Ý nghĩa và cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất

Cập nhật: 28/03/2024

Ý nghĩa của bài vị ông Táo là gì? Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa bài vị ông Táo và tham khảo cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất các bạn nhé!

Ý nghĩa bài vị ông Táo

1.

Ý nghĩa bài vị ông Táo

Bài vị ông Táo hay còn gọi là bài vị Táo Quân, bài vị ông Công ông Táo. Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Táo  là vị thần bếp cai quản việc khói lửa của gia đình. Khi đến ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) vào dịp lễ Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết ông Công ông Táo, các vị thần sẽ về trời để tâu lên Ngọc Hoàng mọi việc trong năm qua.

Bài vị cúng ông Công ông Táo thường được làm bằng những loại gỗ chuyên biệt như gỗ mít hay gỗ vàng tâm. Và trên bài vị ông Tháo thường viết hoặc khắc chữ Hán: "Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân" (Chữ Hán: 東廚司命灶府神君),  hoặc "Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân Thần Vị".

Bài vị ông Táo thường được đặt cùng hàng với bài vị của Thần Tài Thổ Địa. Có khi, bài vị của ông Táo cũng được viết hoặc khắc chung trên cùng một bài vị, gọi chung là bài vị thần linh bản thổ.

Cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất

2.

Cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất

Bày lễ thỉnh bài vị ông Táo

Người Việt chúng ta thường có câu "Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá", nghĩa là ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản. Do vậy, khi chuyển về ở nhà mới thì việc thỉnh bài vị ông Táo là cực kỳ quan trọng. Mỗi gia đình đều có bếp, cho nên, bếp ở đâu thì có ông Táo ở đó và việc lập bài vị, thỉnh bài vị thờ ông Táo là không thể thiếu được.

Cách đặt bài vị thờ ông Táo khi thỉnh về là thường được đặt ở ban thờ nhỏ gian bên tay phải, hướng nhìn từ ngoài vào. Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, các gia đình nếu không có nhiều diện tích thì có thể thờ ông Táo cùng thần linh bản thổ chung với bàn thờ gia tiên cũng được.

Ngoài ra, vị trí đặt bàn thờ ông Táo cũng có thể thay đổi theo phong tục và điều kiện không gian sao cho phù hợp. Ví dụ, có gia đình sẽ đặt trên bàn thờ hoặc treo trên tường trong nhà, các văn phòng công ty thường thờ ông Táo ông Công dưới đất hoặc treo trên tường để tiết kiệm diện tích.

Để thỉnh bài vị ông Táo, các bạn cần chuẩn bị các lễ vật như trầu cau, rượu, hoa quả, xôi gà hay chân giò heo. Đến ngày cúng ông Công ông Táo vào 23 tháng Chạp, các gia đình sẽ tiến hành cúng và thỉnh bài vị ông Táo về nhà mình. Ngoài ra, các bạn có thể thỉnh bài vị vào các ngày khác cũng được, tùy theo điều kiện gia đình sao cho thuận tiện nhất.

Văn khấn thỉnh bài vị ông Táo

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

Con Kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Con kính lạy các vị cai quản trong căn bếp này.

Tín chủ (chúng) con là…

Hôm nay là ngày.. tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước an. Trước bản tọa chư vị Tôn Thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

- Các vị thần linh.

- Thông minh chính trực.

- Giữ ngôi tam thai.

- Nắm quyền tạo hóa.

- Thể đức hiếu sinh.

- Phù hộ dân lành.

- Bảo vệ sinh linh.

- Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại… và lập bát nhang thờ chư vị Tôn Thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn Thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn Thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khỏe dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật! (Cúi lạy 3 lần)

Cách lập bài vị ông Táo

3.

Lập bài vị ông Táo là một trong những nghi lễ tâm linh trang trọng và cực kỳ linh thiêng. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ các bước lập bài vị ông Táo chuẩn nhất để bạn tham khảo.

  • Lựa chọn chất liệu: Có thể làm từ gỗ thị, gỗ mít, giấy hoặc kim loại.
  • Kích thước: Việc lựa chọn kích thước bài vị ông Táo thường để mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Theo như quan niệm phong thủy, một số kích thước phổ biến để lập bài vị ông Táo là như sau: Chiều cao 38cm, chiều rộng 17cm. Hoặc chiều cao 41cm, chiều rộng 18cm. Hay chiều cao 61cm, chiều rộng 21cn...
  • Chữ viết: Số chữ viết trên bài viết cần phải chia hết cho 4 hoặc chia 4 dư 3. Tuyệt đối không được dư 1 hoặc 2.
  • Nội dung bài vị ông Táo: Thường viết bằng chữ Hán Nôm từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Phía giữa bài vị là tên của 3 vị Táo quân: Bản Gia Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần, Bản Gia Ngũ Phương Ngũ Thế Phúc Đức Chính Thần. Nếu gia chủ không biết viết chữ Hán Nôm thì có thể nhờ thấy cúng viết tên lên bài vị hoặc mua sẵn. Còn nếu bạn viết chữ Hán Nôm thì có thể viết theo các mẫu có sẵn.
  • Vị trí đặt bài vị ông Táo: Gia chủ nên đặt chiếc hương án (bàn thờ nhỏ) lên bàn thờ lớn và sát với tường rồi đặt bài vị ông Táo lên hương án này, tiếp tục đặt 3 đài rượu phía trước.

Lưu ý: Việc lập bài vị ông Táo là một nghi lễ cực kỳ quan nghiêm nên gia chủ hãy tuân thủ theo các quy tắc cũng như truyền thống phù hợp. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để đảm bảo sự trang trọng và đúng chuẩn mực trong khi lập bài vị nhé.

Trên đây là ý nghĩa và cách thỉnh bài vị ông Táo chuẩn nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bài vị ông Táo. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!

Đừng quên truy cập chuyên mục Quà Tết trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!