Tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác?
Tết Trung Thu là một trong những dịp Tết quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với mỗi người dân Việt Nam. Vậy tết Trung Thu là gì? Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác? Mời bạn theo dõi bài viết này để có được câu trả lời nhé.
Tết Trung Thu là gì?
Tết Trung Thu hay còn gọi là ngày rằm tháng Tám thường được tổ chức từ ngày 14 - 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm.
Đây là dịp tết mà các bạn nhỏ rất mong đợi bởi thường vào ngày tết này, các bé sẽ được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.
Tết Trung Thu không chỉ là ngày lễ lớn tại Việt Nam mà nó còn là lễ hội tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Singapore. Hiện nay, Tết Trung Thu còn chính là ngày nghỉ lễ quốc gia tại Đài Loan, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc.
>> Xem thêm:
Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác? Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào?
Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì?
Tết Trung Thu còn được gọi là gì khác? Ở Việt Nam, tết Trung Thu còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Người ta căn cứ vào các hoạt động, bản chất hay đối tượng tham gia để đặt tên cho ngày tết này là:
- Tết trông trăng
- Tết Thiếu nhi (tết trẻ con)
- Tết Đoàn viên
- Tết hoa đăng...
Tết Trung Thu được tổ chức như thế nào?
Ở Việt Nam, vào ngày tết Trung Thu, mỗi gia đình sẽ tiến hành cúng Trung Thu, cúng gia tiên để bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên. Mâm cúng có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn, thậm chí có nhiều gia đình chỉ cúng hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo mà thôi.
Sau đó, vào buổi tối, các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cỗ trông trăng. Mâm cỗ này thường gồm bánh kẹo, hoa quả theo mùa, bánh nướng, bánh dẻo để mọi người trong gia đình cùng nhau ngồi hàn huyên, tâm sự, ăn bánh, thưởng trà và ngắm trăng rằm.
Bên cạnh đó, họ còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ như cho trẻ đi rước đèn ông sao, chơi các trò chơi dân gian, đi xem múa lân, hòa vào các đoàn người trong làng, xóm, phố phường để cùng tham gia các hoạt động ca múa nhạc khác.
>> Xem thêm: Cách làm lồng đèn Trung Thu đơn giản mà đẹp cho bé
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết trung thu
Nguồn gốc của ngày Tết trung thu
Sự tích kể lại rằng: Vào một đêm rằm tháng Tám bầu trời bao la huyền ảo, trăng sáng vằng vặc như gương, nhà vua nhìn lên trời và chợt nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Sau đó, một vị pháp sư đi theo nhà vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà vua cùng pháp sư lên Cung Trăng.
Khi vào đến “Phủ thanh hư Quảng Hàn” nhà vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để đón tiếp nhà vua.
Sau khi về trần gian, để tưởng nhớ ngày này, hằng năm vào rằm tháng 8, nhà vua sai làm “bánh tiên”- loại bánh có hình tròn như mặt trăng nên còn gọi là ”bánh trăng”. Khi trăng rằm toả sáng nhà vua cùng quần thần ngắm trăng và ăn bánh.
Cũng kể từ đó hình thành nên tục ăn Tết trung thu vào ngày rằm tháng 8.
>> Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung Thu 2021? Còn mấy ngày nữa đến Trung Thu?
Ý nghĩa của ngày Tết trung thu
Vào ngày tết Trung Thu, các gia đình người Việt thường chuẩn bị mâm lễ vật để dâng lên ban thờ tổ tiên. Đây là dịp để con cháu tỏ lòng thành kính, biết ơn với nguồn cội.
Bên cạnh đó, ngày tết Trung Thu còn được biết đến là ngày Tết thiếu nhi của Việt Nam. Vào dịp này, cha mẹ sẽ thường chuẩn bị mâm cỗ trông trăng, sau đó tổ chức các trò chơi dân gian, cho trẻ đi rước đèn, xem múa lân để chào mừng ngày tết đặc biệt này. Không chỉ có ý nghĩa với trẻ em, ngày tết Trung Thu cũng chính là dịp để các thành viên trong gia đình gần gũi với nhau hơn, thể hiện sự yêu thương, đoàn kết, san sẻ những khó khăn trong cuộc sống hằng ngày.
Ngoài ra, tết Trung Thu còn là dịp để người dân ngắm trăng tiên đoán mùa màng hay vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thái bình, thịnh trị.
>> Xem thêm: Những hình ảnh mặt trăng tròn đẹp nhất, ảnh trăng máu siêu đẹp
Hi vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được tết Trung Thu là gì, tết Trung Thu còn được gọi là gì khác. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé.
>> Tham khảo thêm:
- Trung thu vào ngày nào? Cúng rằm Trung Thu cần chuẩn bị những gì?
- Mẫu hình ảnh mâm ngũ quả Trung Thu & tỉa hoa quả Trung Thu đẹp
- Cách làm bánh Trung Thu trứng muối tan chảy siêu hấp dẫn
- Văn khấn cúng rằm Trung Thu, bài cúng tết Trung Thu tại nhà
- Mẫu thiệp Trung Thu đẹp, thiệp chúc mừng Trung Thu sang trọng
Xem thêm
Bánh Trung Thu hãng nào ngon? Các hãng bánh Trung Thu ngon, nổi tiếng
Kịch bản chương trình Tết Trung thu 2025 mới nhất
Quà Trung Thu cho người yêu nên tặng gì ý nghĩa, độc đáo?
Giá bánh trung thu Brodard 2022 bao nhiêu? Có những loại nào, vị gì?
Cách làm bánh trung thu rau câu nhân đậu xanh ngon miệng, lạ mắt
Kịch bản chị Hằng chú Cuội hay nhất 2025
Lời bình mâm cỗ Trung Thu hay 2025
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Trung thu 2024? Còn mấy ngày nữa đến Trung thu?
Cách làm bánh trung thu cho người ăn kiêng