Ý nghĩa của hoa đào là gì? Các loại hoa đào ngày Tết
Hoa đào từ lâu đã trở thành loại hoa truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền của người Việt. Hoa đào sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và mang nhiều ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. Trong bài viết này, hãy cùng đi tìm hiểu về ý nghĩa của hoa đào và tham khảo các loại hoa đào ngày Tết đẹp được ưa chuộng nhất hiện nay nhé!
Tìm hiểu về hoa đào
Cây đào có danh pháp khoa học là prunus persica, trong tiếng Anh thường được gọi là peach blossom tree hoặc peach tree, hoa đào thường được gọi là peach blossom hoặc peach flower. Đào là một loài cây được trồng để lấy quả hoặc hoa cảnh.
Cây đào là một loài cây có rụng lá, cây thân gỗ nhỏ, chiều cao có thể đạt tới 5m đến 10m. Lá của cây đào thường có hình mũi mác dài từ 7cm đến 15cm và rộng khoảng 2cm đến 3cm.
Hoa đào thường nở vào đầu mùa đông và mùa xuân trước khi cây ra lá mới. Hoa đào là hoa đơn hoặc mọc chùm đôi, đường kính hoa to khoảng 2,5cm đến 3cm. Hoa đào có nhiều màu sắc khác nhau từ màu trắng cho đến màu hồng nhạt hoặc hồng đậm.
Quả của cây đào có cùng họ với quả của anh đào, quả mận và quả mơ, chúng là các loại quả hạch. Quả đào có một hạt giống to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng, phần cùi thịt quả đào thường có màu vàng hoặc trắng, có mùi vị thơm nhẹ và ngon. Lớp vỏ của quả đào có lông tơ mềm như nhung bao quanh.
Sự tích hoa đào ngày Tết
Ngày xưa, ở vùng núi phía Đông Sóc Sơn - Bắc Việt có một cây hoa mọc từ lâu đời, cành lá xum xuê, to lớn, bóng râm của nó che phủ cả một vùng rộng gọi là hoa đào.
Tương truyền có 2 vị Thần là Đồ và Uất Lũy ngự trên cây khổng lồ đó và dùng uy quyền của mình để che chở cho nhân dân khắp vùng.
Cũng tại thời điểm ấy, bọn quỷ ma quái nào dám bén mảng tới vùng này đều phải nhận sự trừng phạt của 2 vị Thần. Do đó ma quỷ rất khiếp sợ và sợ luôn cả cây hoa khổng lồ, chỉ cần trông thấy cành hoa đó là bỏ chạy thật xa.
Tới dịp cuối năm, giống như bao vị Thần khác, Đồ và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong khoảng thời gian này dưới trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để giúp ma quỷ không làm phiền nhiễu, người dân đã bẻ cành hoa khổng lồ ấy về nhà cắm, ai không bẻ được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị Thần và dán ở cột trước nhà nhằm xua đuổi ma quỷ.
Kể từ đó, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà trên đất Việt đều cố gắng sắm 1 cành đào để chưng trong nhà nhằm xua đuổi tà ma quấy phá. Ngày nay, cành hoa đào tươi cũng vẫn xuất hiện trong nhiều gia đình vào dịp Tết nhưng ý nghĩa trừ ma đuổi quỷ dần bị con người lãng quên.
Ý nghĩa của hoa đào
Ý nghĩa hoa đào ngày Tết không chỉ là sắc hương hoa rực rỡ để tô điểm cho không gian ngày Tết, mà hoa đào còn bao hàm nhiều ý nghĩa đã được gửi gắm từ bao đời nay của người Việt xưa vào ngày Tết cổ truyền. Ý nghĩa cây đào ngày Tết như sau:
- Hoa đào là tinh hoa ngũ hành: Vẻ đẹp tươi thắm và sắc độ của hoa đào từ xưa đến nay đã được xem như tinh hoa ngũ hành của trời đất. Ý nghĩa của đào trong phong thủy chính là nó có thể giúp xua đuổi bách quỷ cùng những điều không may, từ đó mang lại cho con người một năm mới bình yên và hạnh phúc.
- Biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở: Hoa đào thường nở vào đầu đông xuân, mùa của sự sinh sôi nảy nở. Hoa đào khoe sắc cho một năm mới sẽ làm con người thêm hy vọng về một cuộc sống tốt lành hơn và sẽ gặp được may mắn hơn, mở ra một chặng đường tương lai phía trước nhiều thuận lợi.
- Biểu tượng cho sự hòa thuận và gắn kết: Hoa đào còn là biểu tượng của tình nghĩa gắn kết và sự chung thủy. Hoa đào mang đầy giá trị nhân văn để gửi gắm những mong muốn cho một năm mới đầy sự gắn kết và hòa thuận giữa người với người.
- Biểu tượng của sự an khang thịnh vượng: Sắc hồng của hoa đào được xem là màu sắc mang lại may mắn, sự ấm cúng, niềm vui, niềm tin, tình yêu và những hy vọng một năm mới hạnh phúc và bình an.
>> Xem thêm:
Các loại hoa đào ngày Tết đẹp
Hiện nay, hoa đào có rất nhiều chủng loại khác nhau được lai tạo trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, các loại đào Tết đẹp được yêu thích nhất có thể kể đến là:
Bích đào
Bích đào là một loài hoa đào có sắc hồng đậm ấn tượng và vô cùng bắt mắt. Bích đào thường được chọn để làm hoa trang trí ở bàn tiếp khách của gia đình ngày Tết, hoặc được dùng để làm hoa dâng bàn gia tiên trong ngày lễ Tết truyền thống.
Đào phai
Đào phai là loại đào phổ biến và được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Đào phai thường có sắc hồng nhẹ nhàng, hương thơm tinh tế và thanh lịch sẽ thu hút ngay bạn từ cái nhìn đầu tiên. Đào phai cũng thường được mọi người mua tặng làm quà Tết để gửi tặng bạn bè, người thân và đồng nghiệp.
>>> Xem thêm:
- Đào đông là cây gì? Ý nghĩa của đào đông đỏ
- 3 Cách làm hoa đào bằng giấy đẹp, đơn giản cho ngày Tết
- Cách cắm cành hoa đào tươi lâu, đẹp nghệ thuật ngày Tết
- Cách cắm hoa Tết để bàn thờ, để bàn phòng khách đẹp, đón tài lộc, may mắn
- Cách hãm đào ra hoa sớm, làm cho cây đào ra hoa đúng dịp Tết
- Ngày Tết nên cắm hoa gì? Cách cắm hoa ngày Tết đẹp, may mắn, rước tài lộc vào nhà
- Tết nên thờ hoa gì? 15+ loại hoa chưng bàn thờ ngày Tết đẹp, may mắn
- Ý nghĩa cây quất ngày Tết là gì? Các thế quất đẹp
Bạch đào
Bạch đào hay hoa đào trắng là loài hoa đào khá hiếm bởi sắc trắng tinh khôi và thuần khiết rất riêng của nó. Bạch đào còn là biểu tượng của sự thuần khiết, sự tinh tế và sang trọng. Tại Việt Nam, giống hoa bạch đào này rất khó có thể bắt gặp.
Đào thất thốn
Đào thất thốn là một trong các loại đào rất quý hiếm. Trước đây, đào thất thốn là loài hoa chỉ dành cho các vua chúa thưởng thức bởi sự đặc biệt trong hình dáng, cấu trúc cùng sắc độ màu hồng đậm rực rỡ của từng cánh hoa.
Đào má hồng Đà Lạt
Đào má hồng Đà Lạt hay còn được gọi là đào lông hoặc đào vạn trượng, đây là một loại đào lai, được ghép từ gốc cây đào rừng của Đà Lạt với mầm của các loại đào khác. Đào má hồng Đà Lạt thường cho hoa kép có khoảng 25 cánh chụm lại, hoa đào má hồng giữ được khá lâu và có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng.
Đào rừng
Đào rừng có thể nói là một loại đào cực hiếm và đắt đỏ vào ngày Tết. Các loại đào rừng phổ biến thường có hai nhóm là đào rừng mọc tự nhiên trong rừng, đây là loại đào quý hiếm và giá rất cao. Loại thứ hai là đào rừng có giống từ cây đào rừng đã được người dân địa phương ươm trồng nhiều năm trên các vườn rừng, vườn đồi quanh nhà. Hoa đào rừng có màu hoa thường nhìn giống đào phai hoặc bạch đào, tuy nhiên điểm đặc biệt là đào rừng có cành lớn và đẹp mắt.
Hướng dẫn chăm sóc cây đào ra hoa đúng dịp Tết
Để cây đào ra hoa đúng dịp Tết thì ngoài việc chăm sóc hằng ngày, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cắt tỉa tạo tán... thì vào tháng 10 - 11 bạn cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc như sau:
Ngưng bón phân, tưới nước cho hoa đào: Bắt đầu từ tháng 10 trở đi, người trồng đào cần dừng bón phân và hạn chế tối đa việc tưới nước cho cây. Tùy điều kiện thời tiết thực tế mà có thể tưới nước lạnh hoặc nước ấm để kích thích đào nở hoặc hãm đào nở vào đúng Tết.
Đảo cây: Tùy từng giống đào mà thời gian đảo cây sẽ khác nhau, ví dụ đào phai 20/7 Âm lịch, đào thất thốn 1/7 Âm lịch, đào bích 1/8 Âm lịch. Cách đảo tiến hành như sau: Đào 1 bầu cách gốc 20 - 25cm, sâu 20 - 25cm (kích cỡ thay đổi linh hoạt để tránh làm vỡ bầu cây). Sau đó vào ngày trời nắng đẹp tiến hành đảo gốc đào vào buổi sáng. Bạn cũng có thể bứng luôn cây vào chậu ở thời gian này, còn nếu đảo vào hố thì phải lấp đất chặt gốc sau khi đảo.
Tuốt lá: Vào giữa tháng 11 Âm lịch, bạn dùng tay tuốt hết lá trên cây đào hoặc phun thuốc hóa học ướt đều tán là sau 7 - 10 ngày lá rụng hết. Việc làm này sẽ giúp dinh dưỡng tập trung nuôi nụ, đảm bảo hoa ra đều, nhiều, mập, cánh dày và màu đẹp hơn. Vào những năm thời tiết nóng thì tuốt lá muộn hơn 2 - 5 ngày còn nếu thời tiết rét thì tuốt sớm hơn. Sau khi tuốt xong, nếu trời nắng nóng kéo dài cần làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên cho toàn bộ tán cây, đồng thời phun ure pha nồng độ 1% lên thân lá hoặc tưới để hãm cho đào không ra hoa sớm. Ngoài ra, bạn cần phun thêm phân bón lá Đầu Trâu 701 đế kích thích đào ra nụ, ra hoa to đẹp.
Khoanh vỏ cây đào: Đây là công đoạn hãm cây sinh trưởng bắt cây chuyển qua giai đoạn ra hoa. Thời gian khoanh vỏ sẽ tùy từng giống đào, đào bích là 15/8 Âm lịch, đào phai 5/8, đào thất thốn 1/7 Âm lịch. Nên thực hiện hãm những cây khỏe trước, sau đó hãm cây yếu và không hãm cây già. Cách thực hiện như sau: Chọn vị trí thân cây cách gốc 20 - 40cm, dùng dao sắc khoanh 1 vòng trong 360 độ sâu tới phần gỗ của cây rồi day đi day lại 2 - 3 lần nhằm tạo ra vết khoanh rõ rệt. Thời gian thực hiện nên vào buổi sáng và khi trời không mưa. Nếu sau 1 ngày thấy có nhựa cây đùn ra vết khoanh thì công đoạn khoanh vỏ này mới thành công. Sau đó, 2 - 3 ngày hoặc 1 tuần thì lá đào chuyển sang màu xanh nhạt hơn và hơi rũ xuống. Nếu lá chưa chuyển màu cần thực hiện lại việc khoanh vỏ.
Thắp điện sưởi ấm: Nếu thời tiết quá lạnh dưới 10 độ C trong thời gian liên tục thì hầu hết nụ đào bích sẽ bị toe, lúc này bạn cần sưởi ấm bằng cách bọc cây đào bằng túi nilon rồi phun nước ấm 40 - 50 độ C quanh gốc. Thực hiện 5 - 6 lần mỗi ngày và thắp bóng điện vào ban đêm, đồng thời phun phân bón Đầu Trâu 701 để kích thích đào ra hoa đúng Tết.
Thúc và hãm thời gian ra hoa: Đầu tháng 12 Âm lịch nếu các nụ hoa chưa nhú rõ ràng thì bạn cần thúc đào ra hoa bằng cách tưới phân đạm Sunfat nitrat hay ure quanh gốc sâu khoảng 5cm, đồng thời tưới phân vi sinh, nước tiểu, tưới nước nóng 35 - 40 độ C. Còn nếu vào cuối tháng 11 âm mà nụ hoa đã nhú to, thì cần hãm đào nở hoa bằng cách che chắn cây khỏi ánh nắng, tạo bóng tối cho cây cả ngày trong 10 - 15 ngày kết hợp tưới phân ure nồng độ 1% được pha với nước lạnh lên thân lá hoặc tưới vào gốc cây.
Cách trồng đào sau Tết
Chuẩn bị đất trồng: Bạn cần làm đất cho tơi xốp, sau đó lên luống cao khoảng 25 - 30cm, rộng 70cm, đồng thời tạo rãnh thoát nước. Nếu trồng đào vào đất mới, bạn cần thay đất và trộn hỗn hợp đất trồng với tỉ lệ 3 - 4 phần đất với 1 phần phân hữu cơ.
Pha chế phẩm tưới vào bầu cây: Hòa Orgamin vào nước sạch theo hướng dẫn và tưới ẩm bầu cây trước khi trồng.
Cắt sửa cành: Việc làm này rất quan trọng, giúp cây đào phát triển nhiều cành mới và có nhiều hoa hơn vào năm sau. Trong quá trình cắt cành, bạn nên kết hợp tạo hình tán cây luôn.
Bón phân: Nên bón mỗi cây từ 0,5 - 1kg NPK trộn với 2ml siêu phân bón NEB. Khi bón nên bón cách gốc 30 - 50cm theo hình chiếu của tán cây.
Phòng ngừa sâu bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá thì bạn dùng luân phiên thuốc Regent 800WG, Sokupi… Nếu bị rệp sáp làm hại thì bạn có thể dùng Supracide để phòng trừ.
Với những thông tin về ý nghĩa của hoa đào và các loại hoa đào Tết đẹp trên đây, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ hơn về loài hoa này và ý nghĩa của nó trong ngày Tết Âm lịch của Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn luôn vui khỏe nhé!
Nếu có nhu cầu mua đồ gia dụng, điện máy... chính hãng, chất lượng, bạn hãy tham khảo và đặt hàng tại website hoặc liên hệ với chúng tôi theo số hotline bên dưới để được hỗ trợ, tư vấn nhé. VnAsk cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Đừng quên thường xuyên truy cập chuyên mục Quà Tết của VnAsk để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm
Bài khấn bao sái ban thờ, văn khấn bao sái bát hương và xin tỉa chân nhang
Cách làm cho hoa mai nở nhanh, nở đúng dịp Tết
Còn bao nhiêu ngày nữa là đến Tết Dương lịch 2023?
Người đi xông đất có bị ảnh hưởng gì không?
Ngày mùng 8 Tết 2024 tốt hay xấu? Là ngày mấy dương lịch?
Mẫu thư mời tiệc tất niên 2024 hay, ngắn gọn cho công ty
Kịch bản tổ chức tiệc Tất niên cuối năm 2023
Những câu đố Tết hay, vui, hài hước có đáp án
Lễ cúng tạ mộ cuối năm cần sắm gì? Văn khấn, bài khấn tạ mộ cuối năm