Cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản
Cách làm lồng đèn Trung Thu truyền thống như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc đặt ra mỗi khi Tết Trung Thu vào rằm tháng 8 tới. Trong bài viết hôm nay, xin chia sẻ đến bạn cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản. Các bạn tham khảo nhé!
>>> Xem thêm: Tết Trung Thu tiếng Anh là gì? Từ vựng tiếng Anh về Trung Thu
Nguồn gốc và ý nghĩa lồng đèn ông sao
Sự tích về chiếc lồng đèn ông sao
Sự tích chiếc đèn ông sao có liên quan đến chuyện tình cảm của một cặp đôi. Họ quen và yêu nhau qua những bức thư viết tay do chú Hạc trắng chuyển giúp. Ấy vậy mà họ vẫn chưa được một lần gặp mặt nhau. Cứ thế, ngày qua ngày, họ tâm sự với nhau đủ thứ chuyện trên đời. Và rồi đến một ngày, họ đã quyết định cho nhau một cuộc hẹn gặp gỡ. Khi hay tin gặp nhau, chàng trai cảm thấy hạnh phúc vô cùng, nhưng đan xen đó, anh cũng cảm thấy lo lắng bởi bất giác một linh cảm ùa đến rằng người nàng yêu thực sự không phải là mình.
Nhận thấy nỗi lòng của chàng, ông Bụt đã hiện lên và tặng anh một vật phẩm mềm, nó giống như da người (là chiếc mặt nạ). Ông Bụt dặn dò chàng rất kỹ rằng phải đeo nó lên mặt khi cả hai gặp nhau, chớ được để nàng nhận ra mình. Ngoài vật mềm đó, ông Bụt còn đưa thêm cho chàng một vật nữa để dùng khi trời tối.
Vào ngày ước hẹn (chính là đêm Trung Thu), chàng trai đã nhớ kỹ lời của ông Bụt và đeo nó lên để đi gặp người yêu. Khi cả hai gặp nhau, chàng trai sững sờ trước vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" của cô gái nhưng anh không thể đến bên nàng bởi xung quanh cô có rất nhiều chàng trai khác. Lý do là gì ư? Bởi hôm nay, nàng đã hẹn gặp rất nhiều người.
Chàng trai cảm thấy tự ti vì dáng hình của mình nên đã lùi về xa, giơ đồ vật mà ông Bụt ban cho lên. Bỗng chợt, các vì sao trên trời sà xuống, gắn chặt vào vật đó tạo thành một chiếc đèn như hình ngôi sao. Chính chiếc đèn này đã soi sáng nơi cô gái ngồi, bất giác chàng trai thấy người mình yêu đang ngồi riêng với một người khác cực kỳ tuấn tú. Chàng đã rất buồn và tức giận, thầm nhủ rằng nàng đã đùa cợt với tình cảm của mình. Anh lặng lẽ bỏ đi, thất vọng về mối tình đầu. Nhưng đây cũng chính là động lực để chàng trai cố gắng, anh đã dồn hết tâm trí vào sự nghiệp, học hành, cố gắng rèn luyện để rồi đến một ngày chàng thành công và lên ngôi vua của vương quốc.
Sau nhiều năm vượt qua nỗi buồn về chuyện tình cảm, nhà vua đã cho tổ chức lễ hội vào đêm Trung Thu để kỷ niệm ngày làm anh buồn bã nhất. Tất cả mọi người dự lễ hội đều đeo một vật phẩm (mặt nạ) như ông Bụt tặng chàng thuở trước, tay cầm những chiếc đèn ông sao để soi sáng xung quanh.
Lý do nhà vua làm như vậy một phần để kỷ niệm ngày buồn bã của mình, một phần của để tôn vinh những tấm lòng nhân ái. Đặc biệt hơn, những người dự hội không cần đeo vật phẩm đa số là các em nhỏ. Nhà vua cho hay, trẻ em có tâm hồn trong sáng và chân thành, không có bất kỳ chiếc mặt nạ nào có thể che giấu được. Đồng thời, nhà vua cũng nhắn nhủ, gửi lời chúc các em sẽ trưởng thành và mang lại hạnh phúc cho mọi người.
Ý nghĩa lồng đèn ông sao
Đèn ông sao là biểu tượng của ánh sáng chân thành, ánh sáng tuổi thơ khi đã soi sáng những tâm hồn nhỏ bé, cùng chúng lớn lên khỏe mạnh. Không chỉ vậy, đèn ông sao có 5 cánh được bao bọc bởi vòng tròn tượng trưng cho ngũ hành Âm - Dương trong phong thủy. Nó là biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa giữa những mối quan hệ trong đời sống, người với người và người với vạn vật, thiên nhiên.
Cầm chiếc đèn ông sao trên tay trong ngày Trung Thu thể hiện sự hy vọng một sự khởi đầu mới đầy may mắn và thuận lợi. Bởi người ta tin rằng, ánh sáng đến từ chiếc đèn ông sao có thể xua đuổi được những điều xấu, ma quỷ, mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
Từ đó, chiếc đèn ông sao trở thành một trong những đồ vật phổ biến trong ngày rằm tháng Tám. Trong tâm trí của mỗi người, chiếc đèn sáng như mặt trăng ấy sẽ luôn soi chiếu tâm hồn trong sáng của trẻ thơ. Mặc dù ý nghĩa của chiếc đèn ông sao không quá to lớn nhưng nó lại cực kỳ gần gũi và gắn bó với biết bao thế hệ mỗi dịp Tết Trung Thu về.
Dụng cụ làm lồng đèn ông sao
Để làm lồng đèn hình ngôi sao cho Tết Trung Thu, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ, nguyên liệu như sau:
- 10 thanh tre đã vót dẹp và mỏng, mỗi thành dài khoảng 50cm và đều nhau.
- 5 thanh tre dẹp dài khoảng 8cm.
- Hồ dán.
- Giấy kiếng màu (tùy chọn màu và họa tiết).
- Kéo, kềm và dây kẽm mỏng.
Cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống
Bước 1: Tạo khung hình ông sao
Bạn hãy nối 10 thanh tre dài đã chuẩn bị thành 2 hình ông sao 5 cánh rồi cố định các đầu nối bằng dây kẽm cho thật chắc chắn.
Bạn tiến hành chồng 2 ngôi sao lên nhau, sau đó tiếp tục cố định 5 đầu nhọn của 2 ngôi sao lại bằng dây kẽm mỏng nhé.
Bạn dùng các đoạn tre ngắn rồi chống vào các điểm giao nhau giữa hai hình ngôi sao để tạo thành hình ngũ giác. Việc này để tạo khung xương hoàn chỉnh cho lồng đèn lồng ngôi sao. Bạn hãy cố định chắc chắn các cây chống này để chúng không bị xê dịch khi dán giấy kiếng màu lên nhé.
Bước 2: Dán giấy kiếng cho lồng đèn
Trước tiên, các bạn hãy bôi hồ dán lên 2 mặt chính của ngôi sao, bạn nhớ thực hiện từng mặt một nhé.
Bạn hãy cắt giấy kiếng to hơn phần cánh tam giác của ngôi sao, sau đó dán đè lên phần keo đã bôi trước đó. Bạn đợi cho keo khô, đồng thời cắt bỏ phần giấy thừa. Bạn hãy thực hiện lần lượt với các ô trống còn lại của khung đèn ngôi sao, bạn nhớ chừa lại 2 ô đáy và 2 ô bên trên để châm đèn cầy cho lồng đèn và để thông khí khi châm đèn nhé.
Bước 3: Trang trí cho lồng đèn ngôi sao
Tùy theo sở thích của mỗi người mà bạn có thể trang trí thêm các họa tiết, hoa văn đa dạng màu sắc cho lồng đèn Trung Thu ngôi sao trở nên bắt mắt và sinh động hơn nhé.
>> Xem thêm: Cách làm lồng đèn Trung Thu bằng giấy A4 đơn giản mà đẹp
Lưu ý khi làm lồng đèn ông sao Trung Thu
Khi thực hiện làm lồng đèn ông sao Trung Thu rằm tháng 8, các bạn nhớ lưu ý một số điểm sau đây nhé:
- Bạn nên cẩn trọng khi dùng hồ dán trên giấy kiếng, nếu hồ dán lem ra có thể khiến giấy kiếng bị nhăn và giảm độ bóng mịn.
- Sau khi hoàn thành lồng đèn ngôi sao, bạn cần sấy khô nhẹ hoặc phơi nắng để giấy kiếng căng ra, từ đó tạo độ căng bóng đẹp mắt cho lồng đèn.
- Khi châm đèn cầy cho lồng đèn ngôi sao, các bạn nhớ cẩn thận đặt đèn cầy ở vị trí cân bằng và chắc chắn, tránh đèn cầy bị đổ xuống.
- Khi sử dụng lồng đèn để chơi Trung Thu thì các bạn nhớ không đung đưa quá mạnh có thể khiến phần giấy của lồng đèn bắt vào lửa đèn cầy sẽ gây cháy và ngây nguy hiểm nhé.
Một số hình ảnh làm lồng đèn ông sao truyền thống độc đáo
Sau đây là những hình ảnh làm lồng đèn ông sao cực đẹp và ý nghĩa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.
Trên đây là cách làm lồng đèn Trung Thu ngôi sao truyền thống đẹp, đơn giản mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Kinh nghiệm hay trên để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích nữa bạn nhé!
Xem thêm
Tổng hợp bài thuyết trình lồng đèn Trung thu hay 2025
Những địa điểm vui chơi Tết trung thu bạn không nên bỏ qua
Giá bánh trung thu Hải Hà 2023 bao nhiêu? Có những loại nào, vị gì?
Lời chúc Tết Trung Thu cho các bé, cho con hay, ý nghĩa
Bánh Trung thu Thu Hương giá bao nhiêu 2022? Có những loại nào, vị gì?
Mẫu tiểu phẩm tổ chức đêm Trung thu 2025
Cách trang trí mâm ngũ quả Trung Thu đơn giản mà đẹp, độc đáo
Cúng rằm Trung Thu vào lúc nào? Giờ đẹp thắp hương rằm tháng 8
Nguyên liệu làm các loại bánh Trung Thu ngon nhất