Tết Đoàn viên là gì? Tết Đoàn viên là ngày nào? Trung Thu là Tết Đoàn viên?

Cập nhật: 13/09/2024

Tết Đoàn viên là gì? Tết Đoàn viên là ngày nào?

1.

Tết Đoàn Viên là Tết Trung Thu (tên gọi khác: Tết Trông Trăng), được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm. Dịp lễ này có một vị trí quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam ta.

Hai từ "đoàn viên" có thể hiểu là sum họp, sum vầy. Tết Đoan Viên nghĩa là Tết của sự sum họp, sum vầy. Vào Tết Đoàn Viên, mọi người đều trông ngóng về quê hương, nếu có điều kiện thì sẽ trở về nhà để sum vầy cùng các thành viên trong gia đình, quây quần bên mâm cơm ấm cúng, chia sẻ cho nhau nghe về những câu chuyện buồn vui đã qua.

Tết Đoàn viên không chỉ được tổ chức ở Việt Nam mà đây cũng là dịp tết của nhiều nước trong khu vực châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Singapore...

Tết Đoàn Viên là Tết Trung Thu - Tết của sự sum vầy

>> Xem thêm: Tết Trung Thu tiếng Anh là gì? Từ vựng tiếng Anh về Trung Thu

Tại sao gọi Tết Trung Thu là Tết Đoàn viên?

2.

Sở dĩ Tết Trung Thu được gọi là Tết Đoàn Viên, Tết Trông Trăng là vì nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích vô cùng cảm động:

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, Mặt Trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm, khiến cho thời tiết vô cùng khô nóng, đất đai cằn cỗi, vạn vật héo hon. Ở một làng nọ, có một bà mẹ sống cùng ba đứa con trong cảnh nghèo khổ.

Thương con và dân làng, người mẹ quyết tâm đi tìm Thần Mặt Trời để xin ngài tắt bớt nắng. Trên đường đi, người mẹ được Thỏ Ngọc giúp đỡ, thành công đến nơi ở của Thần Mặt Trời.

Tuy nhiên Thần Mặt Trời nói rằng nếu Ngài tắt bớt nắng, đám yêu ma sẽ hoành hành, vì vậy cần phải có một người chịu hy sinh thay Ngài chiếu sáng vào buổi tối. Người mẹ đồng ý hy sinh thân mình, nhưng xin Thần Mặt Trời cho quay về thăm các con lần cuối.

Khi trở về, người mẹ dặn dò các con, rồi làm một mâm cơm ấm cúng, cùng các con sum vầy, sau đó bay lên trời hóa thân thành Mặt Trăng đúng vào đêm rằm tháng 8. Nhờ sự hy sinh của người mẹ, cuộc sống ở trần gian trở nên dễ chịu hơn, vạn vật sinh sôi, không còn cảnh nắng nóng khô hạn.

Thương nhớ mẹ, mỗi năm vào đêm rằm tháng 8, ba người con đều tụ họp lại, làm một mâm cơm rồi ngóng nhìn về phía Mặt Trăng. Lâu dần, nó trở thành một tục lệ, được nhiều gia đình hưởng ứng. Cái tên Tết Trung Thu, Tết Đoàn Viên hay Tết Trông Trăng cũng bắt nguồn từ đó.

Cái tên Tết Đoàn Viên bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích ý nghĩa

Ý nghĩa Tết Đoàn Viên

3.

Tết Đoàn viên, ngay từ cái tên đã nói lên rất nhiều ý nghĩa. Đây chính là một trong những dịp tết quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong năm, là dịp để các thành viên trong gia đình được dịp quây quần, đoàn tụ, là cơ hội gặp gỡ nhau sau những ngày làm ăn xa cách, để cùng nhau trò chuyện, kể cho nhau nghe những kỉ niệm, chia sẻ với nhau những điều trong cuộc sống.

Trong tâm thức của người Việt Nam, Tết Trung Thu chính là một ngày lễ quan trọng, là dịp để các thành viên trong gia đình dù có làm ăn ở xa cũng sẽ cố gắng sắp xếp thời gian để trở về bên gia đình, để đêm Trung Thu được cùng người thân phá cỗ dưới ánh trăng. Lũ trẻ thì háo hức chờ đợi để được rước đèn quanh làng, quanh xóm, được đeo lên mặt những chiếc mặt nạ xinh xắn, dễ thương, được hòa vào dòng người múa lân, múa rồng rồi được quây quần bên mâm ngũ quả và phá cỗ.

>> Tham khảo: Lời chúc Trung Thu ngắn gọn, ý nghĩa hay nhất cho mọi người

Thơ Trung Thu là Tết Đoàn Viên

4.

1. Trung Thu là Tết Đoàn Viên

Nhà nhà sum họp an yên đong đầy

Món quà sức khỏe trao tay

Thêm phần hạnh phúc đắm say tình người.

2. Trung Thu là Tết Đoàn Viên

Dù đi xa mấy đừng quên trở về.

3. Trung Thu là Tết Đoàn Viên

Gia đình sum họp rộn ràng tiếng ca

Ông bà như bỗng khỏe ra

Chỉ mong được gặp cháu con mỗi ngày.

4. Trung Thu là Tết Đoàn Viên

Chỉ mong hạnh phúc ấm yên cửa nhà

Ai ơi còn mẹ còn cha

Nhớ ngày trăng sáng đừng quên trở về.

5. Trung Thu là Tết Đoàn Viên,

Người xa kẻ nhớ trở về bên nhau.

Trăng tròn tỏa sáng trên đầu,

Tình thân gắn kết, dài lâu vẹn toàn.

6. Trung Thu là Tết Đoàn Viên,

Bánh thơm, đèn sáng, niềm riêng sẻ chia

Trẻ con ríu rít cười đùa,

Người lớn hạnh phúc, sớm trưa sum vầy.

7. Trung Thu là Tết Đoàn Viên,

Ông bà kể chuyện, cháu hiền lắng nghe

Ánh trăng vằng vặc tràn về,

Xua tan cách trở, tràn trề niềm vui.

8. Trung Thu là Tết Đoàn Viên,

Bước chân trở lại, lối quen ngọt ngào

Mâm cỗ đầy ắp tình trao,

Trăng cao chứng giám, dạt dào yêu thương.

9. Trung Thu là Tết Đoàn Viên,

Người thân đoàn tụ cất vang tiếng cười

Đèn lồng thắp sáng một trời,

Khắp nơi hạnh phúc, rạng ngời niềm vui.

Lời chúc Tết Đoàn Viên hay, ý nghĩa

5.
  1. Trung Thu là Tết Đoàn Viên. Vậy nên mình cầu chúc cho tất cả mọi người đều được sum vầy bên người thân yêu.
  2. Tết Trung Thu - Tết của niềm vui, của sự sum vầy. Hy vọng rằng mỗi người chúng ta đều có nơi để trở về trong ngày này.
  3. Trung Thu năm nay thật buồn! Hy vọng ánh trăng sáng của Tết Đoàn Viên năm nay sẽ phần nào xoa dịu được những nỗi buồn ấy. Chúc mọi người một mùa Trung Thu bình an.
  4. Chúc ông bà, ba mẹ và các anh chị em có một ngày Tết Đoàn Viên thật nhiều niềm vui, hạnh phúc. Con biết ơn và trân trọng mỗi phút giây được ở bên cạnh gia đình mình.
  5. Ba mẹ kính yêu! Thật buồn khi Tết Đoàn Viên năm nay con không được ở nhà cùng ba mẹ và anh chị. Con chúc mọi người có một sức khỏe dồi dào và thật nhiều niềm vui. Năm sau con nhất định trở về.
  6. Chúc anh chị có một Tết Trung Thu thật nhiều niềm vui, may mắn, cuộc sống và sự nghiệp đều trọn vẹn như vầng trăng rằm tháng 8.
  7. Tết Đoan Viên năm nay thật đặc biệt, bởi vì anh có em. Chúc vợ yêu của anh có một ngày Tết Trung Thu thật hạnh phúc, vui vẻ. Yêu em!
  8. Chúc chồng yêu có một ngày Tết Đoàn Viên thật nhiều niềm vui. Mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với anh. Em và con đợi anh trở về phá cỗ!
  9. Chúc bạn tôi có một Tết Đoàn Viên thật nhiều niềm vui, sớm ngày thoát ế. Đừng quên tặng tao bánh Trung Thu 2 trứng muối đấy nhé!
  10. Quý khách vừa nhận được lời chúc Tết Đoàn Viên ngọt ngào từ số thuê bao XXX. Ngoài ra, Quý khách còn có cơ hội được chở chủ nhân của số điện thoại XXX đi ăn uống tẹt ga.
  11. Tết Đoàn Viên về rồi! Con chúc ông bà, bố mẹ luôn mạnh khỏe để luôn là “nhà” cho chúng con trở về mỗi khi mỏi mệt. Chúc anh chị em gặp nhiều may mắn và thành công trong cuộc sống.
  12. Con kính chúc cha mẹ Tết Đoàn Viên tràn đầy sức khỏe, hạnh phúc. Con hứa sẽ chăm chỉ học hành, bởi đó là điều mà ba mong muốn nhất ở con. Mong rằng cha mẹ mãi mãi ở bên anh em con. Con yêu ba mẹ nhiều lắm.
  13. Gửi ba mẹ yêu quý của con! Mẹ ơi, Tết Đoàn Viên này con không có ở nhà chắc ba mẹ buồn lắm. Nhưng ba mẹ hãy cứ yên tâm, ở phương trời xa xôi con vẫn luôn nhớ đến ba mẹ, vẫn luôn nghĩ về ba mẹ. Nhân dịp Trung Thu, con kính chúc ba mẹ mãi luôn khỏe mạnh, mãi luôn hạnh phúc và con sẽ nhanh chóng trở về với ba mẹ, về với gia đình thân thương của mình.
  14. Chúc ông bà, bố mẹ và anh chị có một Tết Đoàn Viên tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình và bạn bè thân thiết.
  15. Tết Đoàn Viên đến, con chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Cảm ơn bố mẹ vì đã hi sinh cả cuộc đời vì con.
  16. Nhân ngày Tết Đoàn Viên, cháu xin chúc ông bà luôn mạnh khỏe để cùng gia đình có thật nhiều ngày Tết trung Thu đoàn viên.
  17. Thời gian trôi nhanh thật, con lớn lên bố mẹ cũng ngày càng già đi. Nhưng những nét đẹp hiền hậu trên khuôn mặt của bố mẹ vẫn như ngày đầu con nhìn thấy. Tình yêu mà bố mẹ dành cho con tựa núi Thái Sơn và không gì có thể sánh bằng. Con đã xa nhà tính cũng gần 3 cái Tết Đoàn Viên rồi, ngày tết đoàn viên mà con không có ở nhà, con nhớ bố mẹ nhiều lắm, chúc bố mẹ an vui và luôn mạnh khỏe. Con yêu bố mẹ nhất trên đời!
  18. Chúc mừng Tết Đoàn Viên! Mong rằng mỗi ngày trong năm mới sẽ đem lại nhiều niềm vui, sức khỏe và thành công cho gia đình ta. Cả nhà hãy luôn biết trân trọng nhau và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ bên nhau nhé!
  19. Một mùa Tết Đoàn Viên lại về, con xin kính chúc ông bà và cha mẹ sẽ có một cái Tết Trung Thu thật vui vẻ và hạnh phúc.

Một vài phong tục của người Việt vào ngày Tết Đoàn viên

6.

Trông trăng

Rằm tháng 8 được xem là thời điểm trăng tròn, đẹp và sáng nhất trong năm. Bầu trời đêm ngày rằm tháng 8 đầy lung linh, huyền ảo lại được tô điểm thêm hàng triệu ngôi sao sáng lấp lánh tạo nên khung cảnh vô cùng nên thơ. Được cùng những người thân yêu trong gia đình ngồi ngắm trăng vào ngày này thì quả rất tuyệt vời và thú vị phải không?

Bên cạnh đó, trong quan niệm của người Việt Nam, trăng cũng có ý nghĩa to lớn, là biểu tượng của sự bình an. Mặt trăng lên cao, cũng là lúc mà các công việc tạm gác lại để nhường chỗ cho sự nghỉ ngơi sau ngày dài vất vả, cực nhọc.

Ngoài ra, trước đây dịp rằm tháng 8 còn là lúc để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng hay vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thái bình, thịnh trị.

Tết Đoàn viên

Phá cỗ

Cứ mỗi dịp Tết Đoàn viên, các gia đình lại chuẩn bị những mâm cỗ đầy ắp trái cây, bánh kẹo và đặc biệt không thể thiếu bánh nướng, bánh dẻo. Mâm cỗ không được bày biện theo cách thông thường mà dưới bàn tay khéo léo của bà, của mẹ sẽ trở nên thật bắt mắt, độc đáo. Hoa quả được cắt tỉa thành những hình thù ngộ nghĩnh, đáng yêu để thu hút sự chú ý của các bạn nhỏ.

Phá cỗ là lúc mà tất cả mọi người được quây quần, cùng thưởng thức trái cây, bánh kẹo và chờ ánh trăng lên đến đỉnh đầu.

>> Xem thêm: Bánh Trung Thu hãng nào ngon? Các hãng bánh Trung Thu ngon, nổi tiếng

Mâm cỗ Tết Đoàn viên

Ăn bánh

Trong quá trình phá cỗ, tất nhiên chúng ta sẽ không thể quên được phong tục cắt bánh Trung Thu để thưởng thức phải không nào? Hằng năm, giống như một thói quen vậy, cứ đến ngày Tết Trung Thu, mọi người lại mua bánh Trung Thu về nhà, trước tiên là để tỏ lòng thành kính, mời ông bà tổ tiên trước, sau là cả gia đình sẽ quây quần bên nhau thưởng thức những miếng bánh, nhâm nhi ly trà nóng cực tuyệt vời.

Ăn bánh Trung Thu trong ngày Tết Đoàn viên tượng trưng cho sự tròn vẹn, đoàn tụ, sung túc, thể hiện cho niềm vui của mọi thành viên trong gia đình khi quây quần bên nhau ngày đặc biệt.

Múa lân

Lân là một trong 4 con vật linh thiêng được gọi là tứ linh trong đời sống tâm linh của người phương Đông. Múa lân là hình thức biểu diễn nghệ thuật kết hợp với tiếng trống và các khúc nhạc vui tươi. Múa lân không chỉ thu hút được các bạn nhỏ mà cũng được người lớn vô cùng yêu thích, háo hức đón xem. Mỗi dịp Tết Đoàn viên, sẽ có rất nhiều đoàn múa lân biểu diễn trên đường phố, mọi người sẽ cùng nhau tỏa ra đường hòa mình vào những đoàn múa lân để cùng vui chơi.

Múa lân trong Tết Đoàn viên

Rước đèn

Rước đèn cũng là một trong những hoạt động quen thuộc, rất đẹp vào dịp Tết Đoàn viên. Các bạn nhỏ sẽ được cha mẹ, người lớn mua hoặc làm tặng những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn cá chép... lung linh, huyền ảo, vô cùng bắt mắt để cùng bạn bè cùng nhau rước đèn quanh xóm, quanh làng.

Tập tục này cũng thể hiện ước mong của người lớn đối với các bạn nhỏ, mong muốn các bạn nhỏ lớn lên sẽ là những người con ngoan, hiếu thảo, tốt bụng và chăm chỉ.

>> Xem thêm: Cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản

Hình ảnh về Tết Đoàn viên

Hình ảnh Tết Đoàn Viên ấm áp, hạnh phúc

7.

Ảnh Tết Đoàn Viên

Hình ảnh đón Tết Đoàn Viên

Ảnh bé đón Tết Đoàn Viên

Đón Tết Đoàn Viên

Ảnh mừng Tết Đoàn Viên đẹp

Ảnh Tết Đoàn Viên ấm cúng

Mừng Tết Đoàn Viên

Hình ảnh Tết Đoàn Viên

Ảnh đón Tết Đoàn Viên

Ảnh mừng Tết Đoàn Viên

Hình ảnh Tết Đoàn Viên

Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được Tết Đoàn viên là gì, Tết Đoàn viên là ngày nào, tại sao Trung Thu là Tết Đoàn viên rồi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.