Mâm cúng ông Táo miền Nam & Cách cúng đưa ông Táo về trời miền Nam
Mâm cúng ông Táo miền Nam như thế nào? Cách cúng đưa ông Táo về trời ở miền Nam ra sao? VnAsk mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Mâm cúng ông Táo miền Nam
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà người dân miền Nam sẽ chuẩn bị mâm cúng ông Táo khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo đồ cúng ông Táo miền Nam mà chúng tôi chia sẻ như sau:
- Mũ ông Công ông Táo cắt bằng giấy gồm hai mũ có 2 cánh chuồn dành cho Táo ông và một mũ không cánh chuồn dành cho Táo bà.
- Hương nhang, đèn nến, mâm ngũ quả, lọ hoa tươi.
- Mâm cỗ mặn (Gà luộc/heo quay, xôi gấc, nem rán, món mặn và rau xào...). Hoặc bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ chay (Hoa, quả, trầu cau, giấy vàng, giấy bạc…). Ngoài ra, ở một số nơi ở miền Nam, họ còn nấu thêm chè xôi hoặc chỉ có mâm trái cây đơn giản.
- 1 đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen.
- 1 bộ “cò bay, ngựa chạy” cắt bằng giấy.
>> Xem thêm: Bình hoa đặt bên nào trên bàn thờ? Cách để bình hoa trên bàn thờ chuẩn nhất
So sánh mâm cúng ông Táo miền Nam và miền Bắc
Ở trên chúng ta đã biết mâm cúng ông Táo miền Nam như thế nào rồi phải không? Còn mâm cúng ông Táo của người miền Bắc cũng có phần tương tự. Tuy nhiên, mâm cúng ông Táo miền Bắc không bộ “cò bay, ngựa chạy” bằng giấy cũng không có đậu phộng, kẹo vừng đen.
Thay vào đó, mâm cúng ông Táo của người miền Bắc sẽ thường có thêm cá chép bởi người miền Bắc quan niệm cá chép chính là "phương tiện" giúp ông Táo lên thiên đình. Tùy từng gia đình, vùng miền, người ta có thể cúng bằng 3 con cá chép giấy hoặc cúng bằng cá chép thật. Nếu cúng bằng cá chép giấy thì sau lễ cúng, cá chép này được hóa với tiền vàng. Còn nếu cúng bằng cá chép thật thì sau lễ cúng, gia chủ sẽ thả cá tại các sông, suối, hồ... để giúp ông Táo lên trời thuận tiện nhất.
>> Xem thêm: Cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng nhất? Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo
Cách cúng ông Táo về trời miền Nam
Người miền Nam cúng ông Táo vào ngày nào?
Với mỗi gia đình người Việt hằng năm, việc cúng Táo quân về trời sẽ diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Điều này mang ý nghĩa sâu xa là cầu mong các vị “Thần Bếp” sẽ phù hộ cho gia đình mình gặp được nhiều may mắn, luôn đầm ấm vui vẻ. Bên cạnh đó, theo quan niệm của người xưa thì đây là dịp để những ông Táo báo cáo các mặt tốt xấu của con người trong năm qua. Vì thế, việc cúng ông Công ông Táo trong năm được các gia đình rất xem trọng.
Theo đó, người dân miền Nam sẽ cúng ông Táo vào buổi tối của ngày 23 tháng Chạp. Và theo tín ngưỡng của người dân miền Nam, ngày 7/1 Âm lịch hằng năm, sau khi đã báo cáo với Ngọc Hoàng thì các ông Táo sẽ trở về dương gian. Khi đó, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị 1 lễ cúng đón ông Công ông Táo về để tiếp tục công việc.
Thời gian cúng ông Công ông Táo về trời miền Nam
Ở miền Nam, người ta thường làm lễ vào buổi tối, khoảng 20 giờ - 23 giờ. Họ cho rằng thời điểm cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn Táo quân lên gặp Ngọc Hoàng.
Văn khấn ông Táo về trời ở miền Nam
Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật. Con kính lạy Đức Bồ - Tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần. Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: (1) Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: (2) Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn Nay là Phút giao thừa năm... và..., chúng con là..., sinh năm..., ngụ tại... Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh. Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường. Thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì. Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! |
Lưu ý:
(1) ngài cựu niên là vị quan Hành Khiển của năm cũ
(2) ngài đương niên là vị quan Hành Khiển của năm mới.
Bạn có thể tham khảo bên dưới để chọn đúng vị quan Hành Khiển cho từng năm nhé:
- Năm Tý: Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương hành khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương hành khiển, Mộc Tinh hành binh chi thần, Tiêu Tào phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên Hao hành binh chi thần, Hứa Tào phán quan.
- Năm Ngọ: Tần Vương hành khiển, Thiên Mao hành binh chi thần, Ngọc Tào phán quan.
- Năm Mùi: Tống Vương hành khiển, Ngũ Đạo hành binh chi thần, Lâm Tào phán quan.
- Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ Miếu hành binh chi thần, Tống Tào phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ Nhạc hành binh chi thần, Cự Tào phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
- Năm Hợi: Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn hành binh chi thần, Nguyễn Tào phán quan.
>> Tham khảo thêm:
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
- Cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng nhất? Vị trí đặt mâm cúng ông Công ông Táo
- 15+ Hình ảnh ông Táo về trời, ảnh ông Công ông Táo đẹp nhất
- Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
- Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?
- 8 Cách làm cá lóc nướng ngon, thơm phưng phức tại nhà
Lưu ý khi cúng ông Táo miền Nam
Dưới đây là một số lưu ý khi cúng ông Táo tại miền Nam:
- Gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, kín đáo, có thể tắm giặt sạch sẽ hoặc rửa mặt, rửa chân tay trước khi cúng lễ.
- Khi cúng, các thành viên trong gia đình cũng cần giữ im lặng, tránh to tiếng, cãi vã, làm ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm.
- Người cúng cần đọc văn khấn rõ ràng, không cần quá to, chỉ cần đủ nghe là được.
- Người miền Nam thường cúng ông Táo trong bếp và họ cũng không quá đặt nặng vấn đề cúng lễ ở đâu là chuẩn.
- Mâm cũng ông Táo cũng nên chuẩn bị tươm tất, tránh chuẩn bị quá sơ sài...
Trên đây là mâm cúng ông Táo miền Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Tháng cô hồn kiêng ăn những món gì? Nên ăn món gì?
Cách làm oản tài lộc và cách trang trí oản tài lộc đẹp nhất
Văn cúng lễ hồi hoàn địa mạch
Xổ số miền Bắc nghỉ Tết mấy ngày? Lịch nghỉ Tết XSMB 2024
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế Nụ hôn 6/7
Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày nào? Lịch sử, ý nghĩa ngày Quốc tế Phụ nữ
Cách viết thư gửi cho ông già Noel hay nhất
Stt 8/3 cô đơn, stt buồn ngày 8/3 cho FA