Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?
Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu? Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu?
Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Tục lệ cúng ông Công ông Táo đã có từ rất lâu đời và đây được coi là ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt khi dịp lễ Tết Nguyên Đán tới. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 23/12 Âm lịch, mọi người lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và cá chép vàng để tiễn đưa ông Công ông Táo về trời gặp Ngọc Hoàng.
Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu? Lễ cúng ông Công ông Táo năm nay sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 2 tháng 2 năm 2024 Dương Lịch, tức ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.
Bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo?
Với công cụ trên, các bạn có thể dễ dàng theo dõi xem bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo một cách thuận tiện ngay trên smartphone, máy tính, máy tính bảng một cách nhanh nhất.
Sự tích Tết ông Công ông Táo
Ông Công ông Táo hay còn gọi là Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị Thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà” là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp.
Tương truyền, vợ chồng Thị Nhi và Trọng Cao lấy nhau nhiều năm, tình cảm sâu đậm nhưng mãi không có con. Vì thế, dần dà Trọng Cao thường hay kiếm chuyện xô xát với Thị Nhi. Có một lần chỉ vì một chuyện nhỏ mà Trọng Cao gây gổ và đánh Thị Nhi rồi đuổi đi.
Thị Nhi lang thang đến một xứ khác rồi gặp Phạm Lang. Hai người phải lòng nhau và kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận luôn day dứt và nhớ Thị Nhi nên đã quyết định lên đường tìm kiếm vợ.
Sau một thời gian tìm kiếm, Trọng Cao hết sạch gạo, tiền mang theo đành phải đi ăn xin dọc đường. Trọng Cao vô tình vào đúng nhà Thị Nhi khi mà Phạm Lang vắng nhà.
Thị Nhi sớm nhận ra người ăn xin này đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời Trọng Cao vào nhà và nấu cơm cho anh ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan nên đã bảo Trọng Cao đi trốn dưới đống rạ sau vườn.
Thật không may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi lao mình vào định cứu Trọng Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo khiến cả ba đều chết trong đám lửa.
Vì thương tình với cái chết của 3 người nên Ngọc Hoàng đã phong cho họ làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới Phạm Lang là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ Trọng Cao là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng để đưa tiễn Táo Quân lên chầu trời. Đây chính là dịp mà Táo quân lên trời để báo cáo tất cả việc làm tốt hay chưa tốt của các gia đình.
Ý nghĩa của ngày Tết ông Công ông Táo
Đối với người Việt Nam, Táo Quân không chỉ là những vị Thần cai quản, trông nom các hoạt động của gia chủ mà còn có thể ngăn cản sự xâm nhập của ma quỷ, giữ bình yên cho các gia đình. Chính vì thế, phong tục cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp hằng năm chính là thể hiện tấm lòng thành kính của các gia đình đối với các vị "Thần Bếp", đồng thời cũng thể hiện cho mong cầu ấm no, đầy đủ, bình an và hạnh phúc.
Điểm khác biệt của Tết ông Công ông Táo tại 3 miền
Tết ông Công ông Táo được diễn ra ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam tại Việt Nam, tuy nhiên phong tục cúng Tết ở 3 vùng miền này có nhiều sự khác biệt. Vậy điểm khác biệt của Tết ông Công ông Táo ở 3 miền là gì?
Khác biệt về mâm cúng, lễ vật
Điểm khác biệt đầu tiên đó chính là về mâm cúng ông Táo.
Trong khi người miền Bắc thường chuẩn bị mâm cúng với các món ăn truyền thống như xôi, giò, nem, canh măng, thịt gà... một số địa phương có thể cúng thêm xôi chè điển hình là chè bà cốt nấu từ xôi vò, đường nâu, gừng.
Còn ở miền Trung, tại một số vùng như Hội An, Huế mâm cơm cúng ông Táo của họ bên cạnh hoa quả tươi thì phải có cá thu hoặc cá ngừ. Bên cạnh đó, người dân vùng này còn cúng thêm tượng đất Táo Quân và thường dựng cây nêu sau ngày 23 tháng Chạp.
Tại miền Nam, vì có sự giao thoa văn hóa nên mâm cúng của người miền Nam khá giống với mâm cúng ông Táo của người miền Bắc. Ngoài những lễ vật truyền thống, quen thuộc thì còn có thêm đậu phộng, kẹo vừng đen...
Khác biệt về "phương tiện" đưa ông Táo lên chầu
Ở miền Bắc, người dân thường cúng cá chép (có thể là cá chép sống hoặc cá chép giấy) trong ngày Tết này bởi họ quan niệm cá chép chính là phương tiện để đưa ông Công ông Táo lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng những việc đã xảy ra trong các gia đình trong năm. Với cá chép sống, sau khi lễ cúng kết thúc, họ thường thả ra hồ, sông, suối nơi gần nhà.
Ở miền Trung, người dân không cúng cá chép mà thay vào đó họ cúng một con ngựa bằng giấy có đủ yên và cương.
Còn tại miền Nam, người dân sẽ chỉ cúng mũ, áo, đôi hia bằng giấy mà không có ngựa hay cá chép.
Khác biệt về thời gian cúng
Người miền Bắc và miền Trung thường sẽ cúng Tết ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên người miền Nam lại khác, họ thường thực hiện lễ cúng vào buổi tối, sau bữa ăn tối của gia đình bởi họ quan niệm thời điểm ấy là lúc công việc bếp núc đã hoàn tất, gia chủ cũng không còn làm phiền các Táo nữa nên mới có thể tiễn các Táo lên chầu trời.
Trên đây là những thông tin về việc Tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu và công cụ đếm xem bao nhiêu ngày nữa đến ông Công ông Táo. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết nhé!
>>> Xem thêm:
- Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất
- Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
- Bài cúng đưa ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp - Văn khấn ông Táo
- Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
- Cách cúng ông Táo ngày thường, văn khấn ông Táo hàng ngày, mùng 1 và rằm
- Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 có được không? Có nên cúng vào ngày 22 không?
Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Sự tích Tết Nguyên Tiêu Rằm tháng Giêng
Mùng 1 Tết có được gội đầu không, có kiêng cạo râu, giặt quần áo không?
15 loại quả đem tài lộc, may mắn nên được chưng trên bàn thờ dịp Tết
Còn bao nhiêu ngày nữa đến giao thừa 2024? Đếm ngược Tết 2024
Những lời chúc Tết cha chánh xứ hay nhất
10 vật dụng trang trí Tết mang lại nhiều tài lộc
9 loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không đặt trên ban thờ
Kịch bản chương trình văn nghệ chào năm mới
Kế hoạch tổ chức tiệc tất niên cuối năm hoàn hảo