Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Chuẩn bị đồ cúng ông Táo 23 tháng Chạp
Hằng năm, cứ vào khoảng ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, nhà nhà người người lại chuẩn bị đồ cúng để tiễn ông Công, ông Táo - những vị thần cai quản nhà cửa, bếp núc - về trời. Vậy lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Bài viết hôm nay của sẽ giúp bạn chuẩn bị đồ cúng 23 tháng Chạp chuẩn nhất!
Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Theo truyền thuyết, ông Công, ông Táo hay Táo Quân là những vị thần được Ngọc Hoàng cử xuống trần gian để cai quản việc bếp núc, nhà cửa của mỗi gia đình ở dưới hạ giới. Và cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch hằng năm, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo công việc với Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để quyết định sự thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Do đó, vào ngày 22 - 23 Tết, các gia đình sẽ làm lễ cúng thịnh soạn với hy vọng Táo Quân sẽ thay họ báo cáo những việc tốt, “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt với Ngọc Hoàng.
>> Xem thêm: Nguồn gốc tục lệ cúng ông Táo và ý nghĩa ngày ông Công ông Táo
Đồ cúng ông Táo ở các vùng miền có giống nhau?
23 cúng ông Táo gồm những gì? Phong tục cúng Táo Quân ở nước ta cơ bản là thống nhất, với lễ vật thường gồm trầu cau, rượu, đèn, nhang, bộ ông Công ông Táo, tiền vàng và một mâm cúng (chay hoặc mặn). Tuy nhiên, sẽ có một vài yếu tố khác biệt do tính dị bản trong sự tích ông Táo.
Chẳng hạn, ở miền Bắc, vào khoảng những năm 1990 trở về trước, trong lễ vật cúng ông Táo của các gia đình luôn có một đĩa bánh kẹo hoặc một bát mật mía bởi họ quan niệm rằng, bánh kẹo sẽ giúp Táo Quân "ngọt giọng", từ đó sẽ bẩm báo những điều tốt đẹp về gia đình mình với Ngọc Hoàng, cầu Ngọc Hoàng ban những điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới.
Trong khi đó, ở một số địa phương như Thọ Xuân, Cẩm Thủy (Thanh Hóa), người ta kiêng dùng canh khi cúng ông Công ông Táo vì lo ngại món canh sẽ làm các Ngài bị "thũng" chân.
Cũng theo tục xưa, những gia đình có trẻ nhỏ, mâm cúng ông Táo cần có thêm gà luộc. Gà đem cúng phải là gà cồ mới tập gáy, với ngụ ý nhờ Táo Quân xin Ngọc Hoàng cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang.
Phần tiếp theo của bài viết sẽ đề cập chi tiết hơn đến bộ ông Công ông Táo cũng như mâm cỗ cúng.
Bộ ông Công ông Táo và tiền vàng
Một trong những lễ vật không thể thiếu trong lễ cúng 23 tháng Chạp truyền thống là bộ ông Công ông Táo. Thông thường, bộ ông Công ông Táo đầy đủ sẽ bao gồm: 3 chiếc mũ, 3 đôi giày, 3 bộ áo, 3 con cá chép giấy. Mũ ông Công ba cỗ (hay ba chiếc) có 2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà. Mũ dành cho Táo ông thường có 2 cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn. Những chiếc mũ này được trang trí bằng các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và dây kim tuyến.
Màu sắc của mũ và áo ông Công ông Táo sẽ được thay đổi hàng năm theo ngũ hành. Ví dụ: Năm hành kim thì mũ, áo có màu vàng; năm hành mộc thì mũ, áo có màu trắng; năm hành thủy thì mũ, áo có màu xanh; năm hành hỏa thì mũ, áo có màu đỏ, năm hành thổ thì mũ, áo có màu đen. Để giản tiện, đôi khi, người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) và kèm theo một chiếc áo, một đôi hia bằng giấy. Những đồ "vàng mã" này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị ông Táo cũ. Sau đó, người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo quan niệm của dân gian, cá chép là phương tiện để giúp các Táo Quân chầu trời. Vì vậy, đồ cúng ông Táo không thể thiếu cá chép. Bạn có thể dùng cá chép sống hoặc cá chép giấy để cúng ông Công ông Táo. Thường thì ở miền Bắc, người ta sẽ cúng ông Táo bằng cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”, còn ở Nam bộ, người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ngoài bộ ông Công, ông Táo, người ta còn mua thêm tiền vàng cho lễ cúng 23 tháng Chạp.
>> Xem thêm: Cúng ông Công ông Táo mấy con cá chép? Cách chọn mua cá chép cúng ông Táo
Khi đã chuẩn bị xong bộ ông Công ông Táo, nhiều người lại thường đặt ra câu hỏi cách bày mũ ông Công ông Táo ra sao hay bộ ông Công ông Táo để ở đâu. Trên thực tế không có quy định nào cụ thể cho việc đặt bộ ông Công ông Táo như thế nào, đặt mũ ông Táo ra sao. Tùy vào cách bày biện mâm cúng ông Công ông Táo ở gia đình bạn mà bạn có thể sắp xếp bộ đồ này sao cho trang nghiêm nhất là được. Bạn có thể bày trên bàn cạnh mâm cúng hoặc đặt trên tiền vàng, canh chậu cá chép.
Ngoài ra nhiều người cũng thường thắc mắc đốt mũ ông Công ông Táo khi nào, thay mũ ông công ông táo khi nào. Theo các chuyên gia văn hóa thì bộ vàng mã cúng ông Công ông Táo đều được đốt ngay sau khi thực hiện lễ cúng vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch và đốt cùng với bài vị cũ. Sau đó, các gia đình sẽ lập bài vị mới cho ông Công ông Táo.
>>> Xem thêm: Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào năm 2024 đẹp nhất?
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo
Bên cạnh mũ áo, cá chép, tiền vàng, khi chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo, bạn còn cần làm mâm cỗ cúng. Ngày nay, mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp đã được đơn giản hơn rất nhiều. Mặc dù không cần quá cầu kỳ nhưng mâm cúng phải đảm bảo sự chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng của gia chủ.
Bạn có thể chọn cúng cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy vào điều kiện cũng như nhu cầu của gia đình mình.
Một mâm cỗ mặn cúng ông Táo thường bao gồm những đồ sau:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
- 1 bát canh mọc hoặc canh măng
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- 1 quả bưởi
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
>> Xem thêm: Gạo muối cúng Thần Tài, ông Táo, giao thừa xong làm gì?
Nếu muốn cúng chay, bạn có thể tham khảo mẫu mâm cỗ dưới đây:
- Canh thập cẩm rau củ
- Canh măng chay
- Nem rau củ
- Đậu phụ sốt nấm
- Giò chay
- Chả chay
- Chạo nấm
- Xôi
- Chè
- Nộm
- Rau củ xào thập cẩm
Lưu ý: Bạn không cần đảm bảo mâm cỗ cúng có đầy đủ các món mà chúng tôi đã liệt kê. Thay vào đó, bạn hãy tinh chỉnh các món ăn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, cũng như khẩu vị của gia đình.
>> Xem thêm:
Thủ tục cúng ông Công ông Táo
Thủ tục cúng ông Công ông Táo gồm các bước sau đây:
Bước 1: Gia chủ xác định ngày, giờ thực hiện lễ cúng. Lưu ý, lễ cúng ông Táo phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết để cúng Táo Quân.
Bước 3: Đặt mâm cúng lên ban thờ ông Táo (nếu không có ban thờ ông Táo riêng thì có thể đặt trên bàn thờ chính).
Bước 4: Thắp nhang, đọc văn khấn tiễn ông Táo, cắm nhang vào bát hương.
Bước 5: Hóa vàng mã.
Bước 6: Thả cá chép.
Những điều cần kiêng kỵ khi làm lễ cúng ông Công ông Táo
Chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bài cúng ông Táo chuẩn thôi chưa đủ, khi cúng Táo quân, bạn còn cần lưu ý những điều sau:
Lễ cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp
Sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo Quân đã về trời, nên lễ cúng ông Công ông Táo cần phải được tiến hành trước thời điểm này. Bạn có thể làm lễ cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp (trước 12 giờ trưa).
>> Xem thêm: Cúng đưa ông Táo về trời lúc mấy giờ, ngày nào đẹp?
Không được đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Vì Táo Quân là những vị thần cai quản chuyện nhà cửa, bếp núc nên nhiều gia đình đã đặt mâm cỗ cúng dưới bếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm, không phù hợp với phong tục và quy tắc thờ cúng từ nhiều đời nay của dân tộc. Các vị Táo Quân đều phải được thờ phụng trên bàn thờ chính trong nhà chứ không phải ở dưới bếp.
>> Xem chi tiết: Thắp hương, cúng ông Công ông Táo ở đâu là đúng? Vị trí đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo
Không nên xin tài lộc, sung túc
Táo Quân lên chầu trời là để báo cáo với Ngọc Hoàng chuyện lớn, việc nhỏ diễn ra trong năm ở dưới hạ giới. Vì vậy, khi cúng, bạn không nên xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên cầu xin các Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng.
Không nên thả cá chép từ trên cao xuống
Khi phóng sinh cá chép, nhiều người thường bọc cá trong túi nilon hoặc đứng từ trên cao (ví dụ cầu) thả xuống dưới sông. Chúng ta không nên làm như vậy vì hành động này bị xem là mạo phạm, làm mất ý nghĩa tâm linh. Thay vì đứng từ trên cao xuống, bạn nên ra mép sông, mép hồ để thả cá chép và cũng đừng quên vứt túi nilon đựng cá đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường bạn nhé.
>> Xem thêm: Bài cúng rước ông Táo, văn khấn cúng rước ông Táo về nhà ngày 30 Tết
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn biết được lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!
Xem thêm
Loài hổ là biểu tượng của quốc gia nào?
Cách làm hang đá Giáng Sinh tại nhà đẹp, đơn giản
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ
Mâm cỗ cúng Giỗ tổ Hùng Vương đơn giản, đúng nghi thức
Ý nghĩa, hình ảnh bông hồng cài áo mùa Vu Lan
Cách gói quà Tết, giỏ quà Tết đẹp, sang trọng
Những câu chúc Tết hay, ngắn gọn, ý nghĩa nhất
Tin nhắn chúc mừng Giáng sinh (Noel) cho người yêu hay, ý nghĩa
Mua bánh Trung thu Như Lan Hai Bà Trưng online như thế nào? Giá bao nhiêu?