 ngày nhưng đừng cúng quá sớm là được.

Chuẩn bị mâm cúng tươm tất: Mâm cúng ông Táo không cần quá cầu kỳ nhưng cần chuẩn bị đầy đủ, tươm tất, không được quá sơ sài, có như vậy bạn mới thể hiện được tấm lòng thành kính với các vị Thần Bếp. Ngoài ra, khi chuẩn bị mâm cúng ông Táo bạn cũng cần căn cứ vào phong tục địa phương để chuẩn bị cho đúng.

Lưu ý khi cúng ông Táo

Lựa chọn địa điểm cúng ông Táo: Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về vị trí đặt mâm cúng ông Táo như trong bếp, trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên theo các chuyên gia phong thủy, chuyên gia văn hóa, nếu gia đình bạn có bàn thờ Táo Quân riêng thì nên đặt mâm cúng tại vị trí này, còn nếu không có bàn thờ ông Táo thì bạn nên đặt mâm cúng tại bàn thờ gia tiên, tránh để mâm cúng ở bếp bởi việc cúng bái theo quan niệm của người Việt là rất tôn nghiêm, trang trọng

Lưu ý trước và trong khi cúng: Trong các gia đình, người cúng ông Táo nên là chủ hộ và trước khi cúng, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc áo quần chỉnh tề, trang nghiêm. Trong lúc cúng, gia chủ cũng cần đọc văn khấn rõ ràng, đủ nghe, không cần quá to, đồng thời các thành viên trong nhà cần tránh cười đùa, gây ra những tiếng ồn ào ảnh hưởng tới vẻ trang nghiêm của lễ cúng.

Lưu ý khi cúng ông Táo

Không nên cầu mong tài lộc, phú quý khi cúng ông Táo: Táo Quân lên chầu trời chủ yếu là để báo cáo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong các gia đình trong năm vừa qua, vậy nên đây không phải là dịp để bạn mong cầu tài lộc, phú quý, hãy chỉ nên cầu bình an, thuận lợi, gia đạo được ấm êm mà thôi.

Lưu ý khi thả cá: Nếu gia đình bạn cúng cá chép sống để đưa ông Táo về trời thì sau lễ cúng, bạn nên thả cá ra sông, hồ và lưu ý nên thả cá nhẹ nhàng, vứt rác đúng nơi quy định. Tuyệt đối không nên thả cá từ trên cao bởi có thể khiến cá chết, đồng thời không thể hiện được tâm ý của mình.

Lưu ý khi thả cá

Trên đây là những thông tin về việc cúng ông công ông táo trước ngày 23 được không mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới, VnAsk chúc gia đình bạn có một cái Tết đầm ấm và hạnh phúc bên gia đình và bạn bè! Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Tham khảo thêm:

Để chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chu đáo, đầy đủ và nhanh gọn lẹ, bạn có thể tham khảo đặt mua online các sản phẩm đồ dùng nhà bếp như chảo, nồi, bếp từ, lò vi sóng, máy xay sinh tố… tại , hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Tổng hợp của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.